Sách Phật giáo

Thiền, sức khỏe, hạnh phúc và thăng tiến xã hội (P.2)

Thứ hai, 22/01/2018 08:45

Nhiều năm qua khoa học gia và y giới phương Tây đã soi rọi một tia sáng lớn vào thiền học và thấy rõ hơn mối tương quan giữa TÂM và THÂN, giữa THIỀN và SỨC KHỎE. Sự căng thẳng là nguyên nhân chính của bệnh tật. Và THIỀN có khả năng làm giảm căng thẳng, nên THIỀN có thể chữa bệnh.

Thiền và năm thứ bệnh cấp tính Sida, ung thư, khớp xương, mãn kinh, tiểu đường

1. HIV (Human immunodeficiency virus) 
 
HIV (Human immunodeficiency virus) - người Việt thường gọi là Sida - là một loại vi khuẩn lentivirus thuộc nhóm retrovirus, chúng tàn phá hệ miễn nhiễm (acquired immunodeficiency syndrome: AIDS) làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng vì vi khuẩn HIV giết dần bạch huyết cầu CD4+T (a type of white blood cell or leukocyte). Những người căng thẳng thần kinh cũng dễ làm cho nhóm bạch huyết cầu CD4+T nầy bị suy giảm; làm tăng tốc độ phá hoại hệ miễn nhiễm. Loại vi khuẩn nầy lan truyền qua bốn đường: đường máu, đường sinh dục, sữa người mẹ và kim chích (Nguồn: internet).

Tháng 7.2008, Đại học UCLA (Mỹ) có cuộc thí nghiệm của Tiến sĩ Jon Kabat-Zinn về chữa trị bệnh AIDS, chương trình 8 tuần “Thiền chánh niệm giảm căng thẳng MBSR (Mindfulness-Based Stress Reduction). Ông chia bệnh nhân làm hai nhóm. Một nhóm ngồi thiền, một nhóm uống thuốc không ngồi thiền. 

Sau 8 tuần, lấy máu xét nghiệm. Kết quả như sau: Trung bình, mỗi người ngồi thiền có số lượng bạch huyết cầu (CD4+T) tăng lên 20, còn người chỉ uống thuốc mà không ngồi thiền, bạch huyết cầu (CD4+T bị sụt giảm 185. Kết quả nầy cho thấy thiền công hiệu hơn thuốc. Bạch huyết cầu CD4+T có khả năng làm chậm hay chận đứng sự phát triển của bệnh AIDS.
 
Ngày 16.4.2009, Tiến sĩ Jon Kabat-Zinn xuất bản thêm một cuốn sách mới với tựa đề “Opening to Our Lives - Jon KabatZinn's Science of Mindfulness (Khoa học của sự tỉnh thức). 

Tụng kinh Phật và niệm chú làm tăng tế bào miễn dịch chống HIV

Tại Hà Nội, năm 2010, Bác sĩ Phan Thị Phi Phi, Đại học Y Hà Nội, khuyến khích 28 bệnh nhân sida tụng kinh Phật và niệm chú ngày 2 lần tại nhà, và mỗi tháng 2 lần (ngày mồng một và rằm) tại chùa. 

Kết quả cho thấy, các chỉ số tế bào miễn dịch chống HIV của mỗi người đều tăng trong 6 tháng, bệnh nhân không bị chuyển sang giai đoạn AIDS. Đây là một thí nghiệm mang tầm thế kỷ của Gs.Ts Phan Thị Phi Phi và Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người.
 
Thiền Phật giáo trong việc điều trị bệnh sida và ung thư

(Lược dịch từ bài Buddhist Meditation and Health)

“Những căn bệnh trong thời đại tân tiến hiện nay, như ung thư, sida hoặc những bệnh do các điều kiện tâm lý phát sinh vì bức xúc và căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày, tạo ra những biến chứng phức tạp khó chữa trị. 

Vì thế, y tế hiện đại sử dụng thiền cho những chứng bệnh vừa nói, để giúp con người phục hồi cuộc sống lành mạnh. Cuộc nghiên cứu như vậy được thực hiện một cách khách quan trong khoa học y dược. 

Tuy vậy, trong lĩnh vực tâm linh, chúng ta cũng tìm thấy những giáo lý và các bài thực hành theo truyền thống Phật giáo có thể được ứng dụng để mang lại an lạc hạnh phúc cho tinh thần và thể xác của con người. Đặc biệt nhất, THIỀN đã chứng minh được khả năng có thể mang lại kết quả hữu ích cho những người biết và duy trì việc thực hành mỗi ngày.

Nhiều bác sĩ hiện đại thừa nhận rằng tâm (mind) có thể kiểm soát những hoạt động của cơ thể. Tâm là một nguyên nhân chính gây nên bệnh cho cơ thể, và chính tâm cũng có thể làm cho con người hết bệnh. Học cách để hành thiền đồng nghĩa với việc có thể làm cho thân và tâm cùng phát triển, cải thiện sức khỏe. 

