Sách Phật giáo
Thiền, sức khỏe, hạnh phúc và thăng tiến xã hội (Hết)
Thứ hai, 12/02/2018 04:52
Ttrong cuộc sống, chúng ta phải an vui bằng mọi giá. Và lúc thiền, phải định được tâm trong tất cả các tình huống. Đi, đứng, nằm ngồi... phải ý thức. Nghĩa là phải biết chúng ta đang nói, đang đứng, đang đi… Làm việc nào biết rõ việc ấy (chánh niệm). Bên cạnh thiền, chế độ ăn uống nên có nhiều rau, củ, quả, ít thịt, cá và cẩn thận về lượng đường, muối, dầu và bột ngọt trong các thức ăn. Nên theo con đường trung đạo; đừng thái quá, cũng chẳng bất cập.
Bài 17: Thiền - tổng luận
(Meditation: A Summary)
(Meditation: A Summary)
Chương nầy, tóm lược những điểm chính về Thiền sức khỏe, để những độc giả ít thì giờ có thể nắm bắt việc hiểu và thực hành thiền dễ dàng hơn, cũng như những ai muốn hướng dẫn người khác cũng không cảm thấy khó khăn hoặc trở ngại. Bài đầu trong cuốn sách nầy, trình bày mười thứ bệnh thường xẩy ra; tim, gan, tỳ, phế, thận, sida, ung thư, tiểu đường, v.v.. Các bệnh nầy khó chữa trị và dễ nguy hiểm đến sinh mạng.
Bài thứ 2 nói về: bệnh trạng, nguyên nhân, cách chữa trị và phục hồi sức khỏe (khổ, tập, diệt, đạo). Đạo đế được hiểu như là Thiền chánh niệm [đi, đứng, nằm, ngồi, luôn luôn chánh niệm hay tỉnh thức (awareness)].
Như chúng ta biết (bài số 2), có từ 75-90% bệnh tật sinh ra là do căng thẳng, mà Thiền có thể làm giảm căng thẳng nên Thiền có khả năng trị bệnh.
Khi bị căng thẳng, hệ Giao cảm tiết ra chất hóa học cực mạnh Epinephrine. Cũng có thể gọi là chất hóa học cortisol, làm cho tim đập nhanh, phổi thở nhiều, lượng đường trong máu gia tăng, áp huyết cao, bao tử ăn không tiêu. Hệ đối giao cảm tiết ra chất Norepinephrine để cân bằng cơ thể. Nếu tình trạng nầy kéo dài thì bệnh tật sẽ không tránh khỏi.
Thời đại cơm áo gạo tiền, trầm cảm và căng thẳng sẽ đến thăm tất cả mọi người, không chừa một ai. Từ tổng thống, thủ tướng, tướng tá, binh sĩ, nhân viên, chủ, thợ, học sinh, sinh viên, giáo chức, công an, cán bộ, già trẻ lớn bé… đều có thể bị căng thẳng. Bệnh viện quá tải, ngân sách chi tiêu y tế ngút ngàn, cá nhân, hãng, xưởng… bị dồn nén và phá sản.
Nhiều con bệnh tốn tiền tỉ đồng nhưng việc hy vọng phục hồi vẫn còn xa xăm diệu vợi.
Âu dược và các phương tiện chữa trị của thời đại tân tiến ngày nay được đem ra áp dụng. Nhưng nhiều thứ bệnh, y giới vẫn còn bó tay.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton được bác sĩ chuyên ngành khuyên, nếu muốn sống lâu thì nên ăn chay và thiền. Tổng thống Clinton phải nhờ một vị thầy bày cho cách ăn chay và cách thực hành thiền. Nay ông vẫn rất khỏe mạnh.
Con người thường rất thực tế, ăn no mặc kín chưa đủ, mà phải ăn ngon mặc đẹp. Cuộc sống là vậy, khỏe mạnh, xinh xắn cũng chưa hài lòng mà phải mạnh khỏe hơn, đẹp hơn, thông minh hơn, sống lâu, sống có hạnh phúc hơn, rồi học gỏi hơn, điểm thi cao hơn, bệnh được hồi phục nhanh chóng hơn, quân nhân chiến đấu kiên cường hơn, tù nhân bớt đau khổ, công ty có nhiều lợi nhuận hơn… Thì thiền có thể xem như một vị thuốc thần, đáp ứng phần lớn các nhu cầu ấy. Thiền và sắc đẹp, Thiền và thông minh, Thiền, trẻ ra già chậm, Thiền cho học sinh, Thiền trong bệnh viện, Thiền với tù nhân, Thiền trong công ty, Thiền để thăng tiến xã hội, v.v…
Ảnh sưu tầm |
Tổng quát một bức tranh sơ lược về thiền bao gồm gần 20 lĩnh vực như thế, có lẽ không phải là điều quá đáng để nói rằng, thiền giống như một loại thuốc tiên, nó luân chuyển khắp cả cơ thể mỗi lúc Tâm của chúng ta được Định. Nói cách khác là lúc tâm định thì sẽ có tác dụng tốt cho hệ miễn nhiễm, hệ tim mạch, hô hấp, não bộ, nhan sắc, thông minh và v.v.., chứ không phải mỗi thứ bệnh thì phải sử dụng một loại thiền khác nhau để đối trị.
