Lời Phật dạy

Sống trọn vẹn ở phút giây hiện tại

Thứ ba, 04/08/2019 02:09

Đức Phật từng dạy rằng: “Quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới. Chỉ có giây phút hiện tại là đáng để chúng ta đầu tư và thật sự sống mà thôi.”

>>Lời Phật dạy sâu sắc 

Con người nếu còn bám chấp vào sự vật, hiện tượng thì con người còn khổ đau. Sự bám chấp là nguyên nhân của nỗi khổ và sự bất an.

Con người nếu còn bám chấp vào sự vật, hiện tượng thì con người còn khổ đau. Sự bám chấp là nguyên nhân của nỗi khổ và sự bất an.

Lời dạy của Đức Phật đã có hàng ngàn năm nay vậy mà Ta của hiện tại phần lớn vẫn đang sống trong sự quên lãng, trong sự tiếc nuối về những điều đã qua và trong những sự lo lắng, sợ hãi về những gì chưa tới. Vậy làm sao để Ta không đánh mất niềm vui và hạnh phúc trong phút giây hiện tại? Làm thế nào để “Sống trọn vẹn từng phút giây’?

Bài liên quan

Ngày nay, nhiều người thường tìm kiếm hạnh phúc ở bên ngoài. Họ cho rằng chỉ cần có nhà đẹp, xe sang, một cuộc sống sung túc thì đó là hạnh phúc. Thậm chí nhiều người còn coi đó là mục tiêu phấn đấu của cuộc đời. Nhưng rồi đến một lúc nào đó khi có được nhà đẹp, xe sang rồi họ lại mong cầu những điều lớn hơn. Hoặc cũng có thể lao tâm khổ tứ gần hết cuộc đời mà họ chẳng đạt được những điều mà mình mong muốn, rồi họ rơi vào trạng thái thất vọng, hoài nghi về năng lực bản thân, cảm thấy mình kém cỏi…Cứ như vậy họ loanh quanh trong vòng luẩn quẩn, sống ở hiện tại nhưng luôn phải suy tính cho tương lai. Liệu rằng khi đạt được tất cả họ có cảm thấy hạnh phúc? Câu trả lời hẳn là đã được thực tế chứng minh. Chúng ta không nên lầm tưởng những thứ bên ngoài ấy là hạnh phúc.

Con người nếu còn bám chấp vào sự vật, hiện tượng thì con người còn khổ đau. Sự bám chấp là nguyên nhân của nỗi khổ và sự bất an. Khi những mong muốn của con người trở thành sự bám chấp thì những mong muốn này trở thành nguồn gốc tiềm tàng của khổ đau. Ban đầu có lẽ ta chưa nhận ra được điều ấy nhưng dần dần nó sẽ là nguyên nhân cho những nỗi khổ tiếp theo và lớn hơn sau này. Vậy ta làm gì để giải thoát, để thoát khỏi nỗi khổ?

Đức Phật không dạy con người trốn tránh khổ đau, Ngài dạy chúng ta hãy quay trở về chăm sóc, sống hài hòa với nỗi khổ để nhìn sâu và chuyển hóa.

Đức Phật không dạy con người trốn tránh khổ đau, Ngài dạy chúng ta hãy quay trở về chăm sóc, sống hài hòa với nỗi khổ để nhìn sâu và chuyển hóa.

Đức Phật không dạy con người trốn tránh khổ đau, Ngài dạy chúng ta hãy quay trở về chăm sóc, sống hài hòa với nỗi khổ để nhìn sâu và chuyển hóa. Từ đó giúp chúng ta mở cửa thực tại, buông bỏ sự bám chấp và những tri giác sai lầm về ta và về thể giới để đạt được đến tự do.

Bài liên quan

Hạnh phúc và niềm vui đến từ sự thực tập buông bỏ. Trong cuộc sống có nhiều thứ khiến ta khó có thể buông bỏ và chính những điều đó trói buộc và khiến ta mất tự do. Dừng lại và nghỉ ngơi là phép thực tập đơn giản, thực tiễn và cần thiết cho chúng ta nhất là trong nếp sống của thời đại bây giờ. Nếu bạn nói bạn chưa có khả năng để nghỉ ngơi thì có lẽ là do bạn chưa biết dừng lại Điều quan trọng là hãy tập dừng lại, buông bỏ mọi sự lo toan, bận rộn và tranh đấu của cuộc sống. Vì quá lo toan, bận rộn nên tâm ta vướng bận về quá khứ, mơ tưởng đến tương lai và vì thế chúng ta đánh mất khả năng thảnh thơi và hạnh phúc trong giây phút hiện tại. Hãy thực tập buông bỏ mọi sự tranh đấu, mọi lo sợ về tương lai, tiếc nuối về quá khứ để có mặt đích thực cho sự sống trong phút giây của hiện tại.

Hạnh phúc và niềm vui đến từ sự thực tập buông bỏ. Đức Phật đã dạy tất cả những điều kiện của hạnh phúc đều có thể tìm thấy ngay bây giờ và ở đây.

Hạnh phúc và niềm vui đến từ sự thực tập buông bỏ. Đức Phật đã dạy tất cả những điều kiện của hạnh phúc đều có thể tìm thấy ngay bây giờ và ở đây.

Đức Phật đã ban cho chúng ta những phương pháp thực tập rất cụ thể để chuyển hóa khổ đau, sợ hãi, thèm khát, hận thù và tuyệt vọng. Đừng tìm kiếm những phương pháp quá to tát hay lo sợ mình không có thời gian tu thiền. Hãy thực hành căn bản từ những việc làm nhỏ nhất như thiền đi, thiền thở, mỉm cười, ăn cơm…

Mỗi khi tới giờ ăn ta bước đi từng bước thảnh thơi, chánh niệm về phía nhà ăn, sau khi ngồi xuống ăn thì ta cũng ăn trong chánh niệm. Cần ý thức rõ ràng đây là miếng đậu, đây là cà rốt chứ không phải là sự buồn đau về một quá khứ đã qua hay suy tư về những dự án sắp tới.

Bài liên quan

Bằng chánh niệm ta ý thức được ta đang gắp cái gì, khi đưa vào miệng ta cũng ý thức được ta đưa vào miệng cái gì và ta nhai cái gì? Thứ ta nhai là miếng đậu, miếng cà rốt, chứ đừng đưa vào miệng giận hờn, lo âu hay sợ hãi.

Nếu ta ăn cơm trong trạng thái mơ màng, lo âu, buồn tủi thì những thứ chúng ta ăn không những ta chẳng cảm nhận được độ ngon mà những thực phẩm ấy sẽ rất khó tiêu. Ngược lại hãy tập nhai chậm rãi, ý thức được từng hành động của mình thì khi đó ta sẽ cảm nhận được thứ ta đang nhai như một tặng phẩm của thiên nhiên. Tương như thực hành như vậy với các việc khác như đi, thở, làm việc chắc chắn ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc trong từng giây phút ta trải qua.

Hạnh phúc và niềm vui đến từ sự thực tập buông bỏ. Đức Phật đã dạy tất cả những điều kiện của hạnh phúc đều có thể tìm thấy ngay bây giờ và ở đây. Nếu ta có khả năng dừng lại, thiết lập thân tâm vững chãi trong giây phút hiện tại ta sẽ nhận ra rằng tất cả những điều kiện của hạnh phúc đều đang có mặt hiện thực, ngay bây giờ và ở đây. 

loading...