Trong thời đại tân tiến, việc chữa bệnh ung thư, đều dựa vào khoa học và kỹ thuật như giải phẫu hoặc dùng tia tử ngoại. Mặc dù những cách chữa trị này được xem là tân tiến nhưng tại Thái Lan hiện nay, còn có một phương pháp chữa trị rất đáng được chú ý, đó là thực hiện một lối sống cân bằng (holistic life). Phương pháp nầy, do bác sĩ Sathit Intharakamhaeng đề nghị, quan tâm tìm hiểu thiên nhiên vận hành như thế nào trong đời sống của chúng ta, bao gồm duy trì chế độ ăn uống thích hợp. Hơn nữa, điều quan trọng là tìm xem những tiến trình tâm lý và học cách ngồi thiền, làm giảm căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày [Theo Cheowit, 1998, tr.37]

Theo cách nầy, bác sĩ Sathit áp dụng lời Phật dạy, gỉ từ sắt mà ra, có thể làm mòn sắt. Tâm (mind) của con người cũng thế, nếu chúng ta biết cách ngồi thiền để tâm sản xuất những ý nghĩ tốt thì cơ thể của chúng ta sẽ khỏe mạnh và sức khỏe tốt hơn, tâm phát sinh những ý nghĩ xấu thì cũng giống như gỉ sắt, sẽ gây ra những nguy hiểm khôn lường. Sự thiếu thăng bằng giữa cơ thể và tâm hồn là nguyên nhân chính tạo ra bệnh và lây lan những bệnh khác. Cơ thể tự nó trị liệu được bệnh tật. 

Bác sĩ O. CARL SIMONTON, thuộc Trung tâm điều trị ung thư ở California, là một chuyên gia lão luyện trong việc sử dụng phương thức truyền thống để chữa bệnh ung thư, cũng từng nghiên cứu sự liên đới giữa cơ thể và tâm hồn để chữa bệnh nầy. Ông thí nghiệm trên 10 năm và tìm thấy rằng cơ thể có một khả năng tự nhiên có thể tự chữa bệnh. Dùng thuốc thích hợp có thể giúp cơ thể có khả năng tự chữa trị, nhưng yếu tố quan trọng nhất là bệnh nhân phải sẵn sàng tham dự vào. Sự tấn công của ung thư cho thấy cơ thể của chúng ta cần được điều chỉnh và cải thiện. Thí dụ, chúng ta cần phải giải tỏa sự căng thẳng để an lạc hoặc làm cho cơ thể bình thản. Bác sĩ Simonton chứng minh rằng THIỀN rất hiệu quả cho việc chữa trị bệnh ung thư… Từ quan điểm một cuộc sống cân bằng, bệnh ung thư do tâm và thân tạo thành. Nếu một người không thể thay đổi tâm thì họ cũng không thể thay đổi thân…”(1).

“Tỳ kheo Buddhadasa nói thiền có thể trị các bệnh thân và tâm. Ông cho thấy thở trong chánh niệm là điều rất quan trọng. Chúng ta càng điều hòa được hơi thở thì càng trở nên có khả năng chống lại bệnh tật. Thở là một động tác cơ bản của con người và do đó nó mang đến một liên hệ cho việc cân bằng bình thường đối với cơ thể chúng ta. Ông tiếp, “Chúng ta phải nhận thức rằng hơi thở ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, đến ý nghĩ, đến sự tỉnh thức và đến những cơ cấu khác trong cơ thể chúng ta. Gan, thận, ruột và bao tử đều liên hệ đến hơi thở của chúng ta…” (Buddhadasa Bhikku has stated that meditation can treat diseases of the body and the mind..”.,https://www.google.com/search?q=Buddhad asa+Bhikku+M.B.B.+pp.21.&ie=utf-8&oe=utf-8).

2. UNG THƯ (Cancer)

Từ chuyên môn là malignant neoplasm. Nguyên nhân của ung thư là do một nhóm tế bào bộc phát bất bình thường vượt quá giới hạn, xâm nhập, phá hủy các mô kế cận và lan truyền đến những nơi khác của cơ thể tạo thành các ung bướu (tumors) [Cancer, medical term: malignant neoplasm, is a class of diseases in which a group of cells display uncontrolled growth (division beyond the normal limits),...]

“Bác sĩ phân tâm học Ainslie Meares, công bố những nghiên cứu liên tục từ năm 1960 với tựa đề Giảm bệnh không cần thuốc (Relief Without Drugs).

Trong bản công bố ông ghi lại những kỹ thuật thiền đơn giản từ Ấn giáo, là các phương cách hữu hiệu có khả năng chữa trị các bệnh lo âu, sợ hãi, giảm căng thẳng và đau nhức thường trực”, làm cho cơ thể hoạt động bình thường, hệ miễn nhiễm tăng trưởng giúp bệnh nhân ung thư thư giãn, thoải mái, bớt bệnh.
Ảnh sưu tầm
Khoa học gia Jon Kabat-Zinn, tại Đại học UCLA, Los Angeles, California, cũng sử dụng Thiền thư giãn trong chánh niệm MBSR (Mindfulness-Based Stress Reduction) để trị bệnh ung thư. Một thí nghiệm 90 bệnh nhân được công bố cho thấy 31% giảm được sư căng thẳng buồn lo và 67% giảm tâm tính bất thường làm gia tăng sức đề kháng của hệ miễn nhiễm, giúp bệnh ung thư thuyên giảm. 

3. ĐAU KHỚP (Rheumatoid Arthritis)

“Bệnh viêm khớp (Rheumatoid arthritis - RA) là một loại bệnh, có thể bị một hay nhiều khớp. Triệu chứng: chỗ khớp bị đau, sưng, khó di chuyển, đỏ, cứng và nóng. Có trên 100 loại đau khớp khác nhau”. 

(Arthritis is inflammation of one or more joints, which results in pain, swelling, stiffness, and limited movement. There are over 100 different types of arthritis. 