Kèm theo là một số hình ảnh được tách ra từ cuốn sách mà quý vị đang có trong tay. Nếu hiểu được các hình ảnh nầy, chúng ta sẽ biết nguyên nhân của bệnh tật và phương thức chữa trị, ngay cả có thể chỉ dẫn cho người thân và bạn hữu thực tập thiền để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Kèm theo là một số hình ảnh được tách ra từ cuốn sách mà quý vị đang có trong tay. Nếu hiểu được các hình ảnh nầy, chúng ta sẽ biết nguyên nhân của bệnh tật và phương thức chữa trị, ngay cả có thể chỉ dẫn cho người thân và bạn hữu thực tập thiền để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Một trong những vấn đề then chốt quan trọng của thiền là phải định được tâm, nếu không thì không có kết quả. Định tâm không phải dễ, nhưng cũng không phải quá khó. Văn ôn võ luyện, việc tập trung tâm vẫn nằm trong tầm tay với. Độc giả nên xem kỹ lại bài “Thiền quanh ta và các cách thiền”. Đơn giản nhất là, theo ba động tác chính sau đây:
1. Kiếm một chỗ ngồi thoải mái (nằm cũng được)
2. Tâm dõi theo sự hít vào và thở ra
3. Nếu tâm chạy tán loạn, thì hãy nhẹ nhàng, đưa trở về với hơi thở.
Chỉ đơn giản như thế thôi!
Nếu muốn có hiệu quả hơn nữa. Nên nhớ nằm lòng hai điều ông bà cha mẹ thường dạy:
“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ
An vui thì khỏe mạnh, ưu phiền sẽ ốm đau”.
Thực hành thêm hai điều đề nghị trên, có nghĩa là chúng ta đã sử dụng Thiền chánh niệm (Mindfulness Meditation) 24/ 24 giờ mỗi ngày. Chúng ta vẫn còn than phiền, thiền không có kết quả chăng?
Nên lưu ý rằng, không phải mỗi thứ bệnh, chúng ta phải áp dụng một loại thiền khác nhau. Nhưng chỉ áp dụng một loại thiền nào mà ta thích (Thí dụ thiền thở, thiền chánh niệm…), thì kết quả sẽ vô lường. Dưới đây là một số tác dụng do thiền:
1. Bạch huyết cầu gia tăng, hệ miễn nhiễm mạnh chống lại vi khuẩn và vi trùng gây bệnh, v.v...
2. Hệ tim mạch thông thoáng, các dưỡng chất được chuyển đến để nuôi các tế bào da, làm cho da ửng hồng, khuôn mặt dễ thương, phúc hậu, v. v...
3. Não bộ được tái tạo, chất xám gia tăng, sự tập trung chú ý cao, não bộ hoạt động toàn diện, làm cho con người thông minh hơn, học giỏi, thi điểm cao, v.v...
4. Căng thẳng giảm, an lạc tăng. Cuộc sống trường thọ,…Vô số lợi ích. Khó có thể kể hết sự diệu dụng của thiền.
Kính chúc quý vị an lạc
Phụ lục
CẦU AN, CÓ AN KHÔNG?
Vài câu chuyện thuộc loại vô hình
Chữa bệnh bằng niềm tin
Ngày rằm, mồng một, nhất là mỗi đầu năm Tết âm lịch, phật tử Việt Nam, ngay cả nhiều người không là phật tử, cũng đến chùa dâng sớ và lễ vật cầu an, tụng kinh Phổ môn (Lotus Sutra), kinh Dược sư (Medicine Sutra). Lớp lớp sóng người, già trẻ, lớn bé, tấp nập khó chen chân ở hầu hết các ngôi chùa khắp cả nước. Hương, hoa, trầm tỏa mùi thơm ngào ngạt từ trong điện Phật ra đến ngoài sân. Sự tấp nập còn nhiều hơn nữa trong những ngày trảy hội tại chùa Hương, chùa Thầy.
Câu hỏi hơi lạ nhưng cần thiết là, khi trảy hội, chắp tay cầu an, có được an không? Nếu không, tại sao Tết năm nào dân chúng cũng tấp nập đến chùa cầu an để làm gì? Và không an thì mất thì giờ, tốn tiền sắm lễ vật cúng bái như vậy là một việc làm vô ích chăng? Và nếu có an, đâu là bằng chứng? Có thể thấy và lý giải vấn đề này dựa trên cơ sở khoa học được không?
