Kiến thức

Thập thiện và lợi ích khi hành thập thiện

Chủ nhật, 29/09/2020 05:51

Thập thiện hay còn gọi là thập thiện nghiệp, thập thiện giới, thập thiện pháp. Tên gọi khác nhau là do tùy cách diễn nghĩa theo các phương diện ứng dụng, tùy theo cách nói về nghiệp, nói về giới luật hay nói về pháp tu.

Thập thiện hay còn gọi là thập thiện nghiệp, thập thiện giới, thập thiện pháp. Tên gọi khác nhau là do tùy cách diễn nghĩa theo các phương diện ứng dụng. Chẳng hạn như khi chỉ nói riêng pháp số thì dùng danh từ thập thiện để chỉ cho mười điều thiện bao gồm: không sát sinh; không trộm cắp; không tà dâm; không vọng ngữ; không ỷ ngữ; không lưỡng thiệt; không ác khẩu; không tham lam; không sân giận; không si mê.

Người Phật tử tại gia phát tâm học Phật ngoài những điều căn bản quy y Tam bảo thọ trì năm giới cấm để trở thành đệ tử của Đức Phật đồng thời trở thành tín đồ chân chánh của Phật giáo, nếu như nhân duyên đầy đủ chúng ta nên tiến thêm một bước nữa, nên thọ trì Thập thiện giới pháp, để gieo duyên với Bồ tát đạo và trồng căn lành để đời sau được sinh lại làm người đầy đủ phước báo, hình tướng trang nghiêm, thông minh trí tuệ và điều quan trọng nhất là được gặp Phật pháp, thọ trì tịnh giới, tinh tấn tu trì đạt đến giải thoát giác ngộ.

muoi-nghiep-thien_phatgiao.org.vn 2

Hành thập thiện cho đời tươi sáng

Hòa thượng Thánh Nghiêm trong "Bồ Tát Giới Chỉ Yếu" dạy: “là người phàm phu trong dục giới, nếu như không thọ trì cấm giới, như muốn ngày sau sinh lại làm người là việc đã hết sức khó khăn, huống chi là giải thoát sinh tử cho đến thành Đẳng Chánh Giác.”

Trong "Thanh Tịnh Đạo Luận" chép: "Ưu bà tắc, Ưu bà di thường thọ trì Ngũ Giới, nếu như có khả năng nên học tu thập giới… đây là giới pháp của người tại gia.”.

Trong Kinh "Thập Thiện Nghiệp Đạo" chép: “Bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ hết thảy các nghiệp khổ của ác đạo, những gì là một. Trong suốt ngày đêm luôn luôn nhớ nghĩ quan sát các điều lành, làm cho niệm lành ngày một thêm lớn, không còn một chút mảy may nào của tạp niệm bất thiện.

Như thế khiến cho các ác nghiệp vĩnh viễn bị đoạn trừ, thiện pháp được viên mãn. Thường được thân cận chư Phật, Bồ tát cùng với thánh chúng. Thiện Pháp được nói đây. Điều mà Trời, Người, Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, và Vô Thượng Bồ Đề đều tu theo pháp này… tức là mười điều lành vậy.”

Nếu thân khẩu ý được điều tiết, thu thúc, gìn giữ, bảo trọng, phát huy và tăng trưởng 10 nghiệp lành này, được gọi là thân khẩu ý trọn lành...

Nếu thân khẩu ý được điều tiết, thu thúc, gìn giữ, bảo trọng, phát huy và tăng trưởng 10 nghiệp lành này, được gọi là thân khẩu ý trọn lành...

Phật khuyên “thập thiện nghiệp” chí điều nên tu tập

Mười điều lành đối với Phật giáo có tính chất vô cùng quan trọng trong vấn đề cốt lỏi của Phật giáo về tín ngưỡng, ác nghiệp và thiện nghiệp, là duyên khởi của tư tưởng “Nghiệp Cảm”.

Ác thì phải chịu khổ báo, thiện thì được quả lành, duyên khởi lập luận "Nhân quả" của Phật giáo được hình thành từ chân lý này. Trong Luận "A Tỳ Đàm Tỳ Bà Sa" Phẩm Bất Thiện chép: “Tu hành mà tạo nghiệp sát sinh thì sinh vào Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, cho đến tà kiến cũng như vậy.”. Trong Kinh "Biệt Thích Tạp A Hàm" chép: “Như các thiện pháp này, là pháp thanh tịnh của mười nghiệp lành, nếu như người nào có thể tu hành, nhất định được sinh thiên”.

Mười nghiệp lành là nền móng vững chắc của hạnh tu Bồ tát đạo trong Kinh "Thập Trụ" Phẩm Ly Cấu Địa chép: “Nói Bồ tát thường hộ trì mười nghiệp lành nhân vì tu mười Điều Lành có thể sinh làm người và trời…

Nếu như tu mười nghiệp lành thanh tịnh cụ túc, đối với chúng sinh khởi tâm đại từ bi, không lìa hết thảy chúng sinh mà cầu trí tuệ rộng lớn của Phật, đây là bậc đại thừa Bồ tát vậy…cho đến thanh tịnh các pháp Ba la mật, thâm nhập vào các hạnh lành rộng lớn…cho đến thành Phật.”

Mời quý Phật tử xem thêm video "Tu thân theo lời Phật dạy":