Symptoms:
If you have arthritis, you may experience:
* Joint pain
• Joint swelling
• Reduced ability to move the joint
• Redness of the skin around a joint
• Stiffness, especially in the morning
Warmth around a joint)

Cách chữa trị ngày nay là dùng thuốc, châm cứu, đấm bóp. Nhưng có nhiều thứ thuốc gây phản ứng phụ như mòn xương, hại thận…

Nhiều nhà khoa học cũng đã thí nghiệm và khám phá ra một loại thuốc rất công hiệu, mà nhiều người trong nhà Phật đã áp dụng hơn hai ngàn năm qua, đó là Thiền. Thiền giúp người bệnh thoải mái, vui vẻ, an lạc, yêu đời nên tránh được rất nhiều thứ bệnh. Tạp chí ScienceDaily số ra ngày 2.10.2007 cho thấy điều đó (ScienceDaily (Oct. 2, 2007) Meditation Therapy For Rheumatoid Arthritis Patients. Source:John Wiley & Sons, Inc).

“Summary: A revered contemplative practice for centuries, meditation has recently inspired research into its therapeutic value for everything from anxiety disorders to heart attack prevention. A painful, progressive autoimmune disease, rheumatoid arthritis is associated with a high risk of depression - double the risk of the healthy population, by conservative estimates - and various forms of psychological distress. Increasingly, RA patients are turning to alternative therapies like meditation to ease the toll of their disease. Mindfulnessbased stress reduction shows promise for easing psychological distress associated with disease symptoms”, http://www.
sciencedaily.com/releases/2007/09/070928092147.htm
 
4. THỜI MÃN KINH (Hot Flashes: Vụt nóng) 

Hot flashes (vụt nóng trong người) xảy ra ở thời kỳ mãn kinh của phụ nữ, do kích thích tố estrogen bị giảm lúc lớn tuổi, làm mệt mỏi, chán nản, mất ngủ, ra mồ hôi, nhức đầu, buồn nôn, mặt, cổ, ngực bị đỏ và có cảm giác nóng hoặc máu chạy rân trong người. Bệnh có thể kéo dài nhiều năm. Tây y chữa trị bằng cách thay thế hormone (Hormone Replacement Therapy). Ngày nay khoa học sử dụng Thiền Quán niệm, hoặc Thiền Chánh niệm làm cho bệnh nhân cảm thấy giảm căng thẳng, buồn phiền và cảm thấy yêu đời, quên luôn bệnh tật.

5. TIỂU ĐƯỜNG (Diabetes)

Tiểu đường thường xảy ra ở những người mập (không hạn định tuổi tác), ít hoạt động và ăn nhiều chất ngọt.

Thức ăn tiêu hóa biến thành chất đường glucose (công thức hóa học: C6H12O6), chất này được hấp thụ vào máu để nuôi dưỡng các tế bào, nhưng để vào được tế bào, cần  phải có chất xúc tác insulin. Tụy tạng có chức năng sản xuất insulin, nhưng vì một biến chứng nào đó cơ thể không sử dụng hiệu quả lượng insulin nên đường glucose không vào tế bào mà tồn đọng trong máu. Sau nhiều năm lượng đường gia tăng trong máu gây bệnh tiểu đường. Bệnh nầy dễ gây ra các bệnh về tim, cao áp huyết, thận, mất ngủ và nhức mỏi.

Nhưng nhiều năm qua, bác sĩ và các khoa học gia đã thí nghiệm THIỀN giúp người bệnh vui vẻ, yêu đời, giảm căng thẳng, vì mỗi lúc căng thẳng thì lượng đường trong máu gia tăng. Một bài báo tìm thấy trên web, đề ngày 24.7.2006 có tựa đề Thiền và Kỹ thuật Quản lý bệnh Tiểu đường (Meditation and the Art of Diabetes Management) của tác giả Jeseph B. Nelson từng ngồi thiền 34 năm và dạy thiền 9 năm qua, cho biết mỗi ngày ngồi thiền khoảng 20 phút sẽ làm bệnh nhân thư thái, yêu đời, giảm căng thẳng, ổn định tâm thần nên giảm hoặc tránh được nhiều thứ bệnh. Các cuộc thí nghiệm của bác sĩ Dean Ornish, tiến sĩ Jon Kabat-Zinn như đã trình bày trong mục bệnh tim cũng cho thấy điều đó.

Cách chữa trị: Bệnh nhân thường được khuyên nên đi bộ, tập thể dục và ăn kiêng;tránh các thức ăn có nhiều đường và uống thuốc theo toa bác sĩ.

Qua mười chứng bệnh và cách chữa trị như trình bày cụ thể trên, do các nhà khoa học chứng nghiệm, cho thấy nhà Phật nói đúng “Vạn pháp do tâm tạo”, bệnh tật cũng thế. Sanh già bệnh chết không ai tránh khỏi, nhưng ba độc tố (three poisons) Tham - Sân - Si là đội quân chính quy mạnh nhất, giết dần các tế bào sống trong cơ thể, làm hại hệ đề kháng, cơ thể suy yếu, tạo cơ hội cho các bệnh tật phát sinh, giảm tuổi thọ và gia tăng đau khổ. Thiền hoặc pháp môn Niệm Phật sẽ giúp con người sống hài hòa, thân tâm an lạc, giảm thiểu hầu hết các bệnh tật, tạo một đời sống hạnh phúc và có ý nghĩa.

