Hỏi - Đáp

Sự khác biệt giữa các loại trí?

Thứ hai, 31/01/2021 08:23

Trong nhà Phật có nêu ra nhiều loại trí. Căn bản trí hay còn gọi là như thật trí. Hai trí này là tên khác của bản giác hay chân như v.v… Nói căn bản là vì cái trí này nó sẵn có, không phải do tu mới có. Trí này còn gọi là Trí vô sư.

Hỏi: Xin thầy hoan hỷ nói rõ sự khác biệt giữa các loại trí: căn bản trí, hậu đắc trí, quyền trí và như thật trí khác nhau như thế nào?

Đáp: Trong nhà Phật có nêu ra nhiều loại trí. Căn bản trí hay còn gọi là như thật trí. Hai trí này là tên khác của bản giác hay chân như v.v… Nói căn bản là vì cái trí này nó sẵn có, không phải do tu mới có. Trí này còn gọi là Trí vô sư. Nghĩa là cái trí không do học hỏi hay tu tập mà có được. Thường nói là cái trí không thầy chỉ dạy. Thí như chất vàng ròng sẵn có trong quặng nhơ. Sở dĩ nó chưa hiển lộ ra được, là vì nó còn bị những thứ nhơ bẩn phủ dầy. Như ánh trăng sẵn có trên nền trời, nhưng vì nó còn bị mây mù che ngăn làm cho ánh sáng của nó không thể hiển lộ ra được.

Tiếng chuông cảnh tỉnh những Phật tử trí thức

Trong nhà Phật có nêu ra nhiều loại trí. Căn bản trí hay còn gọi là như thật trí.

Trong nhà Phật có nêu ra nhiều loại trí. Căn bản trí hay còn gọi là như thật trí.

Vàng ròng hay ánh trăng là dụ cho cái trí sẵn có của mỗi chúng sanh, tức căn bản trí. Trí này, tất cả chúng sanh đều có. Vì sẵn có, nên khi chúng ta nỗ lực tu hành dứt trừ hết vô minh phiền não, thì nó sẽ xuất hiện. Dụ như trong cây sẵn có lửa, nhưng muốn có lửa, thì chúng ta phải lấy hai thanh cây cọ xát với nhau thật lâu, thì lửa mới có thể phát sanh. Cũng thế, tánh giác hay căn bản trí, tuy sẵn có nhưng phải nhờ công phu tu hành thì nó mới hiển lộ được. Tuy nó còn bị các thứ phiền não che ngăn, nhưng không vì thế mà nó bị nhiễm ô. Cũng như vàng tuy ở trong quặng nhơ, nhưng không phải vì thế mà nó lại bị quặng nhơ làm mất đi tánh chất vàng ròng. Trong Kinh gọi đó là Như lai tại triền. Nghĩa là tánh giác còn ở trong những thứ phiền não buộc ràng. Khi nào hết vô minh phiền não, thì gọi là Như lai xuất triền. Như lai đây có nghĩa là thể tánh bất sanh, bất diệt vậy.

Còn nói hậu đắc trí, quyền trí hay phương tiện trí, cả ba loại trí này, tên gọi tuy có khác, nhưng thực chất thì giống nhau. Cái trí này có ra, là do sau khi chứng được căn bản trí. Nhờ có cái trí này mà chư Phật mới ra độ sanh được. Trí này là cái dụng phát sanh từ cái trí căn bản nói trên. Nếu không có cái trí này, thì làm sao chư Phật ra độ sanh?

Thí như, khi người ta gạn lọc lấy hết quặng nhơ ra, chỉ còn lại thuần chất vàng ròng. Bấy giờ, người ta mới chế tạo ra nhiều thứ đồ nữ trang để cho quý bà trang sức. Tuy làm ra nhiều loại đồ nữ trang, nhưng bản chất của nó vẫn là thứ vàng thiệt. Nếu nhìn trên mặt hình tướng thì ta thấy mỗi loại đồ trang sức có khác nhau, nhưng thực chất thì cũng có chung chất vàng thiệt mà ra. Vàng thiệt, là dụ cho căn bản trí. Còn những đồ trang sức được chưng bày đủ loại, là dụ cho hậu đắc trí, quyền trí hay phương tiện trí. Nhờ có những thứ trí này mà chư Phật, chư Bồ tát mới làm lợi ích cho tất cả chúng sanh được.

Căn bản trí là thể, còn hậu đắc trí là dụng.

Căn bản trí là thể, còn hậu đắc trí là dụng.

Người ngu và kẻ trí theo quan điểm của Đức Phật

Một thí dụ khác, thí như một nhà bác học chuyên nghiên cứu về vi trùng học. Sở dĩ ông biết nghiên cứu về lãnh vực này, là vì ông sẵn có cái trí căn bản. Những loại thuốc mà chính do ông bào chế ra để chữa trị bệnh nhân, đó là dụ cho cái trí hậu đắc. Tức cái trí nhờ ông nghiên cứu học hỏi mà biết được. Chính nhờ vào cái trí hiểu biết này mà ông mới sử dụng nó để làm lợi ích cho mọi người. Nếu như ông không sẵn có cái trí căn bản, thì làm gì mà ông biết nghiên cứu học hỏi để trở thành một nhà bác học được?

Tóm lại, căn bản trí là thể, còn hậu đắc trí là dụng. Nói gọn là trí thể và trí dụng. Còn ở địa vị phàm phu, thì cái trí căn bản này nó bị các thứ phiền não che đậy phủ mờ, do đó, nên chúng ta mới gây tạo nhiều nghiệp ác. Đó là cái dụng xuất phát từ cái thể bất tịnh. Khi lên Thánh vị rồi, thì cái dụng xuất phát từ cái thể thanh tịnh. Như vậy, giữa thể và dụng, không thể tách rời ra. Nói một là sai mà nói hai thì không đúng. Tuy khác mà không khác vậy.

loading...