Đức Phật

Sự vĩ đại của vị thầy có một không hai ở đời

Thứ bảy, 26/01/2021 10:21

Không phải ngẫu nhiên, cứ hàng năm, đến ngày mồng tám tháng chạp âm lịch, tất cả người con Phật trên khắp hành tinh này đều long trọng tổ chức đại lễ kỷ niệm Phật Thành đạo, bậc Đại Giác Ngộ sáng lập ra một tôn giáo có một không hai trong lịch sử loài người.

Theo P.D Mehta trong tác phẩm: Early Indian Religious Thought”,ông cho rằng Đạo Phật là một tôn giáo có giá trị thiết thực, xuất phát từ cội rễ thực tiễn đời sống, minh chứng cho sự vĩ đại của Đức Phật thiết lập: “Tôn giáo được Đức Phật đề xuất thì rất độc đáo, nó khác biệt một cách sửng sốt với tất cả các tôn giáo lớn khác. Chánh pháp, mà không phải là một con người thần thánh hay tuyệt đối, là suối nguồn. Mục đích là vô ngã, sự chấm dứt khổ đau, và sự chứng ngộ bất tử, Niết-bàn” (1). Khi nhận định như thế, ta thấy sự vĩ đại của thầy có một không hai ở đời chính là Đức Phật.

1. Sự vĩ đại đầu tiên của vị thầy chúng ta chính là sự buông xả và từ bỏ tất cả danh lợi, địa vị quyền uy kế thừa ngôi vị Hoàng đế, để rồi tự mình đi tìm con đường giải thoát mọi khổ đau

Thật vậy, từ khi xác lập lòng tịnh tín đối với sự giải thoát khổ đau, Đức Phật lúc còn chưa giác ngộ đã thực hiện cuộc hành trình thực nghiệm tâm linh khởi đầu bằng sự nỗ lực cá nhân trên bước đường tìm đạo. Trầm tư về pháp thoại của Ngài trong kinh Thánh Cầu, Trung bộ kinh thì sẽ rõ ý niệm thực nghiệm vượt thoát khổ đau đã định hình, xác lập từ trong tâm tưởng khi Ngài chưa chứng ngộ: “Này các Tỳ kheo, Ta cũng vậy, trước khi giác ngộ, khi chưa chứng Chánh đẳng giác, khi còn là Bồ tát, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh… tự mình bị chết…tự mình bị sầu, tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỳ kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: Tại sao ta tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già…tự mình bị bệnh…, tự mình bị sầu…, tự mình bị ô nhiễm hãy tìm cầu cái không ô nhiễm. Vậy Ta, tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết bàn; tự mình bị già… cái không già…tự mình bị bệnh… cái không bệnh…, tự mình bị sầu…, tự mình bị ô nhiễm hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết Bàn”.

Đức Phật từ địa vị phàm phu, nhờ công tu tập tự thân, tự mình tìm đạo, tự mình hành đạo, và cũng tự mình chứng đạo, trở thành bậc Giác ngộ Chánh đẳng Giác giữa cõi đời này. Chính Ngài nương tựa Ngài, không nương tựa ai khác, kể cả bất cứ đấng thần linh siêu nhiên nào cả.

Đức Phật từ địa vị phàm phu, nhờ công tu tập tự thân, tự mình tìm đạo, tự mình hành đạo, và cũng tự mình chứng đạo, trở thành bậc Giác ngộ Chánh đẳng Giác giữa cõi đời này. Chính Ngài nương tựa Ngài, không nương tựa ai khác, kể cả bất cứ đấng thần linh siêu nhiên nào cả.