PHẦN THỰC TẬP

Phương pháp định tâm

Quí độc giả có thể thực hiện một trong 4 cách sau đây:

1. THIỀN THỞ (Breath Meditation): Là một trong những pháp thiền đơn giản, thông dụng và hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu thiền. Mỗi lần chỉ cần 20 phút, ngày hai lần. Nhưng ít nhất là 10 phút mỗi lần.

Hành giả nên bận quần áo rộng, thoải mái, dây thắt lưng lỏng vừa phải để máu huyết lưu thông dễ dàng. Kiếm một chỗ ngồi yên tĩnh để dễ tập trung ý nghĩ. Ngồi kiết già (hai bàn chân gác lên bắp vế), bán già (gác một bàn chân) hay ngồi trên ghế cũng được nhưng kết quả sẽ kém hơn hai cách ngồi vừa kể. Lưng, đầu và cổ thẳng, bàn tay phải chồng lên bàn tay trái, hai ngón tay cái vừa đụng vào nhau. Mắt nhắm lim nhim (xin xem hình trang sau), chót lưỡi đụng nhẹ vào hàm trên bên trong răng cửa.

Tâm chú ý hơi thở. Bắt đầu hít sâu vào bằng mũi, thở ra bằng miệng ba lần. Sau đó, hít vào bằng mũi, thở ra cũng bằng mũi đếm 1. Tiếp tục thở và đếm 2, 3 đến 10. Rồi đếm lại 1. Không nên đếm dưới 5 và quá hơn 10, vì khó tập trung. Luôn luôn chú tâm vào hơi thở, hoặc tập trung tâm vào một đối tượng mà mình thích. Thí dụ: tập trung tâm vào giữa hai chặn mày hay trên đỉnh đầu… đừng để nghĩ những chuyện khác. Nếu tâm chạy tán loạn thì nhẹ nhàng đem tâm trở về với hơi thở. Thiền là nhẹ nhàng, tự nhiên, không cưỡng bách. Lúc xả thiền: Hai bàn tay xoa vào nhau nhiều lần rồi xoa vào mặt, cổ, tay chân và lưng để máu huyết thư giãn, khỏi bị tê.

2. QUÁN TƯỞNG hay THIỀN QUÁN (Visualisation Meditation): Tâm hành giả nghĩ vào một ảnh tượng treo trên tường, hay tượng một lãnh tụ mà mình hâm mộ. Rồi tập trung tư tưởng (mind) vào đó, đừng nghĩ những vấn đề gì khác.

3. THIỀN CHÁNH NIỆM (Mindfulness Meditation): Đi, đứng, nằm, ngồi…luôn luôn tỉnh thức. Lúc đi biết mình đang đi, đứng, ăn… biết mình đang đứng hay đang ăn (Be mindfulness, you know what you doing).

4. THIỀN CHÚ (Mantra Meditation): Hành giả có thể niệm bài chú sáu chữ: Om Mani Padme Hum, đọc là “Um ma ni bát mê hồng” hoặc “Án ma ni bát mê hồng” (Sáu chữ nầy có nghĩa là Ngọc sáng hoa sen), lặp đi lặp lại như thế (niệm trong cổ nhưng tựa như nghe được tiếng. Tập trung tư tưởng nghe tiếng niệm đó, là có thể định được tâm.

Điều quan trọng hàng đầu của thiền là tập trung tư tưởng (focus your mind, concentrate yourself) đừng để suy nghĩ rong ruổi như con khỉ; leo cành nầy qua cành cây khác; (tâm viên ý mã: tâm như con vượn, ý như con ngựa là điều không nên). Tâm hồn luôn an lạc, thảnh thơi, vui vẻ, không lo âu phiền muộn. 

Quá khứ đã qua rồi, tương lai chưa đến, vui sống với hiện tại, nhìn tất cả vạn loại hữu tình lẫn vô tình bằng con mắt thương yêu, “Từ nhãn thị chúng sanh”. Chúc quý vị một cuộc sống an nhàn tự tại. 

VÀI DÒNG CÙNG ĐỘC GIẢ

Người viết bài nầy không phải là bác sĩ chuyên môn. Vài thứ thuốc được đề cập trong bài là thuốc mà soạn giả dùng trước đây. Quý vị nếu muốn dùng thì nên tham khảo các bác sĩ chuyên khoa. Còn những mô tả và trình bày trong bài là được trích dẫn từ sách, báo, hệ thống tin học toàn cầu và có đề xuất xứ để qúy vị dễ tra cứu, nếu cần. 

Thiền có khả năng ngăn ngừa và chữa trị bệnh tật. Có nhiều trường hợp, thậm chí thiền còn công hiệu hơn thuốc. Nhưng không nên hiểu rằng THIỀN có thể hoàn toàn thay thế cho thuốc. Ngoài ra chế độ ăn uống và tập thể dục, như đi bộ, cũng rất cần thiết cho sức khỏe. Mong quý vị lưu ý.

