Chùa Việt
Thăm chùa Hang có 9 hang ở Hòa Bình
Thứ sáu, 01/01/2014 09:27
Hang Một sau này, theo quy hoạch sẽ trở thành “Hang Thiền Nước”. Nơi Hang Một không đặt tượng Phật, nhưng sẽ được kiến tạo thành một không gian thiền bao quanh hồ nước ngọt tự nhiên giữa lòng hang.
Thứ nhất là con đầu lòng
Con đầu, cháu sớm thì là đàn anh…
Di tích lịch sử cấp Quốc gia chùa Hang ở huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình có tới 9 hang động. Chùa nằm trong quần thể núi non hùng vĩ, và được bao bọc bởi không gian tín ngưỡng truyền thống của người Mường.
Gian thờ Tam Bảo nơi Chùa Hang núi chính
Chẳng biết hang nào là “anh”, đâu là “em”, thôi thì cứ theo thứ tự Nhất, Nhì… mà tôi “xưng hô” cho tiện vậy. Tôi coi Hang Một, như “Người anh cả” nơi đây.
Từ núi Chùa Hang tới nhà “Anh cả” - Hang Một chưa đến 1 km. Hang Một nằm cách trục quốc lộ chính vài trăm mét, đất trống bao quanh mà chủ yếu là đất ruộng của người dân trong vùng.
Chưa vào hang thì tôi cũng chưa rõ vì sao gọi tên Hang Một. Có lẽ, hang có lối vào duy nhất, nằm trong lòng một ngọn núi khá khiêm tốn về chiều cao?
Chưa vào hang thì tôi cũng chưa rõ vì sao gọi tên Hang Một. Có lẽ, hang có lối vào duy nhất, nằm trong lòng một ngọn núi khá khiêm tốn về chiều cao?
Núi "Hang Một"
Từ núi Hang Một nhìn về núi Chùa Hang
Từ đường quốc lộ chính, qua lối đường đất dân sinh, đi tiếp qua một khoảng trống cỏ dại sát đất thì tới Hang Một. Gần như toàn bộ Hang Một còn nguyên sơ, chưa có cải tạo gì đáng kể. Lối dẫn xuống vừa một người lớn chui qua, dù khá rộng.
Lối vào Hang Một
Cửa hang nhìn từ trong ra
Hang Một là điểm khám phá cuối cùng của chúng tôi nhân chuyến công tác phật sự ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 12/2013. Anh Nguyễn Phi Long đã dẫn chúng tôi tới Hang Một, vào hang cần phải có đèn pin vì trong hang núi có lối vào duy nhất, tất nhiên càng sâu bên trong ánh sáng tự nhiên càng… mất hút. Gần 2h30 chiều ngày 28/12 thì chúng tôi cùng nhau về với Hang Một.
Qua lối vào khá dốc nhưng không mấy khó khăn, từ cửa hang xuống chừng vài chục mét là cả một khoảng rộng mênh mông, xung quanh thạch nhũ, đá trầm tích tự nhiên được tác tạo với nhiều hình thù khá cổ quái.
Lòng hang rộng, càng vào càng hun hút, thăm thẳm. Trần hang chỗ cao, chỗ thấp nhưng đều quá đầu người lớn. Qua một khối thạch nhũ ngay lối vào chính, chếch phía bên trái chừng 20 mét là hồ nước ngọt tự nhiên. Vài cái đèn pin dân dụng, cùng đèn phụ máy quay, rồi cả đèn điện thoại, đèn máy ảnh… chỉ đủ sáng để chúng tôi tác nghiệp.
Lòng hang rộng, càng vào càng hun hút, thăm thẳm. Trần hang chỗ cao, chỗ thấp nhưng đều quá đầu người lớn. Qua một khối thạch nhũ ngay lối vào chính, chếch phía bên trái chừng 20 mét là hồ nước ngọt tự nhiên. Vài cái đèn pin dân dụng, cùng đèn phụ máy quay, rồi cả đèn điện thoại, đèn máy ảnh… chỉ đủ sáng để chúng tôi tác nghiệp.
Thạch nhũ tự nhiên đua nhau khoe sắc
Khi đã quen với phần nào không gian Hang Một, tôi tự tin khám phá nhà riêng của “Người anh cả” nơi quần thể Chùa Hang đều là núi đá tự nhiên này.
Nào trần hang, cạnh hang, hay ven hồ đều có thạch nhũ tự nhiên đẹp lung linh, kỳ ảo. Tranh thủ được “khoảng sáng” nào, là tối bấm máy ngay không do dự, vì tối quá, thiếu sáng thì máy ảnh nào cũng “mù”, chịu không làm ăn gì được.
Thăm Hang Một được chừng 30 phút thì chúng tôi ra về. Chiếc máy ảnh Nikon D90 đi cùng tôi chưa được thỏa mãn thú vui tao nhã “ngắm là chụp” cũng đành ngậm ngùi rời nhà “người anh cả”…
Trên đường về, tôi hỏi chuyện anh Nguyễn Phi Long người gắn bó với quần thể di tích Chùa Hang nhiều năm nay, thâm nhập từng hang cùng, ngõ hẻm, anh cho biết: Hiện đang có dự án quy hoạch tổng thể quần thể di tích Chùa Hang. Nơi Hang Một mình vừa vào, ngay lối cửa hang, phía bên trái khi tôn tạo lại sẽ sẻ núi mở lối vào rộng hơn. Bên trong hang cũng sẽ được cải tạo nhiều, bố cục lại cho phù hợp với kiến trúc văn hóa Phật giáo, nhưng vẫn đảm bảo những nét nguyên sơ tự nhiên vốn có.
Một góc hồ nước ngọt tự nhiên giữa lòng Hang Một
Hang Một sau này, theo quy hoạch sẽ trở thành “Hang Thiền Nước”. Nơi Hang Một không đặt tượng Phật, nhưng sẽ được kiến tạo thành một không gian thiền bao quanh hồ nước ngọt tự nhiên giữa lòng hang. Ban Quản lý di tích đang chờ thêm tư vấn từ các Thầy, nhằm phác thảo chi tiết kiến trúc của “Hang Thiền Nước”.
Hơi nước ngưng tụ một góc trần hang tạo thành những mảng "sương trắng" đẹp mắt và lạ
Những khóa thiền chuyên tu sẽ được tổ chức ở đây. Chắc chắn, khi “Hang Thiền Nước” đi vào hoạt động, sẽ thu hút không chỉ những người con Phật, mà còn hấp dẫn đông đảo du khách thập phương. Bởi, “Thiền học” giờ đã trở nên phổ biến, và nhiều người mong muốn có một không gian thiền thực sự: Thanh tịnh, nguyên sơ…