Kiến thức

Tài sản hữu hình, tài sản vô hình

Thứ năm, 19/09/2023 01:00

Một trong những loại tài sản vô hình nhưng vô giá chính là trí tuệ và phước đức. Người có trí tuệ, có phước đức thì không thể nghèo khổ và cũng không bao giờ nghèo khổ. Không những vậy mà còn có khả năng giúp những người nghèo khổ giảm bớt khổ đau.

Khi nói đến tài sản, đa phần chúng ta nghĩ ngay đến vàng bạc, tiền tài, nhà cửa, xe cộ đất đai...đó là những thứ tài sản hữu hình, có thể thấy được, sờ mó được. 

Phàm là con người, còn trong lục đạo, tâm tánh phàm phu, chấp ngã và ngã sở. Cho nên bị vướng mắc, chấp dính và cái ta và cái của ta rất nặng nề. Và đương nhiên là tâm mong cầu, cố chấp dính mắc sâu sắc và tài sản hữu hình (cái của ta). 

Nhưng trớ trêu, những loại tài sản hữu hình, dù lao tâm khổ tứ có được, cũng có thể dễ dàng bị mất đi. 

Tài sản quý giá nhất của đời người

01

Ví dụ có 7 trường hợp phổ biến làm cho gia tài sản nghiệp tiêu tan nhanh chóng:

1 là bị lửa cháy,

2 là bị nước trôi,

3 là bị trộm cắp,

4 là bị tịch thu,

5 là bị con cái bất hiếu phá của,

6 là bịnh tật tiêu hao của cải.

7 là làm ăn thất bại, thua lỗ. 

Còn nhiều nguyên nhân khác nữa làm cho tài sản tiêu tán nhanh chóng. 

Người thiếu phước đức, thiếu trí tuệ, không biết bố thí làm phước, tích đức thì dù có làm ra của cải tài sản nhiều cũng không thể giữ được lâu dài.

Tài sản vô hình là thứ không có hình tướng, không thể thấy được nên không mất. 

Một trong những loại tài sản vô hình nhưng vô giá chính là trí tuệ và phước đức. Người có trí tuệ, có phước đức thì không thể nghèo khổ và cũng không bao giờ nghèo khổ. Không những vậy mà còn có khả năng giúp những người nghèo khổ giảm bớt khổ đau.

Loại tài sản vô hình này ngày càng tăng trưởng, dần dần đến viên mãn tròn đầy. 

Đức Phật là bậc giác ngộ, có phước đức và trí tuệ viên mãn. Nhờ loại tài sản này, mà khi chưa xuất gia, ngài là thái tử, sẽ lên ngôi vua, giàu sang quyền quý tột bực, mà ngài vẫn không tham chấp. 

Cũng nhờ loại tài sản chân thật này, mà ngài thành bực chánh giác vượt thoát mọi nỗi khổ đau trói buộc.

Các vị vua Phật tử như Lý Thái Tổ, Lý Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông...cũng không dính mắc tham đắm vào tài sản, quyền thế hữu hình mà luôn vun đắp tài sản vô hình nên công đức tiếng thơm còn mãi với thời gian. 

Người nào có nhiều tài sản, quyền thế mà chưa biết tu, chưa biết tạo phúc, cứu giúp bá tánh chúng sanh, đồng bào mà lại hàng ngày bất an lo sợ mất tài sản đang có thì hãy sớm giác ngộ Phật pháp, nếu không sau này sẽ hối không kịp.

Chúng ta cũng nên học theo đức Phật, hàng ngày siêng năng tụng kinh, tọa thiền, học Phật làm phước, vun đắp tài sản vô hình, hướng tới đời sống an lạc hạnh phúc, tích cực và ý nghĩa ngay trong giây phút hiện tại.

Có phúc đức

Không đói nghèo

Tài sản hữu hình

Được rồi sẽ mất

Vun đức trí. 

loading...