Nhân loại thức ăn không đủ để sống, lúc bệnh không đủ tiền mua thuốc, hoặc có thuốc mà bệnh không lành, hoặc lành bệnh nầy thì phát sinh bệnh khác vì phản ứng phụ. Hoàn cảnh Việt Nam, hệ thống y tế chưa hoàn bị lắm và bệnh nhân cũng không đủ phương tiện chữa bệnh. Do đó, thiền sẽ là một loại thuốc không tốn tiền, có tốn chăng là chỉ cần mua một cái gối nệm để ngồi thiền thoải mái, hoặc ngồi trên ghế, ngồi trên thềm xi măng cũng được. Mỗi ngày chỉ cần 20 đến 40 phút, thiền sẽ giúp chữa trị được nhiều bệnh, không tốn tiền và không nguy hiểm. Nên chăng Bộ Y tế, các bệnh viện cũng nên nghiên cứu việc hành thiền để giúp bệnh nhân, song song với các cách trị liệu bằng y dược hiện đại. Chương trình thiền ngoài việc hỗ trợ chữa hoặc phòng chống bệnh đồng thời cũng giảm ngân sách chi tiêu y tế một cách có hiệu quả. Tại Mỹ, ngoài việc thiền được đưa vào nhiều bệnh viện, trường học, nhà tù…, chương trình đào luyện của Bộ Quốc phòng tại Trung tâm West Point cũng có môn học về thiền; cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng ăn chay và ngồi thiền, theo khuyến cáo của bác sĩ, để chữa bệnh tim.

Bài 2 Thiền trị được bệnh - Tại sao?

- Căng thẳng
- Hạnh phúc
- Thiền giúp trẻ ra, già chậm, sống lâu
- Tình trạng và nguồn gốc căng thẳng
- Bệnh tăng, già mau, giảm thọ do căng thẳng


Ngồi buồn vọc nước giỡn trăng 
Nước xao trăng lặn buồn chăng hỡi buồn!

Lúc nước mặt hồ phẳng lặng, ta thấy bóng trăng dưới đáy. Cũng như thế, lúc vọng tâm lắng, chơn tâm xuất hiện. Hoặc lúc tâm yên, ta cảm nhận được hạnh phúc tràn trề. Chính đó là thiền.

Kính thưa quý độc giả, bài trước “Thiền và sức khỏe”, tôi trình bày nhiều bằng chứng mà y giới và khoa học gia của các nước tân tiến đã thí nghiệm và cho thấy THIỀN có khả năng chữa trị bệnh tật, chống lão hóa, làm cho con người đẹp hơn, thông minh hơn, khỏe mạnh hơn, sống lâu và sống có hạnh phúc hơn. 

Bài nầy sẽ trình bày tại sao con người không uống “thuốc tiên”, không dùng các thức ăn trường sanh bất tử, nếu có, mà chỉ ngồi yên tĩnh mắt nhắm lim nhim ngày hai lần tổng cộng vài chục phút, mà có thể trị được bệnh và có được các lợi ích thiết thực khác?

Hơn hai ngàn năm trước một vị giáo chủ đã tuyên thuyết “Vạn pháp do tâm tạo”. Tình trạng căng thẳng (stress) do tâm; làm cho chất hóa học cortisol xuất hiện, các tuyến nội tiết trong cơ thể sẽ tiết ra những kích thích tố để thay đổi môi trường và chức năng làm ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể, vì vậy mà có thể dẫn đến các bệnh như tim mạch, huyết áp và dạ dày cùng một số bệnh trong các bộ phận khác.

CĂNG THẲNG

Trong 6 cảm xúc nầy, chỉ có cảm xúc an lạc là có lợi cho sức khỏe mà thôi. Những cảm xúc còn lại làm cho con người căng thẳng theo từng cấp độ nhiều ít. Lúc bị căng thẳng, não bộ sẽ báo động cho tất cả các cơ quan tim, gan, tỳ, phế, thận. Các cơ quan nầy tiết ra các chất hóa học để cân bằng cơ thể. Chính các hóa chất nầy làm tổn thương lục phủ ngũ tạng và gây bệnh cho con người. Phản ứng của sự căng thẳng 
 
(1) Các chú thích theo số thứ tự TLTK ở cuối bài.

Tâm chủ động, tâm tạo tác. Người nào có nhiều niềm vui thì ít bệnh và tuổi thọ gia tăng. Trái lại, ai cau có giận hờn, lo âu, sợ hãi thì dễ bị ốm đau, cuộc sống chán chường và sự nghiệp dễ bị thất bại. 

Khoa học cho biết niềm an lạc có liên hệ đến vùng thùy não bên trái phía trước trán. Thiền giúp cho vùng nầy phát triển để gia tăng và kéo dài sự an lạc. Ngược lại, vùng tương ứng bên phải của não làm gia tăng hoạt động khổ đau như giận hờn, ghê tởm, buồn rầu…

Giáo sư Sonja Lyubomirsky, tác giả cuốn “The How of Happiness, a Scientific Approach to Getting the Life You Want”, và các đồng nghiệp nghiên cứu rất nhiều cuộc thí nghiệm, đã đưa đến kết luận là niềm an lạc đến từ ba yếu tố (2): 

*Di truyền (Set Point) [50%].
*Tập luyện (Intentional Activity) [40%]. 
*Hoàn cảnh (Circumstances) [10%]
Như thế, hạnh phúc được hình thành: HP= DT + TL+ MT
[Hạnh phúc = Di truyền + tập luyện + môi trường]

Trong sách “Làm thế nào để đạt được hạnh phúc đích thực” [“The How of Happiness: A practical approach to getting the life you want”], giáo sư Sonja dùng hình ảnh chiếc bánh như trên để mô tả xuất xứ của nguồn hạnh phúc. Theo đó, hạnh phúc có được do di truyền 50%, sự cố gắng của cá nhân (nhờ tập luyện) chiếm 40% và hoàn cảnh (môi trường) chỉ chiếm 10% mà thôi.