Trọng tâm của bài viết nhắm đến hai điểm, một là thuộc về tâm linh, hai là trên cơ sở khoa học. Vì thời đại nầy, nói phải có chứng cứ, còn không thì khó được mọi người chấp nhận.
CẦU AN, CÓ AN KHÔNG?
Vài câu chuyện thuộc loại vô hình
Chữa bệnh bằng niềm tin
Ngày rằm, mồng một, nhất là mỗi đầu năm Tết âm lịch, phật tử Việt Nam, ngay cả nhiều người không là phật tử, cũng đến chùa dâng sớ và lễ vật cầu an, tụng kinh Phổ môn (Lotus Sutra), kinh Dược sư (Medicine Sutra). Lớp lớp sóng người, già trẻ, lớn bé, tấp nập khó chen chân ở hầu hết các ngôi chùa khắp cả nước. Hương, hoa, trầm tỏa mùi thơm ngào ngạt từ trong điện Phật ra đến ngoài sân. Sự tấp nập còn nhiều hơn nữa trong những ngày trảy hội tại chùa Hương, chùa Thầy.
Câu hỏi hơi lạ nhưng cần thiết là, khi trảy hội, chắp tay cầu an, có được an không? Nếu không, tại sao Tết năm nào dân chúng cũng tấp nập đến chùa cầu an để làm gì? Và không an thì mất thì giờ, tốn tiền sắm lễ vật cúng bái như vậy là một việc làm vô ích chăng? Và nếu có an, đâu là bằng chứng? Có thể thấy và lý giải vấn đề này dựa trên cơ sở khoa học được không?
Trọng tâm của bài viết nhắm đến hai điểm, một là thuộc về tâm linh, hai là trên cơ sở khoa học. Vì thời đại nầy, nói phải có chứng cứ, còn không thì khó được mọi người chấp nhận.
VÀI CÂU CHUYỆN THUỘC LOẠI VÔ HÌNH
Tâm linh là vấn đề trừu tượng, khó lý giải nhưng không thể không chấp nhận. Cá nhân người viết có một kinh nghiệm thời niên thiếu, lúc 12 tuổi. Nhà ở vùng quê, tôi bị “bệnh bao tử” ba năm. Gọi là bệnh nhưng không có triệu chứng đau nhức, chỉ có việc là mỗi ngày ăn ít dần. Đến cuối năm thứ ba vào dịp đông tàn; sắp đến Tết, liên tiếp 4 ngày tôi không còn ăn uống gì cả. Tôi cảm thấy sắp chết. Thân thể yếu hẳn, chỉ nằm trên giường không còn ngồi dậy được nữa.
Quê nghèo, bệnh thường được chữa trị bằng thuốc Bắc. Thầy Quỳnh, người làng Diên Sanh tỉnh Quảng Trị, là một lương y nổi tiếng. Sau ba năm liên tục, bố tôi theo đuổi chữa bệnh cho con bằng thuốc Bắc với lương y nầy, nhưng không mang lại kết quả. Đến những ngày cuối năm thứ ba, gần Tết, tôi cảm thấy mình sắp chết, và thầy thuốc cũng mách bảo cho người hàng xóm là tôi “không qua khỏi” mùa đông.
Nhưng người Việt mình thường nói, còn nước còn tát. Bố tôi đi xem xăm tại chùa Tỉnh hội Quảng Trị. Quẻ xăm viết “Xuân hựu lai”. Được thầy cho biết “mùa Xuân cháu mới bình phục”. Còn “thầy pháp” (bùa chú) thì bảo, mộ của mẹ tôi chôn nơi quá ẩm ướt, bà lạnh không thể chịu nổi, phải dời đi chỗ khác. Mẹ không bao giờ “bắt” con, nhưng bà có cách “làm khó” cho con qua bệnh bao tử để bố tôi dời mộ [cải táng] đến chỗ đất cao hơn. Đây là con đường cùng; ai bảo gì làm đó, để cứu mạng cho con. Bố tôi nghe theo và dời mộ của mẹ đến chỗ đất cao. Ngày kế tiếp là cúng lễ “tạ ơn thần thủy thổ”.
Sau việc dời mộ mẹ và lễ “tạ ơn”, tôi đi tiểu liên tục suốt một đêm trường, cứ 3 hoặc 5 phút một lần. Dường như mấy lâu nay ít ăn hoặc không ăn được vì nước bị chứa nhiều trong người, nay được thoát ra? Từ đó, sức khỏe tôi ngày mỗi khá và hai tháng sau thì lành hẳn. Đến nay, đã vài mươi năm nhớ lại cơn bệnh thời thơ ấu, tôi vẫn không thể lý giải được mà chỉ biết nói rằng, con người còn quá giới hạn về những vấn đề siêu hình và tâm linh, khó lý giải.
