Chùa Việt
Thái Bình: Chùa Văn Môn - ngôi chùa của bệnh nhân phong
Chủ nhật, 15/11/2017 08:42
Ông cha ta thường nói rằng: “Mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của tổ tông”. Không biết từ khi nào, hình ảnh mái chùa, cây đa, giếng nước, sân đình đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam, như một biểu tượng thiêng liêng cao đẹp của nền văn minh lúa nước.
Đã từ lâu, nếp sống tâm linh Phật giáo đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của quần chúng nhân dân. Đặc biệt khi xã hội phát triển, với sự bùng nổ của khoa học, vật chất, công nghệ thông tin, trong sự bộn bề của cuộc sống, hơn bao giờ hết Phật giáo có một vị trí và vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân nói riêng, xã hội nói chung.
Suốt hơn 2000 năm lịch sử, Phật giáo luôn luôn đồng hành, gắn bó cùng dân tộc. Sự có mặt của Phật giáo đồng nghĩa với sự thay đổi về nhận thức, tư duy, đề cao sự thánh thiện của đạo đức, giáo dục con người nhân văn cao đẹp về lòng từ bi, bình đẳng, theo lời đức Phật dạy không làm các điều ác, làm tất cả điều thiện để xây dựng gia đình, xã hội tiến tới sự an lạc, hạnh phúc ngay tại thế gian này.
Làng Cộng đồng Văn Môn (xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư) là nơi chữa trị bệnh phong cho bà con nhân dân từ cách đây hơn 100 năm. Họ đã phải gánh chịu sự dày vò của thể xác và sự hắt hủi của người đời, sự thiếu thốn về tâm linh. Không kể lương giáo, dưới sự chăm sóc, điều dưỡng của tập thể y, bác sĩ; sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền và các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện, tôn giáo luôn thăm hỏi động viên bà con vào những ngày Đại lễ lớn trong nước và lễ hội các tôn giáo đã an ủi phần nào những bất hạnh của bà con nơi đây.
Nhận thức được ý nghĩa, vai trò quan trọng của Phật giáo trong đời sống tinh thần của nhân dân phật tử làng Phong - Cộng Đồng, năm 1997, chùa Văn Môn chính thức được khởi công xây dựng nhờ sự phát tâm của Ni trưởng Viện chủ Quan Âm Tu Viện (Tp.HCM), TT.Thích Thanh Giác, Phó Ban TT BTS Phật giáo Tp.Hải Phòng phụ trách thiết kế và thi công. Đến năm 1999, chùa được hoàn thành và đón TT.Thích Thanh Định, Phó Ban TT BTS Phật giáo tỉnh Thái Bình (lúc đó là Chánh Thư ký BTS PG tỉnh) về làm trụ trì. Từ đây, chùa thường xuyên được đón quý Thầy về lễ Phật, tụng kinh, thăm hỏi làm từ thiện, giúp bà con gần gũi với Phật pháp.
Để đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh cho quần chúng nhân dân, phật tử bệnh viện Phong, đến năm 2012, Thầy trụ trì và ban hộ tự đã vận động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí cho chùa Văn Môn khởi công xây dựng ngôi nhà thờ Tổ, giảng đường với kinh phí trên 1 tỷ đồng, đến năm 2015 thì hoàn thành.
Từ đó cho đến nay, quý Thầy luôn hướng dẫn cho bà con và nhân dân phật tử tu học theo lời Phật dạy, xoa dịu đi nỗi đau về thể xác và tinh thần, hiểu thấu về nhân quả. Thời kinh mỗi tối có gần 100 phật tử bệnh viện và các thôn lân cận của xã Vũ Vân về tụng niệm, cầu nguyện, giúp ngôi chùa thêm ấm cúng, hướng mọi người biết bỏ ác làm lành, tu nhân tích đức. Chùa đã tổ chức nhiều hoạt động phật sự, các khóa tu cho bệnh nhân phong, góp phần không nhỏ vào trong công cuộc hoằng pháp độ sinh, cải tạo vườn tạp, trồng rau để phục vụ cho sinh hoạt của chùa.
Từ đó cho đến nay, quý Thầy luôn hướng dẫn cho bà con và nhân dân phật tử tu học theo lời Phật dạy, xoa dịu đi nỗi đau về thể xác và tinh thần, hiểu thấu về nhân quả. Thời kinh mỗi tối có gần 100 phật tử bệnh viện và các thôn lân cận của xã Vũ Vân về tụng niệm, cầu nguyện, giúp ngôi chùa thêm ấm cúng, hướng mọi người biết bỏ ác làm lành, tu nhân tích đức. Chùa đã tổ chức nhiều hoạt động phật sự, các khóa tu cho bệnh nhân phong, góp phần không nhỏ vào trong công cuộc hoằng pháp độ sinh, cải tạo vườn tạp, trồng rau để phục vụ cho sinh hoạt của chùa.
Về chùa Văn Môn hôm nay ta sẽ thấy nhiều thay đổi với khoảng năm năm trước. Ngôi chùa đã được sơn mới, lát gạch đỏ sân trước và sân nhà Tổ, bày trí cây cảnh, giảng đường được xây mới phục vụ các ngày lễ có nhiều người tham gia. Cảnh quan ngôi chùa khang trang, thanh tịnh mang lại sự bình an cho người vãn cảnh chùa và góp phần chăm lo cho đời sống bà con nhân dân trong làng phong thêm ý nghĩa.
Nhuận Nguyện