Kiến thức

Thượng tọa Thích Nhật Từ nói về cải biên truyện tranh 'Nghêu sò ốc hến'

Thứ hai, 12/11/2020 04:32

TT. Thích Nhật Từ - Phó ban PGQT GHPGVN, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại TP. HCM, trụ trì chùa Giác Ngộ đã có ý kiến về các ấn phẩm truyện tranh dành cho trẻ thơ “Nghêu Sò Ốc Hến” do Nhà xuất bản Mỹ Thuật cấp phép xuất bản, phát hành đã vẽ nhân vật “thầy bói Nghêu” trong hình dáng nhà sư.

Về bài viết "Bị vợ đánh, lên núi méc thiền sư" trên Tuổi Trẻ Cười

Truyện tranh "Nghêu Sò Ốc Hến" đã được xuất bản, phát hành từ gần 10 năm nay đồng thời đã được chuyển thể thành sách nói, thể hiện hình ảnh qua các phương tiện hiện đại trong “hệ sinh thái Internet” thời 4.0, do vậy sự lan truyền, ảnh hưởng cũng trở nên rộng rãi vô cùng. Trước những ý kiến phản ánh, bức xúc từ các Phật tử, cộng đồng Phật giáo về các ấn phẩm truyện tranh này, tối qua TT. Thích Nhật Từ đã nêu lên quan điểm riêng của mình về vấn đề này.

Bóp méo nội dung gây ảnh hưởng đến hình ảnh Tăng Ni Phật giáo và đạo Phật

Cốt truyện "Nghêu sò ốc hến" là một vở tuồng hư cấu chỉ có bốn nhân vật: thầy bói Nghêu, ông trùm Sò, Lý trưởng, Thị Hến. Nhân vật bị phê phán nặng nề nhất là thầy bói Nghêu, nhưng thầy bói Nghêu đã bị đổi thành tu sĩ Phật giáo một cách có chủ ý xúc phạm, xuyên tạc Phật giáo.

Câu chuyện nguyên bản có nội dung rằng thầy bói Nghêu gieo một quẻ để bói cho đạo trích Ốc vào nhà ông trùm Sò để ăn trộm. Ốc đã đem của được trộm đó bán cho Thị Hến, một quá phụ trẻ đẹp. Khi bị phát hiện ra thì Lý trưởng và trùm Sò đã lục soát tại nhà Thị Hến và tìm ra được tang vật sau đó giải lên quan huyện. 

Tại công đường, Thị Hến đã dùng mỹ nhân kế để mê hoặc quan huyện để minh oan cho tội đồng phạm trộm cắp. Hơn thế, Thị Hến còn làm cho thầy đề mê mệt vì nhan sắc của mình. Cuối cùng, quan huyện xử Trùm Sò mất tiền và Lý trưởng bị đánh đòn, Thị Hến được tha. Kết thúc vở này là một kết thúc khá đau lòng khi quan huyện và thầy đề vì mê sắc đẹp của Thị Hến nên đã chạm mặt nhau và các bà vợ nổi cơn đánh ghen ngay tại nhà Thị Hến. Đứng trên góc độ luật pháp thì Thị Hến không phải là người tốt, vì Thị Hến là người tiêu thụ tang vật trộm cắp trong khi bản thân biết người bán cho mình là một phạm pháp và không nhận ra được tội đồng phạm của mình. Thị Hến lại tiếp tục vi phạm đạo đức là dùng mỹ nhân kế để vượt qua tội của mình và đẩy những người không có tội mà vì ham mê sắc đẹp vào con đường dở khóc dở cười. Đây là việc rất đáng lên án.

Song việc đáng lên án hơn là việc đổi tên nhân vật trong câu truyện từ "Thầy bói Nghiêu" sang "Thầy Sãi". Ở đây họ có khi dùng là Thầy Sãi, có khi lại dùng là ông Sãi. Từ trực quan, chắc chắn ai cũng nhận ra nhân vật trong truyện tranh là ông sư, người xuất gia tu hành, đồng nhất “sãi” với sư.

Nhân vật là “thầy bói Nghêu” bỗng dưng được “phù phép” thành “Thầy sãi Nghêu ở chùa”.