Câu chuyện thứ hai, vợ người bạn tôi tên Nga cùng ở vùng California với tôi. Hai năm trước, lúc đi chơi vườn Tao Đàn, TP. HCM, bà ngồi trên xích đu của trẻ em, bị té, mặt chảy máu khá nhiều. Những người cùng đi bộ bàn nhau nên gọi xe cứu thương. Nhưng gặp một người tuổi khoảng 60, thấy tình trạng ấy, đứng cách xa bà Nga 2 mét, ông nói để ông ấy cầm máu cho. Ông ta chỉ đưa bàn tay hướng về mặt bà Nga, tự động máu cầm lại. Ông ta tiếp tục lặng lẽ đi mà không nói một lời nào.
Qua việc nghiên cứu thiền tôi được biết, người ngồi thiền có thể có “năng lượng” để gởi ra giúp người khác. Mà trường hợp bà Nga là một. Phật và Bồ tát là những vị đã giác ngộ, thì việc phóng “năng lượng” để giúp chúng sanh, lúc chúng sanh chí thành cầu nguyện, không phải là việc khó làm đối với quý Ngài.
Câu chuyện nhỏ khác, năm 1979, tôi đi phố mua về ba ve (chai nhỏ) nước sâm. Mỗi ve một mỹ kim. Bạn cùng nhà xin một ve và hỏi giá bao nhiêu? Tôi đáp Quảng Bình: Pháp hội Dược sư 15 mỹ kim. Ông bạn uống trước lúc đi ngủ. Sáng dậy ông nói, cảm ơn nhiều lắm. Tối qua nhờ uống ve nước sâm mà ngủ ngon. Tôi thầm nghĩ, vì tôi nói láo là 15 MK một ve. Nếu nói thật chỉ có 1 MK, có lẽ ông bạn không cảm thấy có một giấc ngủ ngon tối khi hôm.
Tuy nhiên, các câu chuyện trên đây cũng vẫn chỉ là niềm tin và vô hình. Tôi muốn trình bày cùng độc giả việc “cầu an có an hay không?” trên cơ sở khoa học.
Ngày nay khoa học có những phát minh và thí nghiệm đã biến nhiều vấn đề trừu tượng thành cụ thể; có thể nắm bắt và chứng nghiệm.
CHỮA BỆNH BẰNG NIỀM TIN (Placebo)
The Power of the Placebo
The Power of the Placebo
(Sức mạnh chữa trị bằng niềm tin)
Tóm lược về thuốc đau nhức: Trong Thế chiến thứ hai nhiều thương binh Mỹ được chích thuốc morphine tại chiến trường hay tại bệnh viện để giảm cơn đau. Nhưng lượng thuốc không đủ để cung ứng vì có quá nhiều thương binh. Những người điều trị chích nước biển (saline Source: Society for Neuroscience. Creation Date: 31 May 2012 | Review Date: 31 May solution) nhưng lại nói với thương binh là họ đã được chích morphine. Kết quả là 40 phần trăm thương binh ấy cũng cảm thấy giảm đau nhức. Nhưng nếu có ai tiết lộ là họ được chích nước biển chứ không phải morphine thì chính thương binh ấy lại cảm thấy đau nhức trở lại(1).
[“While treating wounded American soldiers during World War II, Henry Beecher ran out of pain-killing morphine. Desperate, he decided to continue telling the soldiers that he was giving them morphine, although he was actually infusing them with a saline solution. Amazingly, 40 percent of the soldiers reported that the saline treatment eased their pain”].
Tóm lược thuốc nhổ răng: Năm 1980, hai chuyên gia Hashish và Hai, cùng các đồng nghiệp thí nghiệm trên những người vừa được nhổ răng. Bác sĩ nói với những người đó là họ đang được nhận các làn sóng từ máy siêu âm phát ra để khỏi bị đau. Những người nầy được chia làm ba nhóm:
Nhóm A được nhận sóng siêu âm từ máy phát ra.
Nhóm B không nhận được sóng siêu âm nhưng họ tưởng rằng có nhận được vì chuyên viên thí nghiệm lén tắt máy mà họ không hề biết.
Nhóm C không nhận được sóng siêu âm gì cả.
Kết quả: Hai nhóm đầu (có nhận sóng siêu âm và không nhận sóng siêu âm), mức độ giảm đau nhiều hơn nhóm ba (C) là nhóm hoàn toàn không nhận sóng siêu âm [Evidence for placebo effects on physical but not on biochemical outcome parameters: a review of clinical trials], http://www.altmetric. com/details/106900.
Bác sĩ Andrew F. Leuchter và các đồng nghiệp cho thấy trị bệnh bằng niềm tin kết quả đạt được từ 60-70% cho các bệnh lo âu, trầm cảm, bao tử, giảm huyết áp, hạ cholesterol… và hệ miễn nhiễm gia tăng.
Thuốc giả, một viên đường hoặc viên muối chẳng hạn, có khả năng chữa trị bệnh tật nếu bệnh nhân tin đó là thuốc thật (The healing power of placebos).
