Chùa Việt
Thăm chùa Vĩnh An ở Vĩnh Mỹ A Bạc Liêu
Chủ nhật, 26/06/2019 11:18
Hình ảnh đàn cò trắng trên đất đã cày ải khá quyến rũ, tiếng máy trục đất rền vang. Qua mấy ngã rẽ, mấy chiếc cầu, cạnh ngôi trường trung học cơ sở Vĩnh Mỹ A, chùa Vĩnh An với cổng cao kiên cố mở ra…
>>Những ngôi chùa Việt độc đáo
Cũng rời quốc lộ 1, qua cầu treo, trên đừng đã từng đi Hải Triều Âm tự, những gần hơn. Qua Đình Vĩnh Mỹ, đã có thể hỏi đường đến chùa Vĩnh An.
Vĩnh An tự tọa lạc giữa vạt rừng mắm dừa nước và bao bọc bởi kênh rạch phù sa. Những gốc Sộp 50-60 tuổi (theo lời thầy thị giả) vững chãi đứng ven một mặt chùa. Chính điện xây dựng chắc chắn, nối liền với các công trình phục vụ khá đầy đủ nếu so với một vùng quê.
Hòa thượng Thích Hoằng Quang đã thân mật tiếp tôi. Ngài chậm rãi kể vài chi tiết nho nhỏ: vinh dự được tấn phong Hòa thượng tại Đại hội Phật giáo toàn quốc 2012, trách nhiệm cao trong Ban chứng minh Phật giáo tỉnh Bạc Liêu; cũng như những kỷ niệm về chùa từ mốc nhận trách nhiệm trụ trì 1972. Vị Hòa thượng cao niên nhưng rất tinh anh nắn nót từng chữ từng chữ...
Viếng chùa, sau khi đã đọc chút ít tư liệu trên mạng, lấn cấn khi đọc bia mộ vị ni khai sơn tạo tự cả thời gian viên tịch (1887) và pháp danh khác tư liệu ở sách địa chí Bạc Liêu cũng như tài liệu khác. Vị ni an nghỉ ở đây mất 1887 và không phải mang pháp danh Diệu Minh, trong khi đại chí bạc liêu cho rằng sư cô Diệu Minh khai sơn chùa này vào 1910. Theo logic thông thường, sư cô khai sơn vãn sanh trong lúc giữ thân phận trụ trì đương nhiên phải muộn hơn thời điểm khai sơn tạo tự. Tôi đã trao đổi cùng sư ông Hoằng Quang và ngài à nhẹ một tiếng: lâu nay tôi cũng cho rằng mốc lạp chùa là 1910!
Băn khoăn ấy cùng tôi trên đường đạp xe về, cũng lại qua chiếc cầu treo đong đưa…