Sống an vui

Tâm an cả đời sống bình yên hạnh phúc

Thứ bảy, 30/09/2021 11:47

Sống ngay với hiện tại là tinh thần thiết thực của người Phật tử chân chính. Con người ta sống mà lo nhiều quá, sợ nhiều quá thì không được an lạc, bình yên, hạnh phúc tí nào. Đức Phật sống rất an ổn và bình thản trước mọi biến động của cuộc đời.

Làm thế nào để tâm an?

Dù có bị người mắng nhiếc, chỉ trích, hay phê phán hoặc vu oan giá họa, Ngài vẫn làm chủ bản thân một cách an nhiên, tự tại. Một đêm lo âu không ngủ được có thể làm ta bức rức, xốn xang. Một cơn sân giận làm cho sắc mặt ta bị biến dạng và trông xấu xí và dữ tợn hơn.

Nếu không hoá giải được thì ta sẽ ôm nội kết ấy vào lòng mà trở nên thù hằn, ghét bỏ, làm cho nó càng thêm trầm trọng hơn. Ngược lại với giận dữ là ta có tình thương rộng lớn bằng trái tim hiểu biết nên ta được niềm an vui, hạnh phúc kích thích thêm sự hưng phấn trong cơ thể làm ta dường như trẻ và khoẻ ra hơn bao giờ hết.

Muốn được an tâm ta phải tuyệt đối không bao giờ có tư tưởng sát sinh hại vật. Đó là thông điệp tình thương mà Phật giáo gọi là bất hại hay không được giết hại. Trước nhất ta khởi lên tư tưởng không hại người và bắt đầu kèm theo lời nói để dẫn đến hành vi không hại người.

Khi ta đã có hành vi hại người thì người sẽ tìm cách hại lại ta. Từ đó tâm ta bắt đầu lo lắng, sợ hãi vì sợ người trả thù; như vậy hỏi làm sao mà ta an tâm cho được. Tâm bình yên là tâm không bị căng thẳng, lo sợ hay buồn khổ, bức bách.

Sống ngay với hiện tại là tinh thần thiết thực của người Phật tử chân chính.

Sống ngay với hiện tại là tinh thần thiết thực của người Phật tử chân chính.

Tâm bình yên là tâm thanh tịnh, nhẹ nhàng, mát mẻ, an vui. Khi bình yên thì chúng ta không bị đốt cháy vì lửa ái dục, sân hận hoặc si mê, sầu khổ. Tuy nhiên, để tâm được bình yên không phải chúng ta sống một cách thụ động, bạc nhược và yếu đuối.

Những người hay đắm mình trong dục lạc là những người quan niệm rằng “chết là hết”, chỉ có một kiếp sống này thôi nên phải hưởng thụ cho hết cuộc đời. Những người này vội vã làm giàu, vội vã ganh đua, vội vã hưởng thụ với lối sống thiên về vật chất, họ sẽ không bao giờ đem đến cho mình và người sự bình yên, hạnh phúc.

Để có được bình yên, hạnh phúc, chúng ta cần phải nắm vững nguyên tắc sau đây: “Đừng nhớ chuyện quá khứ, đừng nghĩ chuyện tương lai, hãy sống ngay trong giờ phút hiện tại”.

Sống ngay với hiện tại là tinh thần thiết thực của người Phật tử chân chính. Than thở, tiếc nuối về quá khứ hay mơ ước đến tương lai càng làm cho mình đắm chìm trong ảo tưởng, hoặc lăng xăng chạy theo mộng mơ mà đánh mất mình trong hiện tại. 

Đạo Phật đến để sống chứ không phải để cầu khẩn, van xin vô ích. Đạo Phật hướng dẫn chúng ta chuyển hoá tâm nhớ về quá khứ hoặc đến tương lai mà không có mục đích.

Chúng ta không thể tìm thấy bình yên, an lạc chỉ bằng cách cầu nguyện mà phải tự mình nỗ lực, chuyển hoá trong từng ý niệm, không để cho chúng sai sử ta.

Khi muốn xả bỏ như vậy, chúng ta không những cần phải kiên trì, chịu đựng mà còn phải đầy đủ nghị lực để mạnh dạn dứt bỏ những thói hư, tật xấu, chứ không phải chỉ cần vào chùa cúng bái, cầu xin chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ, trợ lực cứu khổ cứu nạn là sẽ được giải thoát khỏi các khổ đau, tai ương, bệnh tật.

Nếu trong ta còn những tâm niệm tham lam, sân giận, si mê, ganh ghét, tật đố, dối trá, lường gạt… thì tất cả những tư tuởng đó được gọi là tiêu cực vì chúng làm rối loạn thân tâm ta, làm cho ta bất an, dấy lên những phiền muộn, khổ đau.

Tâm an vạn sự an – Tâm tịnh trú xứ trang nghiêm

Thay vào những tư tưởng tiêu cực như đã nói ở trên, chúng ta phải thường xuyên mở rộng tấm lòng thương yêu, bình đẳng, biết tôn trọng người và vật. Ngoài ra, ta còn phải tùy hỷ với những việc làm thiện ích của người khác và luôn luôn vui vẻ, sẵn sàng chia sẻ nỗi khổ, niềm vui đến với mọi người.