Một thông tin được tìm thấy trên Marco Visscher ấn bản tháng 5. 2006. Tóm lược: Bà Judy Ruth Ashley đến bệnh viện thành phố Denver, bang Colorado, Mỹ, để chữa chứng bệnh tay run - Parkinson’s disease. Bác sĩ giả vờ chích 4 lỗ kim trên đầu bà, và nói là để cấy vào đó những mô thần kinh của một bào thai có khả năng chữa trị chứng bệnh mà bà chịu đựng 20 năm qua.
Bà Ashley tưởng mình đã được cấy vào những mô thần kinh của bào thai thật. Bác sĩ làm như có vẻ chữa trị thật để thí nghiệm phương pháp Placebo. Nhiều tháng sau bà Ashley, 65 tuổi, cảm thấy bệnh thuyên giảm và không còn khó kiểm soát được sự run tay như 20 năm qua (was less and less bothered by the dyskinesia-excessive, uncontrollable movement-that ruled her life for over 20 years). Bà nói, không còn bị đau lúc thức dậy (I would wake up pain-free), tay có thể sử dụng máy hút bụi, cầm micro hát karaoke, ngay cả lái xe… một cách bình thường(2). (Marco Visscher | May 2006 issue,Wikipedia)
Tại sao vậy?
Bệnh Parkinson là do cơ thể thiếu chất dopamine. Nhưng lúc con người có niềm tin thì chất dopamine trong cơ thể tiết ra nhiều hơn, nên bệnh Parkison thuyên giảm. Ngoài ra các chất hóa học khác như nitric oxide, endorphins, và chất thần kinh dẫn truyền enkelytin cũng được tiết ra trong cơ thể khi con người có niềm tin và an lạc hỷ xả. Sự an lạc hỷ xả làm gia tăng hạnh phúc, giảm căng thẳng, hệ thống miễn nhiễm mạnh hơn nên có khả năng phòng chống bệnh tật.
Thời đức Phật chưa có dụng cụ y khoa để thí nghiệm và phòng chống bệnh tật. Đức Phật thuyết kinh Diệu pháp liên hoa, trong đó có phẩm Phổ môn và kinh Dược sư để phật tử đọc tụng lúc cầu an. Khi người tụng kinh và cầu nguyện thành tâm, có tin tưởng thì các chất hóa học cần thiết sẽ tiết ra làm cho con người an lạc… Đây là những kháng chất chống lại bệnh tật, gia tăng sức khỏe, tăng tuổi thọ, trí tuệ phát sinh, thân hình cường tráng.
Do đó, việc cầu an nếu có tâm thành, có sự tin tưởng thì ngoài sự gia hộ của chư Phật và chư Bồ tát, người thọ trì sẽ có kết quả cụ thể. Đó cũng là một trong những lối tu mà Phật dạy là TÍN, HẠNH, NGUYỆN.
Lối tu nầy, tín đồ các tôn giáo khác có thể áp dụng được không? Xin trả lời là được, nếu họ có một đời sống tâm linh, thương mến tất cả chúng sanh và một niềm tin mãnh liệt như nhiều người phật tử. Nhưng nếu họ mang tâm ác là, “cần tiêu diệt những ai không thờ ông Thần giống ta” thì việc cầu nguyện của những người ấy có rất ít kết quả và thường chuốc thêm bệnh tật.
Tóm lại, chúng ta không nên quá lạm bàn về những vấn đề thuộc tâm linh và siêu hình. Nhưng tụng kinh, niệm Phật, lạy hồng danh, sám hối, lần chuỗi mân côi… với lòng thành và tin tưởng thì sẽ có kết quả rất tốt cho tâm, thân và cuộc đời là điều có thể tin và hiện thực.
VÀI CÂU HỎI GỢI Ý
1. Theo bài viết, các bệnh hiếm muộn có thể chữa trị bằng phương pháp Placebo?
2. Các bệnh “chợ chưa đi mà tiền đã hết” chữa trị bằng cách nào?
3. Nhiều vị sư Tây Tạng ngồi thiền giữa tuyết đến vài tuần lễ mà không ăn, họ nhờ niềm tin hay nhờ gì mà vẫn sống bình thường?
GHI CHÚ QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI VIẾT
Mặc dù chính phủ Liên bang Mỹ tài trợ cho chương trình thí nghiệm phương pháp chữa bệnh theo Placebo. Nhưng vấn đề còn nhiều bàn cãi; các chuyên gia chưa hoàn toàn đồng thuận với nhau. Xem thông tin bên dưới.
Controversial Sham Surgery Tests Efficacy of Operations
By Laura Johannes Staff Reporter of The Wall Street Journal.
Updated Dec. 11, 1998 12:01 a.m.ET, http://www.wsj.com/articles/ SB913271405321003000
1.http://www.brainfacts.org/sensing-thinking-behaving/mood/ articles/2012/the-power-of-the-placebo/
2. Ruth Ashley, Denver Colorado, http://postmoderntimes15. blogspot.com/2007/03/healing-power-of-placebos-by-marco.html
PHẬT TỬ, NÊN TU THEO PHÁP MÔN NÀO?
