Sống an vui

Thiền và sức khỏe

Thứ năm, 07/04/2020 08:08

Để thực hiện quan điểm về sức khỏe của Phật Giáo, Phật Giáo đưa ra phương thức thiền định và cầu nguyện như là những phương tiện quan trọng cho các hành giả.

 > Quan điểm của Phật giáo về cơ thể và sức khỏe thể chất

Ngoài Phật Giáo ra, truyền thống thiền định và cầu nguyện có mặt trong nhiều tôn giáo, như Ấn Độ Giáo, Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo, và Hồi Giáo. Các tín đồ của những tôn giáo này đã thực hành thiền và cầu nguyện cho cả mục đích tôn giáo và lợi lạc sức khỏe. Trong tương quan tương duyên với sức khỏe, mục đích của thiền Phật Giáo là để đạt tới sức khỏe tâm linh và tinh thần, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Có 3 loại thiền được thực hành thông thường tại các quốc gia Phật Giáo Nguyên Thủy như Thái Lan, Tích Lan, và Miến Điện, và 3 loại thiền này được đặt tên sau khi có hiệu quả. Đó là thiền chỉ, thiền quán, và thiền từ bi.

Thiền quán chú trọng đến việc phát triển chánh niệm và thiền chỉ để làm cho tâm định tĩnh và lắng đọng, như hồ nước trong, sạch và yên lặng. Chánh niệm gồm cả tỉnh giác và nhận biết điều gì đang khởi sinh, từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác, mà không bị dính mắc vào đó. Nó chỉ đơn giản quán sát một đối tượng mà không có bất cứ phán đoán hay suy nghĩ nào về đối tượng đó. Sự tập chú đơn thuần này làm cho chúng ta nhìn thấy đối tượng như nó đang là. Tập chú vào một đối tượng đơn thuần để loại bỏ những thứ khác dẫn tâm thức đến sự nhất tâm, là nền tảng của thiền minh sát.

Trong việc hành trì thiền chỉ và minh sát, hành giả có thể tập trung tâm thức vào bất cứ đối tượng nào và chú tâm vào đó.

Trong việc hành trì thiền chỉ và minh sát, hành giả có thể tập trung tâm thức vào bất cứ đối tượng nào và chú tâm vào đó.

Tác dụng của nhạc Thiền đối với trí tuệ và sức khỏe

Thiền minh sát là loại thiền đặc biệt của Phật Giáo mà không thể nào tìm thấy trong các tôn giáo khác. Trí tuệ đạt được từ thiền minh sát là liễu ngộ trong thể tánh của thực tại, nghĩa là, vô thường, khổ, và vô ngã trong chính tự thân và thế giới chung quanh. Sự liễu ngộ này có năng lực giải thoát tâm khỏi những thiên kiến, để giúp cho nó chấp nhận các pháp như chúng là và hoạt dụng theo, mà không có sự cố chấp và tham ái.

Trong khi thiền chỉ làm tâm thức lặng yên bằng năng lực của chánh niệm tập chú, thiền từ bi làm trung hòa và thay thế các trạng thái độc hại như giận dữ, thù hằn, oán hận, và ganh tị bằng việc tu tập lòng từ bi và các trạng thái vi tế khác được biết như là thương yêu, cảm thông, và bình tĩnh. Từ bi, thương yêu, và cảm thông là thuốc giải độc đối với giận dữ, thù ghét, và ganh tị, trong khi sự bình tĩnh là diệu dược đối với khổ đau gây ra bởi cố chấp. Nó có khả năng giúp tâm thức giải thoát khỏi thân xác và những hiện tượng khác, vật lý hay tâm lý, và bình thản trước bất cứ sự kiện nào bên trong hay bên ngoài.

Với trí tuệ và thanh thản, tâm thức có thể buông xả tất cả các pháp khi cần, gồm bệnh nan y và ngay cả đời sống ở giai đoạn cuối cùng. Trong việc hành trì thiền chỉ và minh sát, hành giả có thể tập trung tâm thức vào bất cứ đối tượng nào và chú tâm vào đó. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu giác ngộ tôn giáo và để đạt được lợi lạc sức khỏe, hành giả cần chọn đối tượng thiền định cẩn thận. Trong Kinh Phật có 40 đối tượng được cung cấp để chọn lựa theo cá tính của mỗi hành giả.