Trở lại sáu cảm xúc mà chúng ta thấy ở trên, nếu muốn có thêm hạnh phúc ngoài yếu tố di truyền, chúng ta nên nhìn đời bằng khía cạnh tích cực, luôn luôn an lạc vui vẻ trong cuộc sống vì an vui thì khỏe mạnh, ưu phiền là ốm đau. Nói cách khác tâm luôn yêu đời, an vui tự tại, không dính mắc là “tâm thiền” như bài thơ sau đây:

“Sống không giận, không hờn, không oán trách 
Sống mỉm cười, với thử thách chông gai
Sống vươn lên, theo kịp ánh ban mai
Sống chan hòa, với những người chung sống
Sống là động, nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương, nhưng lòng chẳng vấn vương 
Sống yên vui, danh lợi mãi coi thường 
Tâm bất biến, giữa dòng đời vạn biến”. 

hoặc

“Ta từ sinh tử về chơi
Ngồi trên chóp đỉnh mỉm cười với trăng”.

Làm việc để nuôi sống gia đình và phát triển xã hội. Nhưng với Tâm Thiền, công việc có thể hoàn thiện nhanh hơn và tạo được bầu không khí thân mật với những người xung quanh. 

An lạc và khổ đau có thể di truyền, nên chúng ta có thể nói rằng, tính tình và lối sống vui buồn của bà mẹ, nhất là trong thời kỳ thai nghén, rất ảnh hưởng đến cuộc đời của đứa bé về nhan sắc, tính khí và trí thông minh.

Ngày nay, các nhà thần kinh học đã tìm ra vùng phát sinh niềm an lạc trong bộ não cùng các mạch thần kinh chuyển vận niềm vui này. Do đó, sự thực hành làm phát sinh hỷ lạc trở thành dễ dàng và cụ thể hơn để mang lại nhiều ích lợi cho người thực hành nhờ định được tâm. 

Theo bác sĩ Gregory Fricchione, M.D., Giám đốc Trung tâm Y khoa về Thân/Tâm, lúc hành thiền thì trạng thái sinh lý trong cơ thể được thay đổi, các gene sẽ hoạt động ngược chiều với sự căng thẳng. Do đó, bạch huyết cầu được gia tăng, hệ đề kháng mạnh hơn và có khả năng chống lại các vi khuẩn và vi trùng làm hại cơ thể, và làm cho bệnh tật thuyên giảm (Nguyệt san “Tâm, Thái độ và Trí nhớ”, Mind, Mood and Memory, Sept. 2008. Vài đoạn trên được dẫn theo tài liệu của thầy Phụng Sơn cung cấp). 

Y học cũng cho thấy, thiền làm cho vùng não phía trước bên trái gia tăng niềm vui (như đã nói ở trên). Lúc đạt được trạng thái nầy thì người đó sẽ có các hiện tượng tâm sinh lý tốt lành:

* Tăng hạnh phúc, tăng bạch huyết cầu, tăng hệ đề kháng và sức khỏe.
* Tính tình tích cực, hoạt bát, lanh lợi trong việc giải quyết các khó khăn. 
* Chất hóa học cortisol giảm, huyết áp thấp, nhịp đập của tim bình thường.
* Phục hồi nhanh sau những tai nạn. 

Thiền có khả năng làm cho gene hoạt động theo hướng tích cực khi DNA chuyển qua RNA và chuyển thành chất đạm. Chất đạm trong tế bào được hợp thành bởi một hỗn hợp 20 chất axit amino (amino acids) khác nhau, có hình tương tự như một quả banh bằng dây quấn lại. Tất cả các bộ phận trong người chúng ta như tim, gan, bao tử, lá lách, ruột, phổi, xương, và tế bào thần kinh được tạo bởi các chất đạm này.
 
* DNA -> RNA -> chất đạm
(Wikipedia, The Free Encyclopedia)
 
THIỀN GIÚP TRẺ RA, GIÀ CHẬM, SỐNG LÂU 
(Vui lòng xem thêm bài số 7 trong sách này)
 
Bác sĩ Michael F. Roizen và bác sĩ Mehmet C. Oz, trong cuốn “Cẩm nang hướng dẫn cách trẻ ra, già chậm” (YOU: Staying Young: The Owner's Manual for Looking Good and Feeling Great. 2007), cho biết tuổi già liên hệ đến nhiều thứ trong cơ thể chúng ta (3):

Trong tế bào có những sợi nhiễm sắc thể (chromosomes) như những sợi dây quấn, cuối đầu dây có các chỏm nhỏ (màu vàng) che chở gọi là telomeres:

Mỗi lần tế bào sinh sản thì các telomeres bị ngắn dần. Chúng ta cần có chất telomerase để tái tạo chỏm cứng (telomere) bị mất dần [“A Good Tip”, “… Every time a cell reproduces, that telomere gets a little shorter… You need a substance called telomerase to rebuild the cap”. The book listed above. 

Page 22. (Also reference #3)]. Khi telomeres Apoptosis increasing ngắn dần thì khả năng sinh sản cũng từ từ biến from normal cells (top) to mất. Lúc tế bào không thể sinh sản để giúp cơ apoptotic ones (bottom) [nửa phần trên, tế bào thể thì nó tự hủy (apoptosis). Xem hình bên: dần dần biến mất]
 
BỆNH TĂNG, GIÀ MAU, GIẢM THỌ DO CĂNG THẲNG

Khi căng thẳng xuất hiện, hệ thần kinh giao cảm bị kích động, các tế bào thần kinh tiết ra chất norepinephrine và tuyến thượng thận tiết ra chất epinephrine hay adrenaline.