Câu hỏi nêu trên không phải do tôi đặt ra, nhưng lúc đi thuyết trình về thiền, có thính giả đặt câu hỏi “Thiền, Tịnh… chúng tôi nên tu theo pháp môn nào?”. Bài nầy sẽ tóm lược vài ý chính để góp phần trả lời câu hỏi rất thực tế ấy.
Vài năm qua, nhiều chư Tôn đức Tăng Ni cố gắng khôi phục và phát huy pháp môn Tịnh Độ vì thấy xã hội (không riêng gì ở Việt Nam) đang suy đồi đạo đức trầm trọng, đồng thời cũng nhằm vạch một hướng tu cho người phật tử tại gia, nhất là những vị lớn tuổi, khỏi bị cám dỗ theo tà ma ngoại đạo.
Một vài nơi, đạo tràng niệm Phật hay tu Tịnh độ thu hút rất đông quần chúng tham dự. Việc khuyến tu nầy rất cần thiết và cần nên tán thán công đức.
Tuy nhiên, cũng có người nói, tu Tịnh độ có nghĩa là cầu vãng sanh. Mà tuổi trẻ, còn quá trẻ, chưa gì đã lo đến chuyện chết, chuyện siêu sanh. Thì phải chăng đạo Phật là đạo của người già, của người chết? Có thể vì thế, nên nhiều đạo tràng quy tụ phần lớn là các cụ bà; ít cụ ông và rất ít tuổi trẻ.
Người khác còn thêm, muốn vãng sanh thì người tu phải “chán ngán cảnh giới Ta bà nầy mới có thể dốc lòng tiến tu. Và như thế, tu mới có kết quả”.
Trong cẩn trọng và chừng mực, tôi muốn góp vài ý như sau. Kinh Di Đà, Phật có dạy “Nhược dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc”. Nghĩa là không thể lấy nhân lành và phước đức nhỏ mọn của mình, mà có thể vãng sanh về Cực lạc được. Nói cách khác, người tu Tịnh độ không những không nên có thái độ yếm thế chán đời mà còn phải tích cực làm lành lánh dữ, tạo duyên tốt với đồng loại chúng sanh mới mong siêu sanh lên cõi Phật, chứ không phải chỉ có niệm Phật nhưng tâm và hành còn mang nhiều ma nghiệp mà có thể siêu sinh lúc lâm chung.
A Di Đà, có nghĩa là vô lượng quang, vô lượng thọ và vô lượng công đức. Lại gặp trở ngại nữa đây. Vô lượng quang, nếu được hiểu là ánh sáng vô lượng, thì sẽ bị chói mắt, hư mắt làm sao sống? Thật ra, vô lượng quang đối nghĩa với vô lượng tăm tối, nghĩa là vô lượng trí tuệ đối với vô lượng vô minh. Mà trí tuệ là thấy “đường”, vô minh là bí lối.
Vô lượng thọ; sống lâu quá sẽ không có chỗ cho người khác sinh ra? Nạn nhân mãn tính sao? Sống lâu được hiểu là bất sanh bất diệt, có nghĩa là giải thoát khỏi vòng sinh tử.
Và vô lượng công đức, là làm các việc lành, giúp đỡ chúng sanh theo khả năng và hạnh nguyện, chứ không phải yếm thế chán đời. Tu cũng như các ngành nghề khác, ai ai cũng cần có nhiều sức khỏe, mới có thể thành tựu sự nghiệp. Mà thiền được khoa học chứng minh là, có khả năng không những đem lại sức khỏe cho mọi người mà còn mang đến nhiều lợi ích thiết thực khác như phần trình bày dưới đây.
Ngày nay, khuynh hướng của tuổi trẻ là thích vui, thích thực tế, thích cái mới và mang tính khoa học. Do đó, phải chăng, song song với Tim, gan, bao tử, phổi, thận, ung thư, sida… pháp môn Tịnh độ, chúng được chữa bằng thiền ta nên hướng dẫn phật tử, nhất là tuổi trẻ, tu thiền. Hay cách hiểu thông thường là “Thiền Tịnh song tu”. Vì thiền, y giới và khoa học gia đã chứng minh: “Thiền có khả năng làm cho con người có hạnh phúc hơn, mạnh khỏe hơn, thông minh hơn, đẹp hơn, sống lâu hơn, chống bệnh tật và lão hóa”. Đó là những khám phá và thí nghiệm lâm sàng có chứng minh, có hình ảnh cụ thể.
Tại Mỹ, thiền được dạy trong bộ Quốc phòng, trong thể thao, trong các cơ sở giáo dục, văn phòng, hãng xưởng, trại tù v.v. Cựu Tổng thống Obama cũng ngồi thiền, cựu Tổng thống Clinton cũng ăn chay và ngồi thiền để chữa bệnh tim mạch.
