Kiến thức

Thế gian này làm việc gì là công đức lớn nhất và quả báo thù thắng nhất?

Thứ bảy, 23/01/2024 08:30

“Nhân ái từ bi, bác tế chúng dân”, bác là phổ biến, không có phân biệt, không có chấp trước. Tế là cứu tế, chúng dân là chúng sanh. Chúng sanh khổ, khổ từ đâu đến? Khổ do mê mất tự tánh, làm sao cứu tế họ?

Tài vật của người xuất gia, trong lúc cần việc cấp bách, người xuất gia cũng tu bố thí. Ngài Ấn Quang lúc còn tại thế, khi quốc gia gặp những thiên tai như hạn hán lũ lụt, ngài cũng lấy tiền cúng dường ra để bố thí cứu tế. Tiền này có thể dùng vào việc cứu tế.

Ngài Ấn Quang làm cho chúng ta thấy, suốt đời ngài, tiền tứ chúng cúng dường đều dùng vào việc in kinh, vì sao ngài làm như vậy? Đây chính là sự nghiệp giảng kinh dạy học, hoằng pháp lợi sanh. Bản thân ngài ra bên ngoài giảng kinh, bị trở ngại về ngôn ngữ. Tiếng nói nơi quê ngài âm quá nặng, một số người nghe không hiểu, nên suốt đời ngài dùng văn tự, in những kinh luận, sách hay.

Chỉ cần có thể khuyến hóa nhân tâm, giúp mọi người giác ngộ, giúp mọi người quay đầu, những văn tự này ngài đều in ấn, đều lưu thông, lưu truyền. Tập trung tất cả lực lượng để làm điều này, việc này quả thật là việc tốt lớn! Nếu quý vị hỏi, ở thế gian này làm việc gì công đức lớn nhất, quả báo thù thắng nhất?

Cúng dường thế nào để có công đức lớn nhất?

98

Chính là ấn tống kinh, khuyên người chuyển ác thành thiện, chuyển tà thành chánh, chuyển mê thành ngộ. Công việc này thiện nhất, không có việc gì thiện hơn, xây chùa cũng không được. Chùa xây rồi, không có ai đến giảng kinh, không có người đi hoằng pháp. Thắp hương, kêu người thắp hương lạy Phật, cầu thăng quan phát tài, đó gọi là khởi xướng mê tín.

Quý vị nên biết, Đức Thế Tôn một đời tại thế, vì sao không xây chùa?

Nếu ngài xây chùa, phước báo của ngài lớn, tín đồ nhiều, cúng dường nhiều, khắp nơi đều có thể dựng chùa. Suốt đời ngài, xây mấy trăm ngôi chùa có trở ngại chăng? Không thành vấn đề. Vì sao ngài không làm? Chúng ta thử nghĩ xem, toàn bộ tinh thần thể lực đều dùng vào việc giảng kinh dạy học.

Đức Phật trú thế 80 năm, nhất cử nhất động, từng lời nói từng nụ cười đều là thiền cơ, đều là huyền bí. Chúng ta nghe rồi, thấy rồi, nhìn thấy văn tự hiện nay ghi chép trong kinh điển, chúng ta tư duy lãnh hội nghĩa chân thật của ngài, nguyện hiểu nghĩa chân thật của Như Lai, dụng ý của ngài rất thâm sâu. Đó là trí tuệ chân thật, học vấn chân thật. Đây là dạy chúng ta kính Tam bảo. Cứu cánh của Tam bảo là Tam bảo của tự tánh. Tự tánh giác là Phật bảo, tự tánh chánh là pháp bảo, tự tánh thanh tịnh là tăng bảo.

Cho nên về mặt tự tánh mà nói chính là chánh giác tịnh, từ trên hình tướng xem là Phật pháp tăng.

“Nhân ái từ bi, bác tế chúng dân”, bác là phổ biến, không có phân biệt, không có chấp trước. Tế là cứu tế, chúng dân là chúng sanh. Chúng sanh khổ, khổ từ đâu đến? Khổ do mê mất tự tánh, làm sao cứu tế họ?

Nếu họ minh tâm kiến tánh sẽ không khổ, làm sao giúp họ minh tâm kiến tánh, điều này cần phải dạy học. Nên mục tiêu dạy học của Phật giáo, là giúp người học tập minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, việc dạy học này sẽ viên mãn. Học trò kiến tánh, họ đã tốt nghiệp, chưa kiến tánh là chưa tốt nghiệp. Cho nên Phật cứu tế tất cả chúng sanh khổ nạn, không phải dùng vật chất, cũng không phải dùng tinh thần, không có kỹ xảo nào khác.

Chỉ có một việc là dạy học, chính là phương pháp này, phương pháp này phổ độ chúng sanh. Chúng ta quay đầu lại xem các tôn giáo khác, người khai sáng tôn giáo đầu tiên, cũng đều dùng phương pháp dạy học. Thần thông, công năng đặc dị, đôi khi bổ sung thêm một chút tác dụng, nó không phải tu chính, tu chính là giáo dục.

Bố thí Pháp là phước báo lớn nhất, có thể thay đổi cả khí hậu, thiên tai, nhân họa

loading...