Đức Phật thành đạo và giá trị thực tiễn

2. Sự vĩ đại thứ hai của vị thầy của chúng ta, chính là Ngài tự thân tu tập, tự thân hành trì và tự thân chứng ngộ

Cũng theo kinh Thánh Cầu, Đức Phật tự mình giải trình một đời sống hướng nội để tìm cái gì chí thiện, hướng đến đại lộ an tịnh tịch diệt. Từ giã hai vị đạo sư nổi tiếng bấy giờ là Àlara Kàlama và Udaka Ràmabutta, Ngài lại tiếp tục cuộc hành trình phát triển nội tâm, tư duy thiền định suốt 49 ngày đêm không một lúc nào dừng nghỉ, cuối cùng Ngài đã chứng ngộ. Chính Đức Phật đã tự thuật trong Đại kinh Saccaka về tiến trình giải thoát tự thân chứng ngộ nhờ sự nỗ lực cá nhân tu tập, vượt qua khổ đau, chứng đạt giải thoát Niết Bàn: “Vì ta ăn quá ít, da đầu của Ta trở thành nhăn nheo khô cằn như trái bí trắng đắng, cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo khô cằn. Này Aggivessana, nếu ta nghĩ: “Ta hãy sờ da bụng” chính xương sống bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, này Aggivessana da bụng của Ta đến bám chặt xương sống”. Vượt qua những nỗi đau về thể xác, Ngài bắt đầu dùng tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm đánh bại để đi vào thế giới thực tại Thiền định:

“Và này Aggivessana, sau khi ăn thô thực, và được sức lực trở lại, Ta ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này, Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm tư Ta. Diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm tư Ta. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú thiền thứ ba. Này Aggivessana, như vậy lạc thọ khởi lên nơi ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm tư ta: Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Aggivessana, như vậy, lạc thọ khởi lên nơi ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm tư ta”.

Đến đây tâm định tỉnh, thuần tịnh không cấu nhiễm, dễ sử dụng vững chắc, Ngài lần lượt chứng đạt Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh, biết như thật khổ, biết như thực các lậu hoặc, thoát khỏi dục lậu, vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên trí hiểu biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Này Aggivessana, đó là tam minh ta đã chứng trong canh một, canh hai, canh ba; vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh do ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, như vậy, này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta được tồn tại nhưng không chi phối tâm tư Ta”.

Đức Phật có phải Thượng đế hay không?

Chính sự hiện hữu Trí tuệ siêu việt của Đức Phật là sự minh chứng, sự hiển lộ làm cho khác biệt, phân biệt rõ ràng giữa những gì gọi là Phật giáo với các tôn giáo khác có mặt giữa cuộc đời này.

Chính sự hiện hữu Trí tuệ siêu việt của Đức Phật là sự minh chứng, sự hiển lộ làm cho khác biệt, phân biệt rõ ràng giữa những gì gọi là Phật giáo với các tôn giáo khác có mặt giữa cuộc đời này.

Như vậy, Đức Phật giải trình tiến trình giải thoát thông qua cuộc hành trình thực nghiệm tâm linh khởi đầu bằng lòng tịnh tín đối với tự thân để mong cầu giải thoát. Sau đó, bằng nỗ lực cá nhân tự thân tu tập, tự thân hành trì để phát triển sức mạnh thể lực, trí lực của chính mình để tự tìm ra chân lý và thể nhập chân lý. Hay nói một cách cụ thể hơn, Đức Phật từ địa vị phàm phu, nhờ công tu tập tự thân, tự mình tìm đạo, tự mình hành đạo, và cũng tự mình chứng đạo, trở thành bậc Giác ngộ Chánh đẳng Giác giữa cõi đời này. Chính Ngài nương tựa Ngài, không nương tựa ai khác, kể cả bất cứ đấng thần linh siêu nhiên nào cả.

3. Sự vĩ đại thứ ba của vị thầy chúng ta là sự minh chứng và giải trình về Trí tuệ siêu việt của Ngài có khả năng thấy biết tự thân sự thật khổ đau, nguyên nhân khổ đau, thấy biết như thật khổ đau đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt khổ đau

Chính sự hiện hữu Trí tuệ siêu việt của Đức Phật là sự minh chứng, sự hiển lộ làm cho khác biệt, phân biệt rõ ràng giữa những gì gọi là Phật giáo với các tôn giáo khác có mặt giữa cuộc đời này. Các kinh điển truyền thống như kinh Bà-sa-cù-đà Tam Minh trong Trung Bộ kinh; Kinh Tam Minh số 26 trong Hán tạng đều đề cập đến Tam Minh như là sự phân biệt đầu tiên giữa Phật giáo và các tôn giáo khác mà bất cứ ai khi tiếp cận đều không thể lầm lẫn.