Không những Thiền, mà Tịnh, Mật, Tụng kinh, Niệm Phật cũng có ích lợi như người tu thiền. Nhưng người Tây phương đã từng sống trong nền văn hóa ỷ lại, quỵ lụy van xin Thần (Thượng đế) ban cho mà không tự lực cánh sinh; không đứng thẳng trên đôi chân của mình. Do đó, họ thích bàn luận về thiền và tu theo thiền là vì thế.
Đặc ngữ của Tịnh độ có câu “Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương”. Lúc Thân Khẩu Ý thanh tịnh, thì Thiền và Tịnh giống nhau. Hoặc lúc niệm Phật mà có được nhất tâm bất loạn và lúc “Đối cảnh vô tâm thì không cần nói đến Thiền”. Điểm nầy cho thấy Thiền và Tịnh là anh em sinh đôi. Tâm Tịnh, mới có Độ Tịnh.
Một điểm khác, cũng quan trọng không kém, là có một số hành giả tu Tịnh độ nhưng quy hướng với Hòa thượng Thích Tịnh Không ở Đài Loan. Hòa thượng là vị cao tăng rất đáng quý. Mặc dầu người phật tử được dạy “Y pháp bất y nhân”, nhưng vì chúng sanh còn nhiều chấp trước.
Thêm vào đó, trong hơn hai ngàn năm qua, Việt Nam ta có rất nhiều Thiền sư lỗi lạc, há không có những vị Tịnh độ sư để cầu pháp, mà lại cầu một vị sư từ một quốc gia ít thiện cảm với người Việt, mặc dầu ngài Tịnh Không chắc chắn không thuộc vào thành phần bất hảo như nhiều đồng hương của Ngài.
Tóm lại, Thiền - Tịnh hoặc bất cứ pháp môn nào của Phật cũng đều mang lại lợi ích cho người tu. Tùy theo căn cơ, tuổi tác và môi trường của xã hội để chọn pháp môn. Và Chư tôn đức tăng ni, chắc chắn, cũng vì hạnh nguyện của chúng sinh mà hoan hỷ hướng dẫn pháp môn tu học ích lợi cho THÂN và TÂM, hợp với tuổi và hợp với thời đại khoa học hiện nay.
Nếu chỉ chú trọng đến pháp môn Tịnh Độ, thì chúng ta đã vô tình bỏ sót thành phần trẻ trung và họ sẽ dễ bị cải đạo. Và nếu chỉ chuyên về thiền, thì quý cụ lớn tuổi ít thích. Do đó, Thiền - Tịnh song tu, có lẽ, rất thích hợp cho Phật giáo Việt Nam chúng ta ngày nay?
Vì thế, các pháp môn Thiền, Tịnh, Mật, Pháp Hoa có thể rất thích hợp cho người phật tử Việt Nam đang sống trong thời đại khoa học, và trong một xã hội đa tôn giáo như hiện nay.
Kính cẩn,
Đề nghị
KHÓA LỄ: THIỀN-TỊNH-MẬTPHÁP HOA
(The Services of Meditation, Pureland,
Mantra, and the teachings of the Lotus Sutra)
Nhiều lần thuyết trình thiền tại Việt Nam tôi được nhiều chư Tăng Ni và cư sĩ chia sẻ. Tóm lược như sau:
1. Nhiều đạo tràng, phật tử được hướng dẫn tu tập rất tốt. Vì thế, các buổi lễ lúc nào cũng đông.
2. Nhiều chùa xa thành phố, chương trình tu học chưa hoàn thiện lắm, nên thiện nam tín nữ ít đi lễ chùa. Một trong những lý do của tình trạng nầy là buổi lễ đôi lúc quá dài. Thí dụ, chú Đại Bi có chùa tụng cả trăm biến (trăm lần). Những người còn trẻ không có vấn đề, nhưng nhiều vị lớn tuổi khó lòng theo kịp. Thêm vào đó, không có ghế ngồi hay tọa cụ (gối mềm để ngồi) mà ngồi trên sàn gạch bông trong điện Phật để tụng kinh. Thời gian tụng kéo dài hơn 2 giờ. Nhiều cụ than, “mệt ơi là mệt, chân cẳng tê cả lên”. Còn thanh thiếu niên đa phần buồn chán trong những buổi lễ dài như thế. Ngồi lâu không quen, nhiều bài kinh Hán Việt các em không hiểu nghĩa. Làm sao có niềm an lạc và thích tiếp tục dự các khóa lễ hằng tuần tiếp theo.
3. Một vị Trú Trì khả kính cho biết, một đạo tràng chùa trong tỉnh có lần cố tụng cho xong bộ kinh Pháp Hoa khoảng thời gian liên tục từ 5 giờ chiều đến 5 giờ sáng hôm sau.