Epinephrine làm cho tim và bắp thịt gia tăng hoạt động. Hệ đối giao cảm vận hành làm tiết ra chất acetylcholine để quân bình cơ thể. Hệ thần kinh nội tiết sản xuất chất CRH (corticotrophin-releasing hormone) để duy trì sự thăng bằng.

Chất CRH được chuyển đến tuyến yên (pituitary gland). Tuyến yên tiết ra chất ACTH (adrenocorticotropic hormone). Chất nầy theo máu chuyển đến tuyến thượng thận để kích thích bộ phận này nhằm tạo ra chất cortisol. Chất nầy có nhiệm vụ tái tạo sự quân bình trong cơ thể. Xin xem hình chuyển biến dưới đây.
 
Bác sĩ Herbert Benson (1975) cho rằng có từ 60% đến 90% bệnh tật do con người bị căng thẳng(4).

Theo bác sĩ Jennifer Kegel, trong bài “THE POWER OF THE MIND Stress - the Missing Piece”, có viết “Có từ 75-90% bệnh tật sinh ra là do căng thẳng”, và Thiền Chánh niệm có khả năng làm giảm căng thẳng, nên thiền có thể chữa được bệnh tật. Bác sĩ Hebert Benson là người đầu tiên tìm thấy hiệu ứng của thư giãn (Relaxation Response), và Tiến sĩ John Kabet-Zinn phát triển thành chương trình Thiền Chánh niệm giảm căng thẳng, hiện nay được các cơ sở y tế áp dụng khắp nơi trên thế giới”. (The Journal of Lancaster General Hospital, Vol. 8 - No.1, Page 16-17)(5).

Qua đây, một lần nữa cho thấy, vai trò ưu việt của Thiền Chánh niệm (Mindfullness Meditation) trong việc chữa trị bệnh tật. 

Tóm lại, không phải là chúng ta đang học về y khoa. Do đó, chỉ nên hiểu sơ lược như sau: Lúc bị căng thẳng, cơ thể tiết ra hai chất hóc-môn cực mạnh (Norepinephrine & Epinephrine). Hai chất nầy làm cho:

- Tim đập nhanh hơn,
- Phổi thở nhiều,
- Lượng đường trong máu gia tăng,
- Áp suất huyết cao hơn,
- Bao tử khó tiêu hóa thức ăn.

Nếu tình trạng căng thẳng bị kéo dài thì bệnh sẽ phát sinh. Trong khi đó, THIỀN có khả năng làm giảm căng thẳng. Vì vậy nói THIỀN có thể chữa trị bệnh tật là một nhận định rất khách quan và khoa học.

NGUYÊN NHÂN GÂY CĂNG THẲNG 

Căng thẳng là gốc của hầu hết các bệnh tật

Những dấu hiệu của sự căng thẳng: 

(Theo “Consumer Report On Health, http://pressroom. consumerreports.org/pressroom/2008/10/”, tháng mười năm 2008):

- Tâm: Giận, buồn, cáu, hoảng sợ, khó ngủ.
- Thân: bao tử khó chịu, ăn không tiêu, nhức đầu, mệt, bắp thịt căng, nghiến răng.
- Ăn nhiều hơn, hoặc bỏ ăn, ưa uống rượu.

Nguyên nhân gây ra căng thẳng: 

Căng thẳng do hai nguyên nhân chính:

1. Di truyền: Gene chứa nhiều yếu tố di truyền từ cha mẹ. Một số người có tình trạng nhạy cảm dễ mất ăn mất ngủ. Số người khác ăn ngủ dễ. Nhóm ba, giữa hai nhóm đó. 

2. Hoàn cảnh và môi trường: 

- Bị quấy rối tình dục lúc nhỏ,
- Nghề nghiệp,
- Làm việc nhiều,
- Gánh nhiều bổn phận như chăm sóc cha mẹ bệnh, lo cho con học. 
- Gia đình bất ổn.
- Đi đường kẹt xe 
- Môi trường ô nhiễm 

Căng thẳng lâu sẽ thành kinh niên. Nếu trẻ em thì sẽ chậm lớn. Người lớn thì đời sống buồn chán, bệnh phát sinh như cao huyết áp, máu nhiều mỡ (cholesterol)… 

CÁCH HÀNH THIỀN ĐỂ GIẢM CĂNG THẲNG 

Có thể ngồi trên gối, trên ghế hay trên bậc thềm xi măng đều được. Mục đích chính là định được tâm trong thời gian hành thiền. Nhưng nếu ngồi được thế kiết già hay bán già thì tốt nhất. Ngoài 4 phương pháp thiền đã trình bày trong bài vừa đề cập, chúng ta có thể thực hành thêm cách thở ĐAN ĐIỀN (Thở bụng). Xem hình bên dưới. 

Thở bụng cũng có thể ngồi trên ghế, trên gối, trên thềm xi măng, có thể nằm. Thực hiện lúc nào mình muốn. 

Cách thở đan điền: Hít vào bằng mũi và bụng phồng lên, thở ra bằng mũi và bụng xẹp xuống. 

Hít vào và thở ra đều đặn, phồng, xẹp, phồng xẹp. Tâm dõi theo sự phồng xẹp.
THIỀN VÀ NÃO BỘ

Thiền và não bộ là một đề tài không dễ. Nhưng tiện đây, xin cống hiến quý độc giả vài điểm liên hệ sơ đẳng giữa thiền và não bộ để góp phần vào việc thấy rõ kết quả hơn lúc chúng ta hành thiền.

