Kiến thức

Thế nào là chính niệm và tà niệm?

Thứ hai, 24/02/2021 12:10

Trong đạo Phật thì chia niệm ra làm hai loại: gồm chính niệm và tà niệm. Vậy chính niệm và tà niệm là gì?

Chính niệm là gì?

Chính niệm là niệm về Pháp của Phật, niệm giới, niệm thí, niệm Thiên, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, Tứ niệm xứ, đấy là những chính niệm.

Chính niệm là niệm về Pháp của Phật, niệm giới, niệm thí, niệm Thiên, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, Tứ niệm xứ, đấy là những chính niệm.

Trong bài giảng, Đại đức Thích Trúc Thái Minh giảng giải: “Chính niệm là niệm về Pháp của Phật, niệm giới, niệm thí, niệm Thiên, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, Tứ niệm xứ, đấy là những chính niệm. Niệm về hơi thở, niệm về thân, niệm về cảm thọ, tứ niệm xứ, đấy là chính niệm. Chúng ta thực hành chính niệm thì sẽ đi đến chính quả”. Tựu chung lại, Đại đức cũng giải thích niệm nào có động cơ dẫn đến ly tham, ly sân, ly si thì đó là chính niệm.

Chính niệm là gì? Vì sao bạn cần chính niệm?

Tà niệm là gì?

Đại đức Thích Trúc Thái Minh giải thích về tà niệm như sau: “Tà niệm là nhớ nghĩ về những điều tà bậy, không chân chính. Nghĩ những chuyện tà dâm, nghĩ những chuyện lừa đảo, dối trá, nghĩ những chuyện ác hại người. Đấy là tà niệm”. Tựu chung lại, Sư Phụ chỉ dạy niệm nào có động cơ do tham, sân, si chi phối thì niệm đấy là niệm tà.

Chính niệm là sợi dây kết nối trong Bát Chính Đạo

Sau khi giảng về chính niệm và tà niệm, để có được lợi ích rốt ráo nhất Đại đức khuyên đại chúng nên thực tập tư duy theo chính niệm để cho mình được trang nghiêm, tiến đạo. Người không tư duy theo chính niệm, để tà niệm chi phối thì khó tiến đạo.

Chính niệm là cốt lõi trong Pháp tu tập.

Chính niệm là cốt lõi trong Pháp tu tập.

Tư duy chính niệm trong kinh Pháp Cú

Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Chính niệm là một căn lành của chúng ta. Chính niệm là cốt lõi trong Pháp tu tập. Người tu tập phải thực tập chính niệm. Cho nên trong nhà thiền thường hay nói là chính niệm, tỉnh giác. Chúng ta thường bị đánh mất chính niệm chạy theo tà niệm. Chạy theo tà niệm nên mới khởi niệm sân si lên, rồi khởi tất cả những phiền não lên. Cho nên chúng ta phải thực tập chính niệm. Bắt đầu bước đến cổng chùa là nhớ: “À, đến chùa là phải trang nghiêm, phải chính niệm, phải tỉnh giác, phải cẩn thận, từng hành động, từng lời nói, việc làm”. Đến chùa lắng lòng thanh tịnh trang nghiêm thân tâm tỉnh giác là có công đức. Cho nên chính niệm là một chất liệu rất quan trọng trong việc tu tập. Thiếu chính niệm không thể tu tập được. Trong Bát Chính Đạo, chính niệm là sợi dây nối kết tất cả những cái khác lại. Không có chính niệm tức là tà niệm, là tán loạn là chúng ta không thể nào tu tập được. Người thường tà niệm thì không vào được đạo. Cho nên đại chúng nhớ phải thực tập chính niệm. Chính niệm là căn lành, là một trong năm thiện căn chúng ta phải tu tập”.

Đại đức cũng chỉ dạy, cả chùa mà thực hành được chính niệm thì ngôi chùa ấy rất trang nghiêm. Ai ai cũng chính niệm tỉnh giác thì không còn sân giận, cãi vã lẫn nhau. Đại đức cũng sách tấn đại chúng khi đến chùa cố gắng thực tập chính niệm để tăng trưởng được công đức, tiến tu trên bước đường học Phật.

loading...