Tụng xong, dĩ nhiên nhiều người bơ phờ, mệt mỏi, tâm hồn thiếu an lạc làm sao có sự an nhàn tự tại và phước đức? Phước đức của việc tụng kinh không căn cứ vào việc tụng nhiều hay ít, bao nhiêu biến hoặc niệm Phật mỗi lần được bao nhiêu bận chuỗi 108 hạt. Mà lợi ích của việc tụng kinh, niệm Phật là, ngoài thần lực của chư Phật chư Bồ Tát gia hộ, chúng ta có thêm niềm tin, hiểu thêm lời Phật dạy, tâm được thanh tịnh, phiền não tiêu trừ, căn lành tăng trưởng, sống trong tỉnh thức thì cuộc sống hiện tại được hạnh phúc an lạc, lúc lâm chung được về cảnh giới mà mình mong ước. Ta là sản phẩm sáng tạo của chính mình ta.
Tại sao không?
4. Tu một pháp môn?
Có người hỏi, một lúc tu nhiều pháp môn như Thiền, Tịnh, Mật và Pháp Hoa tông có gì trở ngại không?
Muốn trả lời câu hỏi nầy chúng ta nên biết, tất cả giáo pháp của Đức Phật không ra ngoài mục đích, đem sự an lạc cho chúng sanh trong cuộc sống hiện tại và siêu thoát lúc lâm chung. Phương tiện để đạt hai mục đích nầy là thiền. Nhưng nên hiểu, niệm Phật (tu Tịnh độ) mà tâm không tán loạn tức là Thiền. Tụng kinh Pháp Hoa hay trì các bài chú như Chú Đại Bi, chú Lăng Nghiêm tâm yên lắng. Đấy là thiền.
Do vậy, một buổi lễ tại các Đạo tràng Niệm Phật hay Đạo Tràng Pháp Hoa, có thể đề nghị như sau:
Sau khi niệm hương và lạy Phật:
- Tụng chú Đại Bi.
- Tụng bài Sám Nguyện “Đệ tử chúng con từ vô thỉ. Gây bao tội ác bởi lầm mê…”, hoặc tụng bài Sám Hối nếu nhằm ngày 14 và 30: “Đệ tử kính lạy đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà…”
- Niệm danh hiệu Phật, niệm Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, hoặc niệm chú “Úm ma ni bát mê hồng” (bài chú nầy có nghĩa là ngọc sáng hoa sen).
- Thiền hành khoảng 15 phút. Khoa học đã thí nghiệm, Thiền hành (đi bộ trong chánh niệm) không những có tác dụng làm hệ hô hấp và hệ tim mạch được lưu thông tốt mà còn làm giảm căng thẳng. Đây là yếu tố quan trọng góp phần chữa trị bệnh tật.
- Thiền khoảng 15-20 phút. Tác dụng của thiền vô số kể. Sau đây là vài tiêu biểu: bạch huyết cầu gia tăng, hệ miễn nhiễm mạnh, có khả năng chống lại vi khuẩn và vi trùng, hai đạo quân gây ra bệnh tật.
- Xướng Tam Tự Quy, lạy Phật cũng là một hình thức vừa thiền vừa thể dục.
- Buổi lễ nhiều nhất là khoảng 1 giờ đến 1 giờ rưỡi.
- Kể cả pháp thoại 30 phút.
- Hồi hướng.
- Kết thúc buổi lễ.
Muốn có thêm phước đức và kết quả, phật tử tại gia nên tụng kinh, niệm Phật, trì chú hay ngồi thiền ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 20 phút, tâm thân sẽ được an lạc, bệnh tật tiêu trừ, căn lành tăng trưởng, sống đời hạnh phúc. Lúc xả bỏ báo thân nầy, tâm không tham luyến, ý không điên đảo, như vào thiền định. Phật và Thánh chúng sẽ tiếp dẫn chúng ta sinh về Tịnh độ.
Hỏi: Một ngày có 24 giờ, chúng ta tụng kinh, niệm Phật, hay ngồi thiền chỉ được khoảng gần 1 giờ, 23 giờ còn lại “không tu”. Vậy có kết quả gì không?
Đáp: Tụng kinh, niệm Phật, tụng chú hay ngồi thiền, không những làm cho hệ miễn nhiễm gia tăng, mà cơ thể còn tiết ra những hợp chất dinh dưỡng như dopamine, nitric oxide, endorphins, chất thần kinh dẫn truyền enkelytin… để nuôi dưỡng cơ thể. Ngoài ra, trong thời gian “không tu” nhưng tâm luôn an lạc, yêu đời, không giận, không hờn, không oán trách ai. Đó là tu, là Thiền hành động. Tiếng Anh gọi là “Meditation in action”. Nói cách khác, đi, đứng, nằm, ngồi (4 oai nghi) luôn tỉnh thức, an lạc. Ấy là Thiền, là Tịnh…
N̓