Điều gì xảy ra lúc bạn ngồi thiền (What really happens when you meditate) 

Khi thiền, làn sóng não bộ chuyển vào một tầng ý thức sâu hơn. (When you sit down to meditate, your brain waves shift and enter a deeper level of consciousness).

Lúc chưa thiền, sóng não vận hành từ 14 đến hơn 21 chu kỳ trong một giây đồng hồ (hình Beta). Khi thiền, tâm hơi định, sóng não từ 7-14 giây (hình Alpha). Tâm định nhiều hơn, sóng não 4-7 giây (hình Theta), và cuối cùng là ĐẠI ĐỊNH, sóng não chỉ có từ 0-4 giây (hình Delta). Delta là cấp độ rất tốt của người hành thiền. Và trong trạng thái nầy, hành giả được xem như đã đạt đến Sơ Thiền.

Thiền và chứng nhức đầu (6)

Hình thứ nhất, lúc không thiền và cơn đau nhức nhiều (màu vàng). Hình thứ hai, lúc ngồi thiền (meditation), cơn đau nhức biến mất (màu xanh).

Thiền Chánh niệm có khả năng làm giảm sự đau nhức (7). 

Phương pháp thiền mà tôi trình bày là “Thiền sức khỏe” (meditation for health) chứ không phải “Thiền giác ngộ” (meditation for enlightenment) nên không sợ bị tẩu hỏa nhập ma. Những người tu theo pháp môn Tịnh hay Mật tông cũng có các kết quả gần như những người tu thiền nếu định được tâm. Do đó, ngồi thiền, đọc kinh, trì chú v.v. đều có khả năng chữa trị bệnh tật và làm cho con người có một đời sống hạnh phúc hơn. Ngoài ra, chế độ ăn uống và tập thể dục cũng rất cần cho sức khỏe của chúng ta.

Nhân tiện đây tôi muốn thưa thêm rằng có một số sư cao tuổi, tại Việt Nam, ở trong môi trường tu tập nhưng lại bị bệnh nhiều hơn người thường mà đúng ra là phải ngược lại. Vì sao? Trước hết là do chế độ ăn uống. Thức ăn hằng ngày không đủ chất bổ dưỡng nuôi cơ thể. Trái lại, thức ăn có quá nhiều muối, nhiều đường, nhiều bột ngọt và dầu. Có nhiều vị công việc lại quá tải và thiếu tập thể dục. Nhờ có tu thiền, Tịnh, Mật …, nên đa số chư vị bệnh ở mức độ đó mà đáng lẽ là nhiều hơn.

KẾT LUẬN

Nhiều năm qua khoa học gia và y giới phương Tây đã soi rọi một tia sáng lớn vào thiền học và thấy rõ hơn mối tương quan giữa TÂM và THÂN, giữa THIỀN và SỨC KHỎE. Sự căng thẳng là nguyên nhân chính của bệnh tật. Và THIỀN có khả năng làm giảm căng thẳng, nên THIỀN có thể chữa bệnh. 

Sinh-già-bệnh-chết rồi ai cũng phải đi qua. Không ai mong cầu không bệnh; dù có mong cầu cũng chỉ phí công. Nhưng ít bệnh và sống đời hạnh phúc an lạc có lẽ cũng là tiên trên đời rồi.

Thuốc Nam, thuốc Bắc và Âu dược cũng có giới hạn, nhiều phản ứng phụ và tốn tiền. Nên chăng song song với y dược, mỗi người nên thiền ngày hai lần, mỗi lần tối thiểu 10 phút, thân tâm sẽ tốt hơn, đẹp hơn, thông minh hơn, sống lâu và có hạnh phúc hơn, chống được bệnh và lão hóa?

Cá nhân là thành tố của xã hội. Do đó, những lợi ích của từng cá nhân có được từ việc hành thiền sẽ góp phần không nhỏ cho việc canh tân đất nước. Dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh, phú cường chỉ có được lúc một dân tộc cường tráng, ngân sách chi tiêu y tế được giảm thiểu, học sinh, sinh viên thông minh hơn, người dân sống có hạnh phúc hơn… 

Từ những nhận định trên, các tổ chức y tế và từ thiện, nên chăng, huấn luyện hàng trăm ngàn người biết vững về thiền, để mở các trung tâm thiền trị bệnh miễn phí tại các quốc gia nghèo như châu Mỹ La tinh và Phi châu, nơi có đến 30% dân chúng bị bệnh sida. Đó cũng là tu theo hạnh từ bi đích thực và sẽ là một đóng góp lớn cho sự ổn định, an sinh và hòa bình thế giới.

VÀI CÂU HỎI GỢI Ý:

1. Lúc bị căng thẳng, tim đập nhanh, huyết áp cao, phổi thở nhiều, bao tử ăn không tiêu. Chữa trị bằng thuốc là chữa ngọn hay gốc?

2. Thiền có thể góp phần vào chương trình dân giàu nước mạnh xã hội văn minh phú cường?

3. Hiện nay có nhiều trung tâm dạy thiền chữa bệnh, kết quả rất tốt, nhưng không ít người bị tẩu hỏa nhập ma. Tại sao? Thiền mà chúng ta đang học tập có bị tẩu hỏa nhập ma không?

4. Nhìn vào chiếc bánh hạnh phúc và tính di truyền, nếu muốn, bạn có thể sinh được những đứa con hoàn hảo hơn?

5. Phần lớn bệnh do đâu mà có và phương pháp trị liệu?

Tác giả: Hồng Quang
Còn nữa....


TIN, BÀI LIÊN QUAN:

loading...