Lời Phật dạy

"Tham" là gì?

Thứ sáu, 05/09/2019 11:45

Lòng tham của con người giống như con khỉ trèo lên cây hái đào, nó thấy những trái đào căng tròn, nặng trũi trên cây nên muốn hái, trái nào nó cũng muốn ăn; kết quả, nó hái cầm trong tay không hết, lại kẹp dưới hai bên nách; hái đến trái cuối cùng, chẳng ăn được trái nào mà còn mệt đứt hơi.

>>Lời Phật dạy

Bài liên quan

Trong kinh Phật nói tham có rất nhiều loại khác nhau như tham gọi là dục, cũng là ý nghĩa ước vọng, tìm cầu, khao khát. Rốt cuộc con người mong muốn cái gì? Khát khao mong cầu điều gì? Nhu cầu của con người không ngoài tham năm dục là: sắc, thanh, hương, vị, xúc. Mắt tham thấy đẹp, tai tham nghe tiếng hay, mũi tham ngửi mùi thơm, lưỡi tham thích vị ngon, thân tham xúc chạm vật mềm mại.

Nhưng con người vốn không thể không ăn uống, không ngủ nghỉ, mắt không thể không nhìn, tai không thể không nghe; cho nên tham là khi chúng ta đòi hỏi quá mức. Có được những thứ cần dùng không phải là tham, không cần mà muốn có thêm, đó là tham. Trên thực tế, chúng ta cần không nhiều, như chúng ta ngủ chỉ cần một cái giường, ăn cơm chỉ cần ăn no... nhưng mọi người vẫn muốn mưu cầu được nhiều thứ. Vì sao con người tham không biết chán?

Tâm lý con người là mãi mãi chạy theo ham muốn của mình, nhưng những thứ mà con người mong muốn tham đắm thì không thể giữ gìn lâu dài, nên khi được nó rồi, lại bắt đầu lo sợ mất đi.

Tâm lý con người là mãi mãi chạy theo ham muốn của mình, nhưng những thứ mà con người mong muốn tham đắm thì không thể giữ gìn lâu dài, nên khi được nó rồi, lại bắt đầu lo sợ mất đi.

Bài liên quan

Tâm lý con người là mãi mãi chạy theo ham muốn của mình, nhưng những thứ mà con người mong muốn tham đắm thì không thể giữ gìn lâu dài, nên khi được nó rồi, lại bắt đầu lo sợ mất đi. Ví như Tiền, chi phí sinh hoạt hàng ngày của chúng ta không nhiều, nhưng ai cũng muốn tiền thu vào mà không ai muốn chi ra, cho nên mong muốn gom góp của cải càng nhiều, để phòng cần đến bất cứ lúc nào, kết quả trở thành lòng tham không đáy.

Lòng tham của con người giống như con khỉ trèo lên cây hái trái đào non, nó thấy những trái đào căng tròn, nặng trũi trên cây nên muốn hái, trái nào nó cũng muốn ăn; kết quả, nó hái cầm trong tay không hết, lại kẹp dưới hai bên nách; hái đến trái cuối cùng, chẳng ăn được trái nào mà còn mệt đứt hơi. Con người thường cũng như vậy, bị lòng tham lôi kéo mà chuốc nhiều phiền não và mệt mỏi.

Tục ngữ nói: “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn”.

Tục ngữ nói: “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn”.

Thật ra, con người không chỉ tham đắm tiền tài mà còn tìm cầu, giành giật đủ thứ, giữa người với người chà đạp, tranh cãi nhau cũng vì lòng tham. Vì thế, lòng tham chẳng những làm cho mình bất an mà còn gây tai họa cho xã hội.

Xưa nay, nhu cầu của con người đều giống nhau là cơm ăn, áo mặc, nhà ở, đi lại. Nếu như người nào, ngoài lo nhu cầu cho mình, lại còn lo cho đời sống của mọi người thì không gọi là tham, như chúng ta mong muốn cho mọi người đầy đủ cơm ăn, áo mặc, có xe đi lại, có nhà ở, còn làm phúc giúp mọi người trong xã hội thì không gọi là tham.

Do đó, ngoài những thứ mình cần, chúng ta không nên tham. Biết đủ thì dừng mới là trí tuệ, phương thức đơn giản nhất chính là thường chú ý đến khởi tâm động niệm, biết được mình đang sống cho mình hay cho người khác.

loading...