Chùa Việt
Tháng Vu Lan: Điểm danh những ngôi chùa đông đúc tại Hà Nội
Chủ nhật, 17/08/2019 07:34
Rằm tháng 7 hằng năm được xem là thời điểm để con cái nhớ về công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Vào ngày này, những người thường lui tới các ngôi chùa để cầu sức khỏe và bình an cho cha mẹ.
Văn hóa tín ngưỡng là “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong các dịp lễ lớn như mùa Vu Lan báo hiếu. Và rằm tháng 7 hằng năm được xem là thời điểm để con cái nhớ về công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Vào ngày này, những người con thường lui tới các ngôi chùa để cầu sức khỏe và bình an cho cha mẹ. Cùng điểm qua một số ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội thu hút rất nhiều người đến dâng hương, cầu bình an cho cha mẹ và gia đình.
Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ được xây dựng từ thế kỷ 15, chùa được nhiều người tìm đến vào các dịp lễ, Tết, gồm lễ Vu Lan (Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm). Chùa hiện nằm ở số 73, Quán Sứ, trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Vào các ngày lễ lớn trong năm, người dân Hà Nội và du khách từ nhiều nơi tập trung về đây để dâng hương, tỏ lòng biết ơn cha mẹ, cầu mong bình an cho gia đình hay cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh oanh liệt vì Tổ quốc.
Chùa Trấn Quốc
Vào những ngày như rằm tháng 7 không gian chùa vang vọng tiếng tụng kinh, tiếng chuông chùa và bên trong có hàng trăm phật tử lễ bái
Vào các ngày lễ lớn trong năm, người dân Hà Nội và du khách từ nhiều nơi tập trung về đây để dâng hương, tỏ lòng biết ơn cha mẹ, cầu mong bình an cho gia đình hay cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh oanh liệt vì Tổ quốc.
Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh còn có tên là Chùa Sở, là một ngôi chùa lâu đời ở Hà Nội. Năm 1988, chùa được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê nhưng sau đó bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đến thời vua Quang Trung, chùa Phúc Khánh được xây dựng lại. Vào những ngày lễ lớn như Vu Lan chùa Phúc Khánh luôn đông đúc, tấp nập hàng nghìn phật tử ra vào.
Chùa Tứ Kỳ
Chùa Tứ Kỳ còn có tên Linh Tiên tự thuộc thôn Tứ Kỳ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa năm 1995.
Chùa Tứ Kỳ là một trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của một cộng đồng dân cư và là nguồn sử liệu quý giá mang giá trị lịch sử về sự tồn tại của làng cổ Tứ Kỳ. Tại đây mỗi dịp Vu Lan về cũng thu hút đông đảo phật tử tại Hà Nội
Chùa Kim Liên
Chùa tọa lạc trên một dải đất bằng phẳng thuộc làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quân Tây Hồ, Hà Nội. Đây cũng là một trong những ngôi chùa ở Thủ đô còn lưu giữ được nhiều pho tượng quý được thiết kế tinh xảo.
Chùa Liên Phái
Nằm cuối con ngõ cùng tên ở phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, chùa Liên Phái là một ngôi chùa có kiến trúc cổ với giá trị lịch sử đặc biệt của kinh thành Thăng Long xưa. Chùa được xây dựng bởi sự phát tâm của Trịnh Thập (cháu nội Chúa Trịnh Căn và là con rể vua Lê Hy Tông) sau khi phát hiện một ngó sen lúc đào đất ở gò cao sau phủ để xây bể cạn. Cho rằng đây là dấu hiệu của Phật và tin rằng mình có duyên với đạo, Trịnh Thập quyết định chuyển phủ của mình thành chùa Liên Hoa (nay là Liên Phái), đồng thời theo đạo Phật, trở thành Như Trừng Lân Giác trụ trì trong chính ngôi chùa này.
Giống như các ngôi chùa khác, mỗi dịp rằm, mồng 1 hay những ngày lễ lớn trong năm như lễ Vu Lan thì nơi này luôn đông đúc người đến cầu bình an.