Sống an vui
Sức mạnh diệu kỳ của thiền định trong đời sống con người
Chủ nhật, 26/02/2019 07:00
Thiền trong Phật Giáo không có nghĩa là suy tư về một thứ gì đó mà đúng hơn là cách giúp con người thấy ý nghĩa của thực tại: “Hãy sử dụng tâm thức mình để quan sát tâm thức của chính mình". Đấy cũng là lúc mang lại cho con người sức mạnh màu nhiệm nhất.
Nhiều công trình nghiên cứu về thiền định được công bố
Gần đây qua các hãng truyền thông lớn, các phương tiện thông tin đại chúng công bố những công trình nghiên cứu về những bí mật của thiền định. Times, News Week mô tả những khám phá qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ của não bộ các Thiền sư đã khám phá ra nhiều điều mà trước nay mọi người vẫn lầm tưởng những cảm giác có được là do phương pháp tự kỷ ám thị hoặc tưởng tượng mà thành.
Giáo sư Owen Flangan thuộc viện đại học Duke ở North Carolina tuyên bố: “Giờ đây, chúng tôi tin tưởng rằng bóng dáng những thiền sư an tịnh, thanh thoát mà ta hay thấy, họ đang thực sự hạnh phúc”.
Năm 1967 giáo sư hàn lâm Herbert Benson đại học Harvard tiến hành nghiên cứu 36 thiền sinh và nhận thấy khi họ ngồi thiền họ dùng lượng oxy ít hơn bình thường 25%, giảm 3 nhịp tim/ phút, tăng sóng theta ở não. Những hiện tượng chỉ xuất hiện trong trạng thái trước ngủ nhưng họ vẫn trong tình trạng tỉnh táo. Giáo sư tâm thần học Gregg Jacobs đại học Harvard qua xem xét sóng nào phát hiện những người thiền sản sinh rất nhiều song theta và họ có thể phong tỏa phần não trước vốn nhận và xử lý cảm giác, ngoài ra họ cũng giảm thiểu những hoạt động nơi đỉnh não, nơi phụ trách cảm giác không gian- thời gian. Bằng cách ” tắt” thùy đỉnh não họ tách mình khỏi giới hạn hạn thời gian và không gian, nhận thấy mình và vũ trụ “trở thành một”.
Nghiên cứu gần đây của Paul Ekman thuộc Trung tâm y học đại học California San Francisco gợi ý thiền định và quán chiếu có thể kiểm soát được phần nhân hạnh đào (amygdale), một vùng lưu trữ những ký ức sợ hãi. Paul Ekman nhận thấy rằng các thiền sư cao cấp không bị các yếu tố bên ngoài gây kích thích, bất an hoảng hốt hay nổi giận với người khác. Tuyến thượng thận vùng tiết ra Adrenalin kiểm soát nhịp tim trong trường hợp sợ hãi, hoảng hốt gần như được Thiền sư khống chế hoàn toàn.
Những bí ẩn của thiền định dần được giải mã
Các nhà khoa học đều tin rằng thiền định chứa đựng khả năng “rửa” lại não, giải phóng năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể, giải tỏa những căng thẳng bế tắc trong máu do tình trạng ách tắc. Các tổ chức Thiền tại Mỹ đều tin tưởng thiền định có thể chữa được các bệnh về tim mạch, stress, ung thư, hay thậm chí cả AIDS và đã có nhiều trường hợp thay thế cho Viagra. Những tác dụng này cũng phải quá cường điệu khi mà mọi hoạt động của cơ thể đều chịu sự tác động của não bộ, khi ta kiểm soát được nó cũng như kiểm soát được toàn bộ cơ thể. Chắc chắn ta sẽ có một cơ thể khỏe mạnh nếu có một bộ nào khỏe mạnh.
Trong kinh sách Thiền môn có ghi chép rằng: Bộ não con người có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh, mỗi tế bào thần kinh liên kết với 50 nghìn tế bào thần kinh khác. Vậy nên có thể thấy sự tác động lan truyền mạnh mẽ trong não bộ như một phản ứng hạt nhanh. Mọi suy nghĩ nối tiếp suy nghĩ, hình thành tư duy. Mỗi khi rảnh rỗi bạn dành 5 phút suy nghĩ, bạn thử kiểm chứng xem mình đã nghĩ bao nhiêu điều? Thường là không ít hơn 10 chuyện khác nhau!
Fabrice Midal là một nhà sư người Pháp đồng thời là Tiến sĩ Triết học tại đại học Sorbonne, Paris. Trong quyển sách Phật Giáo Nhập Môn (NXB Grancher, 2008), ông đã đề cập đến một chủ đề then chốt trong Phật Giáo là thiền định. Theo ông, thiền định mang lại sự an lạc, chữa lành các bệnh tật của tâm thức và điều dưỡng cho thân xác.
Fabrice Midal cho rằng, thiền định là cách giúp con người trực tiếp quan sát các kinh nghiệm cảm nhận của chính mình. Đây cũng là một con đường tu tập tâm linh. Mục đích là giúp buông bỏ tham vọng và chủ động được mọi thứ, biết mở rộng lòng mình để đón nhận một thực tại to rộng hơn so với cái tôi nhỏ bé và đầy lo âu của chính mình. Trên thực tế, tất cả các vị thánh nhân và các nhân vật thần bí dù thuộc vào bất cứ một dân tộc nào, nếu muốn nâng cao giá trị của mình lên thì cũng đều phải dựa vào một sự hậu thuẫn liên quan đến thiền.
Con người ngoài thời gian tập trung làm việc, sử dụng bộ não rất nhiều cho những suy nghĩ vẩn vơ không đầu không cuối. Nhưng đây là biểu hiện của một người bình thường sở hữu một bộ não khỏe mạnh. Nhưng ở người bị bệnh tâm thần, suy nghĩ của họ rất đơn giản chỉ có một nhưng suy nghĩ đấy không thể dừng lại. Nó phát triển mọi thời điểm cho đến khi bùng nổ đến một mức độ khiến người bệnh không thoát được suy nghĩ ấy. Các ý nghĩ từ mơ hồ tưởng tượng từ từ trở thành sự thật như một phần tự kỷ ám thị và cuối cùng họ bị bệnh! Tình trạng bệnh lý này cũng xuất hiện ở người bị bệnh stress, họ cũng không thể dứt ra được các suy nghĩ của mình. Điều này trở thành một tác nhân tiêu cực ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, người bị tim mạch đau dạ dày, suy nhược thần kinh…
Vậy nên những người bình thường nên nhận biết được tầm quan trọng của các ý nghĩ là không có thật và không nên theo. Chúng ta nhận biết nó và dừng đúng lúc trước khi nó phát triển, điều này được các thiền sư gọi là “vọng tưởng”. Các phương pháp thiền định đều tìm cách ngăn chặn những suy nghĩ này khởi phát lên từ gốc. Có phương pháp tập trung suy nghĩ vào hơi thở, có phương pháp tập trung vào năng lượng đều có tác dụng ngăn chặn những suy nghĩ vọng tưởng khởi lên.
Tất thảy những phương pháp thiền định trên thế giới ngoài tác dụng của nó thì mục đích thật sự chính là khiến hoạt động của bộ nào giảm xuống, yên tĩnh lại, dần dần đạt đến chỗ trống rỗng, không còn vướng mắc vào bất cứ một ý niệm nào.