Kiến thức

Tại sao chúng ta phải tức giận?

Thứ năm, 21/08/2022 05:07

Hễ không đem tâm từ bi đối xử với mọi người là sân. Nếu luôn luôn bồi dưỡng tăng trưởng tâm từ bi của chúng ta thì niệm sân tất nhiên sẽ giảm ít, thậm chí tiêu mất.

Phật pháp cho rằng, “Tham, Sân, Si”, còn được gọi Tam độc, là ba kiểu phiền não căn bản của con người. Trên thực tế, mỗi người chúng ta đều không thể tránh được tâm Sân, nhưng một số người có thể giấu cái Sân của mình đi mà không biểu hiện ra bên ngoài.

Nhưng cũng có một số người lại thường xuyên bộc lộ tâm Sân trong hành vi và lời nói của mình, vô tình thể hiện ở ngôn ngữ và hành vi, vừa làm tổn thương bản thân mình vừa làm tổn thương người khác. Do đó, chúng ta vẫn thường ví Sân là hỏa, cũng có thể gọi là Sân hỏa, bởi vì cũng giống như lửa, Sân có thể khiến chúng ta đánh mất sự bình tĩnh.

Nếu chúng ta có khả năng duy trì sự bình tâm thì không có tâm Sân. Nhưng luôn muốn duy trì tâm bình là điều không hề đơn giản. Khởi nguyên của tâm Sân là việc chúng ta không thỏa mãn với hoàn cảnh ngoại tại hoặc không thể khiến người khác thuận theo ý muốn của mình, khiến chúng ta nảy sinh xung đột mà tạo nên tâm Sân.

Thật ra đôi khi tuy người khác không gây trở ngại công việc của chúng ta, nhưng do ta thấy người đó chướng tai gai mắt, chưa hiểu gì liền nổi tức giận. Cho nên vì nguyên nhân hoàn cảnh bên ngoài, có lúc tự cho mình là đúng, nhưng chưa chắc là khách quan. Không nhất định do người, sự vật nào đó bên ngoài tác động cũng khiến ta tức giận, nhưng cho dù có rất bực tức thì người khác cũng chưa chắc biết được.

Nếu như chúng ta phân tích, giải thích bằng mọi cách mà không hóa giải được tâm sân hận thì biện pháp tốt nhất là lạy Phật, niệm Phật, tụng kinh, ngồi thiền thật nhiều.

Nếu như chúng ta phân tích, giải thích bằng mọi cách mà không hóa giải được tâm sân hận thì biện pháp tốt nhất là lạy Phật, niệm Phật, tụng kinh, ngồi thiền thật nhiều.

Ngoài ra, sân hận không hẳn là từ bên ngoài, có lúc phiền não ở bên trong, giống như có người tự hận mình bất tài, thiếu phước đức; hoặc hận mình không được thông minh, không nỗ lực... Mặc dù hận mình, không làm tổn thương đến người khác, nhưng trong lòng hận thì cũng không tốt. Nhất là tự hận mình đạt đến cực điểm thì bắt đầu hành hạ chính mình, và hành hạ mình nặng nhất là tự sát. Bởi vì họ chán ghét bản thân, tự thấy mình tồi tệ như thế, cho nên họ thực sự cảm thấy sống không bằng chết, chi bằng chết cho rồi.

Do đây chúng ta biết được sân hận đem đến cho mọi người tai họa rất lớn, nên phải hóa giải tâm sân hận kịp thời. Có hai cách hóa giải:

1. Trước tiên là hóa giải theo quan niệm:

Chúng ta phải phân tích kỹ nguyên nhân phát sinh sân hận, tiến thêm một bước nữa là suy nghĩ: “chúng ta sân hận cuối cùng sẽ bị ảnh hưởng gì?”. Sau khi lý trí phân tích kỹ càng theo quan niệm thì sẽ biết bất luận hận người hay hận mình đều vô ích, chi bằng tự mình thay đổi, bắt đầu thực hành cải thiện hoàn cảnh, điều này phải thấy tác hại của hận, hoặc đối diện vấn đề tinh thần bực tức càng nhiều càng tốt.

2. Phương pháp tu hành:

Nếu như chúng ta phân tích, giải thích bằng mọi cách mà không hóa giải được tâm sân hận thì biện pháp tốt nhất là lạy Phật, niệm Phật, tụng kinh, ngồi thiền thật nhiều. Những phương pháp này có thể hóa giải tinh thần sân hận, giúp đỡ mọi người hiểu rõ tu hành tiêu nghiệp. Nhưng nếu chúng ta đối diện vấn đề mà không có tâm hổ thẹn và tâm sám hối thì rất khó tiêu trừ nghiệp lực.

Thật ra, bất luận chúng ta tu theo phương pháp nào, cũng phải học tập từ bi, chẳng những từ bi với tất cả chúng sinh mà bản thân mình cũng như vậy. Từ bi với mình là phải dùng trí tuệ để xử lý công việc của mình. Bất kỳ việc gì cũng không nên làm việc theo tình cảm cá nhân, vì làm như vậy rất dễ nổi giận, dễ xúc động. Hãy từ bi với mọi người, cho dù người khác có lý hay vô lý thì cũng nên thông cảm cho họ, giống như chúng ta mong muốn người khác thông cảm cho mình vậy. Nếu như chúng ta lấy mình làm gương hoặc đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thông cảm với họ thì tâm sân hận dần dần giảm bớt.

loading...