Sách Phật giáo
Tham luận của Phật giáo Nam tông Khmer
Thứ hai, 21/11/2017 03:33
Nhờ sự quan tâm tạo điều kiện của chánh quyền, MTTQVN các cấp nên hoạt động phật sự có nhiều thuận lợi. Việc giữ gìn duy trì tiếng nói chữ viết, phong tục tập quán tốt đẹp của giới sư sãi và đồng bào dân tộc Khmer luôn được phát huy. Những ngôi chùa đều thực hiện các lễ theo Phật giáo Nam truyền như: Phật Định, Phật Đản, nhập Hạ, ra Hạ, dâng y Kathina; Phật giáo kết hợp với dân tộc như: Chol Chnăm Tmây, Sene Đôn Ta, Ok Om Bok, đua ghe Ngo, đua bò (An Giang) đều đem lại sự hoan hỷ, đoàn kết, trật tự trị an được tốt đẹp.
Kính bạch Chư tôn đức Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Kính thưa quý ngài lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quý Bộ, Ban ngành Trung ương.
Kính thưa Đại hội!
Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII diễn ra tại thủ đô Hà Nội trên tinh thần đoàn kết - hòa hợp trong giới Phật giáo Việt Nam thời kỳ hội nhập và phát tiển trong nước và quốc tế. Chư tôn đức Phật giáo Nam tông nói chung, Nam tông Khmer nói riêng xin gửi đến Đại hội Đại biểu Phật giáo cả nước bằng tấm lòng chân thành đầy hoan hỷ. Với những thành tựu của nhiệm kỳ VII, thống nhất theo phương hướng hoạt động phật sự xã hội nhiệm kỳ VIII (2017-2022), kính chúc Đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam thành công viên mãn!
Kính thưa Đại hội!
Hoạt động phật sự xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nhiệm kỳ qua có nhiều đổi mới về cơ cấu nhân sự cho phù hợp với từng vùng, miền công tác phật sự, có chương trình hoạt động một cách cụ thể, phân công nhân sự quý vị tôn túc các hệ phái Phật giáo Việt Nam tham gia các Ban, Viện TƯGHPGVN đối với những vị có đủ năng lực, trình độ, uy tín trong các Ban như: Tăng sự, giáo dục, hoằng pháp, văn hóa, từ thiện xã hội, pháp chế, nghi lễ, Phật giáo quốc tế, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam,… tổ chức họp giao ban định kỳ, kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các hệ phái Phật giáo Việt Nam trong đó có hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, hỗ trợ và giúp đỡ tổ chức hai cuộc Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer tại An Giang và Hậu Giang, Hội thảo 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam kết hợp với 40 năm kỷ niệm ngày 4 vị sư liệt sĩ tại Kiên Giang, Hội thảo giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer tại chùa Canta Răng Sây - thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức lễ đặt đá vận động công đức và xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại phường Châu Văn Liêm - quận Ô Môn - thành phố Cần Thơ ngày 25/03/2017, kêu gọi Hội Từ thiện Thiện Tâm thuộc tập đoàn VinGroup phát tâm công đức xây dựng công trình hạng mục nhà hiệu bộ cho Học viện Phật giáo Nam tông Khmer (dự kiến hoàn thành trong 15 tháng thi công) trên phần đất 6,7 hecta do Nhà nước (UBND thành phố Cần Thơ) giao cho Học viện và cấp phép xây dựng theo quy định pháp luật của Nhà nước.
Hòa thượng Đào Như |
Giáo hội Phật giáo Việt Nam giúp tổ chức lễ tang cố Đại lão Hòa thượng Danh Nhưỡng - Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer là một trong những vị cao tăng tham gia với GHPGVN từ ngày mới thành lập (ngày 07/11/1981).
