Kiến thức

Thực hành Phật Pháp được an vui giải thoát

Thứ hai, 21/09/2023 10:20

Người có thiện cảm với Phật giáo, muốn tìm hiểu và thực hành đúng lời Phật dạy sẽ từng bước từng bước đi vào lộ trình an vui hạnh phúc chân thật, hướng tới thành tựu đạo đức trí tuệ vượt thoát mọi khổ đau trong sinh tử luân hồi.

Quan trọng mà người tu học Phật cần có thầy hướng dẫn và thực hành đúng pháp Phật.

Đức Phật dạy về vô minh như sau: "Này các đệ tử, chính là không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con Ðường đưa đến Khổ diệt. Này các đệ tử, đấy gọi là vô minh. Cho đến như vậy là đi đến vô minh."

Con đường hướng tới hạnh phúc nhân sinh qua việc thực hành lời Phật dạy

4ce641a13a76ef28b667

Cho nên người dù ngộ Phật tánh như tổ sư thiền vẫn chưa phải là hết hoàn toàn vô minh. Cho nên phải thấy biết được như thật về Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo), và thực hành nghiêm mật mới có thể chấm dứt được vô minh khổ đau. 

Khổ đế: Thấy biết mọi thứ, mọi hiện hữu theo duyên sinh diệt đều là khổ

Tập đế: Tham ái, ham muốn mọi thứ, trong thế gian là nguyên nhân của sự khổ

Diệt đế: Sự diệt trừ tham muốn và vướng mắc trong mọi hiện hữu

Đạo đế: Bát chánh đạo gồm tám tâm thấy biết Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế cần phải tu tập.

Đến đây chúng ta cũng đã hiểu rằng ngoài Tứ Niệm Xứ thì rất khó có pháp môn hay con đường nào khác diệt trừ phiền não, cho dù chúng sinh có đến tám mưoi bốn ngàn phiền não hay tám bốn ngàn pháp uẩn cũng không thể đi ra ngoài Tứ Niệm Xứ mà chấm dứt được phiền não. Và đây là những lời dạy Đức Phật đã dạy:

"Này các đệ tử, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Tứ niệm xứ."

Ai tu tập đúng pháp sẽ an lạc hướng đến tự tại giải thoát giác ngộ. 

Do bốn phép quán niệm không được tu tập, không được làm cho sung mãn, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không có tồn tại lâu dài.

Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài."

Bốn phép quán niệm là:

Niệm thân: (niệm hơi thở), chú tâm, tỉnh giác, chánh niệm để biết như thật về thân, về hơi thở của chính mình. 

Niệm thọ: Biết như thật về thọ, về cảm xúc

Niệm tâm: Biết như thật về tâm, về các trạng thái của tâm

Niệm pháp: Biết đúng như thật về pháp, về thực tính của vạn pháp. 

"Ít người giữa nhân loại,

Ðến được bờ bên kia,

Còn số người còn lại,

Xuôi ngược chạy bờ này.

Những ai hành trì pháp,

Theo Chánh pháp khéo dạy,

Đến an lạc hạnh phúc

Vượt ra ngoài khổ đau"

(Theo kinh Nikaya). 

loading...