Trước tiên, ta muốn được tâm an ổn, nhẹ nhàng thì ta phải có lòng từ bi thương yêu bình đẳng; do đó ta không được giết hại và luôn biết quý trọng mạng sống của muôn loài vật, bởi ai cũng tham sống, sợ chết.

Ta đã không sát sinh hại vật rồi mà còn hay phóng sinh, giúp người, cứu vật; không gian tham trộm cướp, lường gạt của người, mà còn bố thí, giúp đỡ, sẻ chia, hoặc đem sự hiểu biết của mình cùng trao đổi với người khác bằng tình người trong cuộc sống; không uống rượu say sưa hoặc dùng các chất độc hại như xì ke, ma tuý, làm hại mình cùng tổn hại cho gia đình và xã hội.

Ai lỡ phạm và đã phạm ba điều trên thì khó mà yên ổn trong cuộc sống, nó là mấu chốt gây ra oán giận, thù hằn mà đưa đến khổ đau vô cùng cực.

Cuối cùng, chúng ta phải luôn làm chủ bản thân qua thân-miệng-ý, không cho chúng khởi lên những tâm niệm có hại cho người và vật. Nếu tâm chúng ta nhỏ hẹp và không có lòng vị tha, cũng như ly nước đầy dù chỉ một ít muối bỏ vào cũng làm cho nước trong ly mặn không thể uống được; nhưng nếu tâm ta rộng lớn bao la không ngần mé, được ví như nước trên sông Sài Gòn thì dù có một nắm muối bỏ vào cũng không thấm thía vào đâu.

Pháp an tâm

Đạo Phật hướng dẫn chúng ta chuyển hoá tâm nhớ về quá khứ hoặc đến tương lai mà không có mục đích.

Đạo Phật hướng dẫn chúng ta chuyển hoá tâm nhớ về quá khứ hoặc đến tương lai mà không có mục đích.

Bây giờ tất cả chúng ta hãy lắng lòng nghe phương pháp an tâm của tổ Huệ Khả. Thuật của các Tổ là khuyên chúng ta hãy nhìn lại từng niệm khởi của mình, không cho chúng phát sinh từ niệm đầu tiên thì sẽ không có chuyện gì xảy ra làm hư hại cuộc đời.

Ngài Thần Quang trước khi gặp Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma dù ngồi Thiền cả ngày mà tâm niệm vẫn cứ lăng xăng, loạn động. Một hôm gặp Tổ, Ngài thưa “tâm con không an, xin thầy chỉ dạy”. Tổ bảo, “đem tâm ra ta an cho”.  

Theo thói thường, ta thấy tâm của mình là thật, nên có tôi suy nghĩ, tôi tính toán, tôi như thế này, tôi như thế kia… Ở đây, Tổ không nói cái gì cao siêu mà chỉ bảo rằng, “đem tâm ra ta an cho”.

Ngài Thần Quang không biết làm sao đem tâm của mình ra trình cho Tổ, bởi tâm thì lúc ẩn, lúc hiện, lúc có, lúc không, nên khi nhìn lại không thấy tâm ở đâu, Ngài hoảng quá thưa với Tổ rằng, “con tìm tâm không thể được”.  

Tổ bảo, “ta đã an tâm cho ngươi rồi”. Như vậy, an tâm là ở chỗ nào? Chỗ này quý vị phải nhìn kỹ lại mới thấy rõ ý sâu xa của nó. Đây là diệu thuật của các Tổ, “pháp an tâm” của các Tổ rất bình thường, bình thường đến nỗi ta không thể ngờ được.

Khi sân ta biết ta đang sân, khi tham ta biết ta đang tham, không cần phải đối trị, không cần phải xua đuổi, không cần phải dẹp trừ, nó như thế nào ta biết rõ ràng như thế đó không nhầm lẫn, đó là “pháp an tâm.”

Dưới mái hiên chùa - thân tâm an lạc

À! Thì ra Ngài Thần Quang đã nhận được pháp an tâm, nhưng không phải như vậy là xong, phải đến một thời gian sau, tổ mới thấy tâm mình lặng lẽ mà hằng chiếu soi, nên đến trình tổ “bạch Sư phụ, tâm con dứt hết các duyên”. Tổ bảo “coi chừng rơi vào không” – “làm sao rơi vào không được” - “con làm thế nào để biết” – “con thường biết rõ ràng, nói không thể đến”.

Tổ bảo “đây là chỗ truyền của chư Phật, nhà ngươi chớ có hoài nghi”. An tâm mà không có chỗ an, hay còn gọi “tâm bình thường” là đạo. Vậy “tâm bình thường” là sao? Là thường biết rõ ràng, nói không thể đến.

Thông điệp cuộc đời đến đây xin tạm dừng, kính mong chư huynh đệ pháp lữ gần xa ai cũng nhận được pháp an tâm của Tổ để sống một đời bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

loading...