Hoạt động phật sự tại địa phương:
a. Địa phương là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động về kinh tế đời sống của chư tăng các chùa bằng hành trì khất thực trong Phum-Srok. Ở nông thôn một số chùa Khmer Nam Bộ thường có đất ruộng, ngoài phạm vi xây dựng các hạng mục cơ sở, phần đất còn lại được quy hoạch canh tác làm vườn trồng cây ăn quả, cây cổ thụ như: sao, dầu, tốt lốt, cây làm cảnh kiểng như: cây sala và những bông hoa làm đẹp cho khuôn viên trong chùa. Việc xây mới hoặc trùng tu các ngôi Chánh điện, nhà trai đường, trường giáo lý, ngôi tăng xá,…đều được sự quan tâm xây dựng đồng bộ, có chùa được Nhà nước tại địa phương hỗ trợ một phần kinh phí như đóng ghe Ngo, xây mới và sửa chữa lò hỏa táng, mua tặng dàn nhạc ngũ âm,…
Nhờ sự quan tâm tạo điều kiện của chánh quyền, MTTQVN các cấp nên hoạt động phật sự có nhiều thuận lợi. Việc giữ gìn duy trì tiếng nói chữ viết, phong tục tập quán tốt đẹp của giới sư sãi và đồng bào dân tộc Khmer luôn được phát huy. Những ngôi chùa đều thực hiện các lễ theo Phật giáo Nam truyền như: Phật Định, Phật Đản, nhập Hạ, ra Hạ, dâng y Kathina; Phật giáo kết hợp với dân tộc như: Chol Chnăm Tmây, Sene Đôn Ta, Ok Om Bok, đua ghe Ngo, đua bò (An Giang) đều đem lại sự hoan hỷ, đoàn kết, trật tự trị an được tốt đẹp.
b. Các chùa Phật giáo Nam tông Khmer đều có phòng lớp để dạy song ngữ (Khmer - Việt) cho con em đồng bào dân tộc Khmer ở xung quanh chùa nhất là trong 3 tháng hè, dạy Pali giáo lý, Kinh - Luật - Luận cho chư tăng. Để đảm bảo việc dạy và học của chư tăng được tiến bộ trong xu thế phát triển giáo dục giữa Tế học và Phật học, thời gian qua được sự giúp đỡ của GHPGVN và Ban Tôn giáo Chính phủ cùng các quý ban, ngành giáo dục các cấp đã bàn bạc sắp xếp việc dạy và học thành 3 cấp học gồm: Sơ cấp Pali - DhammaViniya, trung cấp Pali Khmer (Trà Vinh), trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ (Sóc Trăng), Học viện Phật giáo Nam tông Khmer (Cần Thơ)(1). Nhà xuất bản Tôn giáo cho phép in ấn sách phục vụ cho việc đọc, tụng, dạy và học.
c. Vì lợi ích của quê hương đất nước, quý vị Phật giáo Nam tông Khmer đã tham gia vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là khối đại đoàn kết dân tộc từ trung ương đến địa phương, có vị là Đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp. Đây là những vị tiêu biểu có uy tín vận động hài hòa đoàn kết trong giới sư sãi, Ban Quản trị, đồng bào dân tộc với địa phương, với tôn giáo bạn, sự đoàn kết với các dân tộc anh em trên địa bàn.
Do sự nỗ lực đó, nhiều vị Hòa thượng tôn túc được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hòa thượng Danh Nhưỡng, Huân chương Lao động hạng Nhì cho Hòa thượng Dương Nhơn, nhiều vị được nhận Huân chương Đại đoàn kết dân tộc, bằng khen của Thủ tưởng Chính phủ và nhiều huy chương, kỷ niệm chương, bằng khen của Trung ương MTTQVN, bằng tuyên dương công đức của Trung ương GHPGVN, bằng khen - giấy khen của chánh quyền MTTQ tại địa phương,…
Một liên kết với trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc trường Đại học Quốc gia Hà Nội, khoa Tôn giáo học (giúp tăng sinh có trình độ thế học).
Nhìn chung những hoạt động phật sự xã hội của Chư tôn đức Phật giáo Nam tông Khmer nhiệm kỳ VII vừa qua được thành công tốt đẹp là nhờ có thông bạch, công văn của TƯGHPGVN, sự giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cộng đồng trách nhiệm tập thể của chư tăng - Ban Quản trị chùa đã tham gia với Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ trung ương đến các địa phương mà bản thân từng vị phụ trách.