Sức khỏe tâm linh và sức khỏe tinh thần đạt được qua thiền định bằng năng lực của chánh niệm, định tĩnh, và trí tuệ, và cũng bằng sự tu tập bốn tâm vô lượng (từ, bi, hỉ, xả).

Sức khỏe tâm linh và sức khỏe tinh thần đạt được qua thiền định bằng năng lực của chánh niệm, định tĩnh, và trí tuệ, và cũng bằng sự tu tập bốn tâm vô lượng (từ, bi, hỉ, xả).

Bí quyết duy trì sức khỏe của Lewis Hamilton: Ăn chay và hơn thế nữa

Trong Kinh Satipatthana Sutta (Kinh Niệm Xứ), đức Phật dạy 4 đối tượng căn bản của thiền định (Tứ niệm xứ) cho tất cả hàng đệ tử rèn luyện tâm ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào. Thiền định trên những đối tượng này được gọi là bốn niệm xứ, được đặt tên theo đối tượng hay cơ bản của nó. Niệm xứ gồm sự quán sát (1) thân thể, theo dõi hơi thở ra vô, 4 đại, 32 vật thể trong thân, thi thể trải qua nhiều trạng thái; (2) cảm thọ, tỉnh giác đối với các xúc cảm, ưa thích, chán ghét, trung dung, và cách chúng sinh khởi từ các căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân) và cách chúng diệt mất; (3) tâm, quán sát tiến trình tư duy, tiêu cực và tích cực, giữ tỉnh giác đối với các ý tưởng, thiện và ác, nguồn gốc của chúng, và các cách trưởng dưỡng và giải quyết chúng; và (4) pháp (đối tượng của thức), giữ chánh niệm về pháp như năm triền cái chướng ngại niết bàn, bản chất của ngũ uẩn cấu thành ngã, mười kiết sử trói buộc chúng sinh trong vòng luân hồi sinh tử, và bảy chi phần giác ngộ (thất giác chi).

Bằng sự thực hành quán niệm này trong thiền chỉ và quán, hành giả có thể đạt được chánh niệm, định tĩnh, và trí tuệ cùng lúc.

Bằng sự thực hành quán niệm này trong thiền chỉ và quán, hành giả có thể đạt được chánh niệm, định tĩnh, và trí tuệ cùng lúc.

Tam Bảo - Mô hình y khoa bảo vệ sức khỏe (I)

Bằng sự thực hành quán niệm này trong thiền chỉ và quán, hành giả có thể đạt được chánh niệm, định tĩnh, và trí tuệ cùng lúc. Bốn niệm xứ này là phương thức đơn giản và hiệu quả để rèn luyện tâm vững mạnh. Tâm được toi luyện sẽ mang lại an lạc và hạnh phúc.

Kết luận, sức khỏe tâm linh và sức khỏe tinh thần đạt được qua thiền định bằng năng lực của chánh niệm, định tĩnh, và trí tuệ, và cũng bằng sự tu tập bốn tâm vô lượng (từ, bi, hỉ, xả). Nghiêm trì giới luật cũng là yếu tố đóng góp khác. Trong Bát Thánh Đạo, giới được đặt trước thiền định và trí tuệ bởi vì giới cung cấp nền tảng để phát triển thiền định và trí tuệ. Do đó, giới là yếu tố hậu thuẫn cho thiền định cũng giống như mặt đất là nền tảng cho sự phát triển của cây cối. Đây là lý do tại sao người Phật tử thường thực hành thiền định trong khi giữ gìn giới như ngũ giới hay bát quan trai giới đối với các Phật tử tại gia, và thập giới đối với Sa di và hai trăm năm mươi giới đối với Tỳ kheo, ba trăm bốn mươi tám giới đối với Tỳ kheo ni.

loading...