Tam Minh bao gồm Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh. Tại đây, Túc mạng minh được nhìn nhận là trí tuệ thấy rõ vô lượng kiếp của tự thân với tất cả nghiệp nhân và nghiệp quả. Thiên nhãn minh là trí tuệ thấy rõ vô lượng kiếp quá khứ của chúng sanh, thấy rõ sự sinh tử của chúng sanh với tất cả nghiệp nhân nghiệp quả trong dòng sống tương tục. Lậu tận minh là trí tuệ có công năng đoạn tận hết thảy lậu hoặc, chứng vô lậu Tâm giải thoát và Tuệ giải thoát. Sự chứng đạt tam minh đã diễn dịch trí tuệ của Đức Phật mang tính đặc trưng thù thắng để phân biệt một cách rõ ràng cụ thể. Trí tuệ vô thượng của Đức Phật là Tuệ giác siêu việt, vượt thời gian và không gian không thể tìm thấy bất cứ một hệ thống kinh điển nào, hiện diện ở bất kỳ tôn giáo, đạo giáo nào đã đang hiện hữu từ trong quá khứ, hiện tại, tương lai ở đời này.

Phật dạy bất cứ ai đến với Ngài bằng lòng nhiệt tâm, trung thực học đạo và tu đạo đều là những người có trí.

Phật dạy bất cứ ai đến với Ngài bằng lòng nhiệt tâm, trung thực học đạo và tu đạo đều là những người có trí.

Đức Phật – Người Thầy vĩ đại về nhân cách

Điều đáng nói nữa, với trí tuệ Đức Phật đã chứng đắc, giáo lý Duyên khởi đã được giải trình. Qua giáo lý Duyên khởi Thế Tôn dạy toàn bộ khổ uẩn là do 12 nhân duyên sinh khởi và toàn bộ khổ uẩn diệt là do 12 nhân duyên diệt. Điều đó cũng có nghĩa cội nguồn sinh tử khổ đau chính là do vô minh hay ái, thủ … đem lại …Sự khám phá sự thật duyên khởi này của Trí tuệ Như Lai này không có bất cứ trong một hệ thống giáo lý tôn giáo nào ở thế gian này. Chính giáo lý Duyên khởi mà trí tuệ của Đức Phật tự thân chứng ngộ cũng minh chứng cho sự thật: Tất cả các pháp đều vô thường, hết thảy các hành là vô thường và khổ đau. Đây chính là “Ba pháp ấn” làm nên diện mạo và đặc trưng của Đạo Phật.

4. Sự vĩ đại của vị thầy chúng ta là sau thành đạo, Ngài đã trở thành nhà giáo dục của toàn bích, khéo léo độ cho ai mong cầu Ngài để hóa độ, chưa giải thoát thì hóa độ cho giải thoát, chứng ngộ bây giờ và tại đây mà không phân biệt thành phần nào trong xã hội

Phật dạy bất cứ ai đến với Ngài bằng lòng nhiệt tâm, trung thực học đạo và tu đạo đều là những người có trí. Ngài sẵn lòng giáo hóa mà không phân biệt giai cấp, thành phần, địa vị. Pháp của Ngài sẽ được khéo thuyết giảng, và người nghe khéo léo được nghe, khéo chứng đạt bây giờ và tại đây. Trong bài kinh Ưu Đàm Bà La, Trường Bộ IV: “Người có trí hãy đến đây, trung thực, không lừa đảo, chân chất. Ta sẽ dạy, Ta sẽ thuyết pháp. Nếu vị ấy thực hành đúng như điều ta đã dạy, vị ấy sẽ tự biết mình và ngay trong hiện tại chứng ngộ phạm hạnh và mục tiêu vô thượng mà vì lý tưởng này”.