Hơn nữa, mọi hoạt động phật sự cũng như các lễ hội của Phật giáo, của dân tộc đều được quý phái đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với Đảng bộ, HĐND - UBND - UBMTTQ ở địa phương đến thăm, chia sẻ tặng quà cho chùa (1) tạo nên tinh thần đoàn kết giúp đỡ của Đảng, chính quyền với tổ chức tôn giáo (Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Nam tông Khmer) ngày càng tốt hơn.
Kiến nghị:
Đại hội Đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần thứ VII từ ngày 20-25/11/2012, Phật giáo Nam tông Khmer chúng tôi đã kiến nghị 5 vấn đề gồm:
1) Đề nghị 01 vị tham gia với VP2 làm chuyên trách là cầu nối hoạt động phật sự với Chư tôn đức tại Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành có chư tăng Phật giáo Nam tông Khmer sinh hoạt.
2) Thành lập và ra mắt các phân Ban, Viện trực thuộc các Ban, Viện Trung ương GHPGVN.
3) Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer, Hội thảo về giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer, Ban Tôn giáo Chính phủ và Trung ương GHPGVN hỗ trợ giúp đỡ tạo điều kiện cho việc dạy, học và kêu gọi kinh phí xin Nhà nước để cấp đất khởi công xây dựng.
4) Ban Văn hóa Phật giáo Việt Nam giúp sưu tầm lược sử của quý ngài Tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa có công với Giáo hội Phật giáo Việt Nam được in ấn quyển sách Danh tăng Phật giáo Việt Nam, phục hồi một số chùa bị hư, hoại trong chiến tranh, xem xét công nhận một số chùa các tỉnh, thành là di tích lịch sử hay di tích văn hóa.
5) Sự quan tâm chỉ đạo của TƯ GHPGVN đến các tỉnh, thành Nam Bộ về sinh hoạt kinh tế đời sống, về học hành để duy trì tiếng nói - chữ viết, Kinh - Luật - Luận, về nghi lễ theo truyền thống Phật giáo và đồng bào dân tộc Khmer.
5) Sự quan tâm chỉ đạo của TƯ GHPGVN đến các tỉnh, thành Nam Bộ về sinh hoạt kinh tế đời sống, về học hành để duy trì tiếng nói - chữ viết, Kinh - Luật - Luận, về nghi lễ theo truyền thống Phật giáo và đồng bào dân tộc Khmer.
Năm kiến nghị trên đã được TƯ GHPGVN và Ban Tôn giáo Chính phủ quan tâm và giúp đỡ thực hiện được khá nhiều và thành công bước đầu.
Chúng tôi kính đề nghị TƯ GHPGVN, quý Ban Tôn giáo Chính phủ và các ban, ngành trung ương và địa phương tiếp tục giúp đỡ nhiều hơn nữa nhất là Hội nghị Chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer, Hội thảo Giáo dục Phật giáo và hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long về biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao ngập mặn, ngập lụt,…
Trên đây là một số ý kính kiến nghị tại Đại hội VIII. Cuối cùng, xin kính chúc quý ngài tôn đức HĐCM, HĐTS GHPGVN, quý các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, quý ban, ngành trung ương, quý vị Đại biểu dự Đại hội Phật giáo lần VIII luôn thành tựu mọi hạnh phúc trong Giáo pháp và đạt 4 pháp chúc mừng là: Sống lâu - Sắc đẹp - An vui - Sức mạnh.
Xin trân trọng kính chào!
Hòa thượng Đào Như
Tham luận tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII
-
Chú thích:
(1) Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch UBMTTQVN, ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Phó Chủ tịch kiêm tổng Thư ký MTTQVN nay là Chủ tịch UBMTTQVN đến thăm Học viện Phật giáo Nam tông Khmer vào ngày 12/09/2016; ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đến thăm Học viện PGNT Khmer nhân ngày lễ Phật Đản 10/05/2017; bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN cùng 120 đại biểu thuộc Hội đồng dân tộc của Quốc hội đến thăm chùa Khmer làng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội nhân ngày lễ dâng Y Kathina, Ok Om Bok năm 2017.