Kiến thức
Tham dục làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
Thứ bảy, 07/01/2021 08:39
Nhân loại hiện nay đang chìm đắm trong cảm thọ, hưởng thụ xuất phát từ những cá nhân, gia đình, xã hội và quốc gia. Sự thách thức và sự ô nhiễm môi trường ngày càng có nguy cơ đe dọa loài người.
Với xu thế hiện nay ở các nước công nghiệp hóa, xu thế vét cạn tài nguyên làm hủy hoại môi trường, nhằm thỏa mãn lòng tham không đáy của con người. Công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghiệp gỗ đã phá hoại rừng với tốc độ kinh khủng. Rừng là lá phổi của hành tinh chúng ta. Phá rừng là phá hoại hai buồng phổi của hành tinh chúng ta. Thứ nữa, rừng chính là trợ duyên ngăn bớt những dòng thác tràn xuống đồng bằng nhưng khi rừng bị mất thì lũ lụt và cường độ phá hoại cũng tăng lên, đất bị xói mòn, mùa màng bị phá hoại và nạn đói đe dọa khắp nơi.
Tham dục làm ảnh hưởng đến gia đình và xã hội
Theo thống kê hàng năm tại Việt Nam, rừng bị mất khoảng 200.000ha, trong đó khoảng 50.000ha là do khai hoang để trồng trọt. [1, tr.21]. Thứ đến là sự hủy hoại trên lãnh vực công nghiệp. Hàng năm, trong quá trình sản xuất, các nhà máy đã không ngừng thải ra những chất ô nhiễm và độc hại vào không khí, đất và nước. Ở thành phố Hồ Chí Minh, hàm lượng bụi và chì đã tăng vượt quá 3 đến 11 lần. [2, tr.19). Trong đó, có những chất gây bệnh tật như khí CO2 làm giảm năng suất lao động, gây nhức đầu; bụi chì làm yếu cơ bắp, đưa đến bại liệt và làm biến đổi các chức năng của gan, thận, não…
Ở các nước công nghiệp phát triển gặp nhiều tai họa và nhất là nhiều căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, bệnh tim, bệnh tâm thần… Tài liệu thống kê chính thức của Mỹ cung cấp những số liệu kinh khủng: một phần tư người dân Mỹ bị ung thư, hàng năm có 800.000 ca ung thư. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh hiểm nghèo ấy không phải do di truyền hay do vi khuẩn mà là do môi trường bị ô nhiễm bởi những hóa chất mang độc tố gây bệnh ung thư.
Chiến binh bảo vệ môi trường: Nhà sư Phật giáo và lễ quy y cho cây
Tất cả mọi sự phát triển và thành tựu của khoa học chung quy cũng chỉ để thỏa mãn lòng tham của con người. Trong khi chạy theo lợi nhuận bên ngoài, con người không những quên đi sự sống của thiên nhiên, của các loài động vật hoang dã, mà còn quên đi đồng loại và cả bản thân mình. Họ không còn ý thức được ý nghĩa của cuộc sống hạnh phúc với sự đua đòi chạy theo vật chất và cũng không biết rằng giá trị đạo đức con người đang dần dần bị suy thoái.
Từ những tiêu cực vừa nêu trên đủ để phơi bày hiểm họa của sự phát triển và mối nguy hiểm của sự ô nhiễm môi sinh, đã và đang đe dọa đời sống con người trên hành tinh chúng ta. Đã đến lúc con người phải có những biện pháp để bảo vệ môi sinh để ngăn chặn nguy cơ diệt chủng.
Chú thích:
1. Việt Nam những vấn đề tài nguyên và môi trường (1998), HCM: NXB.Hà Nội.
2. Nguyễn Thiện Tổng, 1991, Bảo vệ môi trường cho hôm nay và mai sau, HCM: NXB.TP.HCM.