Đây là giá trị nhân văn cao quý nhất mà Đức Phật để lại cho chúng ta, dù Phật đã nhập Niết bàn hơn 25 thế kỷ. Ngài là vị Phật đã thành và khéo léo giáo hóa chúng ta sẽ thành Phật như Ngài, có rất nhiều đệ tử Phật xuất gia và tại gia đã đạt các quả vị tu chứng khác nhau như kinh điển đã ghi. Điển hình là ông già Subhada, 120 tuổi, vốn theo ngoại đạo, có duyên lành gặp Phật ở Kusinagara, trước khi Phật nhập Niết Bàn. Subhada sau khi nghe Phật thuyết pháp, xin quy y và chỉ trong đêm đó, đã chứng quả A la hán và nhập Niết Bàn trước Phật. Hai ví dụ điển hình nữa mà chúng ta đều biết, đó là dâm nữ Ampapali và tướng cướp Angulimala, sau khi quy y Phật và xuất gia đều chứng quả A la hán.

Tuệ giác của Đức Phật chứng ngộ là toàn bộ giáo lý Đức Phật đã chứng đạt và Ngài trở thành bậc Đạo sư của trời và muôn loài.

Tuệ giác của Đức Phật chứng ngộ là toàn bộ giáo lý Đức Phật đã chứng đạt và Ngài trở thành bậc Đạo sư của trời và muôn loài.

4 sự kiện trước khi đức Phật thành đạo

5. Sự vĩ đại của vị thầy chúng ta là cho nhân loại một cái nhìn Duyên khởi tính

Đó chính là cái nhìn duyên sinh, duyên diệt đối với vạn pháp và cả con người. Đó cũng là cái nhìn vô ngã mà Đức Phật đã cống hiến cho nhân loại.

Tại đây, con người bước ra khỏi vùng tư duy hữu ngã thường hay gây khổ đau, mâu thuẫn không cần thiết mang tính đối đầu hơn là đối thoại đối với nhân loại. Chính tư duy vô ngã, khiến con người nhìn nhận thực tại là vô ngã, con người cần phải có trách nhiệm tự thân về chính mình, về môi sinh, về thế giới, con người vạn vật trong thế giới với xu hướng toàn cầu hóa.

Con người là chủ nhân của nghiệp, là người thừa tự nghiệp. Con người sẽ tự thăng chứng chứng đạt chân lý nếu sống theo một đời sống hướng thượng như Đức Phật và các bậc Thánh đã đi qua, hoặc sẽ đoạ lạc khổ hải trầm luân nếu sống theo một đời sống tha hoá. Đây là điểm đặc thù của giáo lý Thế Tôn tuyên thuyết mà không có Tôn giáo nào giải trình. Và như thế Đức Phật tuyên bố: “Ai thấy biết giáo lý duyên khởi là thấy biết Như lai. Thấy biết Như lai là thấy biết giáo lý Duyên khởi”. Điều đó cũng có nghĩa Tuệ giác của Đức Phật chứng ngộ là toàn bộ giáo lý Đức Phật đã chứng đạt và Ngài trở thành bậc Đạo sư của trời và muôn loài.

Đó cũng chính là cánh cửa vô sanh bất tử mở ra cho chúng ta một thế giới mới – thế giới của tự do, tự tại, hạnh phúc an lạc thật sự khi mỗi cá nhân con người biết “sống với” chứ không phải “nói về”. Hay nói cách khác, tự thân con người hãy đến với nhau bằng sự yêu thương và hiểu biết của Trí tuệ như thật mà vị Thầy vĩ đại của chúng ta – Đức Phật đã trao truyền qua các thế hệ.

Chú thích:

1. Theo P.D Mehta, “Early Indian Religious Thought”, Nxb. Lusac và Company Limited, 1956, tr.186-187.

loading...