Nhân vật là “thầy bói Nghêu” bỗng dưng được “phù phép” thành “Thầy sãi Nghêu ở chùa”.

Đau lòng hơn khi truyện tranh này được ấn hành và bán chủ yếu cho đối tượng là các cháu bé thiếu nhi, ở một độ tuổi chưa phân định được đâu là đúng, đâu là sai. Cụ thể khi xem những bức hình trong truyện sẽ gieo vào trong tàng thức rằng thầy tu qua hình ảnh bị bóp méo rằng Thầy Sãi Nghêu là những người ham mê sắc dục, đó là những người không đáng để mọi người phải tôn trọng.

Tập truyện "Nghêu sò ốc hến" do Nhà xuất bản Mỹ Thuật ấn hành do Minh Châu kể và Đặng Hồng Quân vẽ có nội dung gồm 32 trang, mục đích là phù phép, biến thầy bói Nghêu thành Thầy Sãi Tăng mặc chiếc áo tràng nâu đeo tràng chuỗi to, tay cầm tràng hạt nhưng vì bản chất đó lại là hành vi khuấy rối tình dục phụ nữ, một tội danh theo Pháp luật rất nặng. 

Tại trang 5 của cuốn truyện vẽ hình một Thầy Sãi dung mạo bất chính đứng từ phía sau dõi mắt đưa tình với Thị Hến. Trong trang 8 có vẽ hình Thầy Sãi liếc mắt đưa tình Thị Hến gạ gẫm. Tại trang 9, vẽ Thầy Sãi giành tình với hai nhân vật là quan huyện và thầy Đề. Ở trang 11, Thị Hến vờ xin thầy Sãi chén nước để thầy Sãi "dê" Thị Hến, theo tôi đây là một hành vi rất xúc phạm.

Người khôn biết quay đầu...

Hình ảnh các ấn bản liên quan do Nhà xuất bản Mỹ Thuật cấp phép xuất bản và phát hành trong gần 10 năm qua.

Hình ảnh các ấn bản liên quan do Nhà xuất bản Mỹ Thuật cấp phép xuất bản và phát hành trong gần 10 năm qua.

Trang 14
Lên án việc chống phá Phật giáo qua cải biên truyện tranh Nghêu sò ốc hến 1 2

Tại trang 12, 13 của truyện, tác giả phác họa Thầy Sãi đang hẹn tình với Thị Hến, ở trang 15,16,17, Thầy Sãi lấn tới đụng chạm vào tay của Thị Hến. Trang 18,19, Thầy Sãi được phác họa với hình ảnh khi bị phát hiện đang đụng chạm với Thị Hến thì trốn xuống gầm dường. Theo tôi đây là một hình ảnh xúc phạm người tu của tác giả. Bởi vì gầm dường là nơi nhiều ô uế, nơi mọi người nằm lên, nơi dục tính vợ chồng không thanh tịnh.

Lên án việc chống phá Phật giáo qua cải biên truyện tranh Nghêu sò ốc hến 1 7

Tại trang 28, thầy Sãi lại chui ra để xin quan huyện ta tội. Trang 30,32 thì Thầy Sãi bị đuổi về và bị ném đá.

Lên án việc chống phá Phật giáo qua cải biên truyện tranh Nghêu sò ốc hến 1 4

Khi các hình ảnh quấy rối tình dục và hình ảnh thầy tu bị cố tình bóp méo thì các cháu thiếu nhi khi được tiếp cận sẽ không có những hình ảnh cao quý về những vị xuất gia chân chính. Tôi đặt giả thuyết rằng các tác giả là người không có hiểu biết về tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng và có thể họ khác tôn giáo cho nên họ ngụy tạo nên, thay đổi câu truyện, lợi dụng quyền tự do ngôn luận để tấn công Phật giáo. Nhưng điều đáng trách nhất lại là người quyết định cho xuấn bản, ấn hành cuốn truyện. 

Với 1 cuốn truyện 32 trang, các tác giả đã phác họa ra 13 bức ảnh, chiếm nhiều hơn các hình ảnh về các nhân vật chính của truyện. Tôi nhận thấy đó là một dụng ý xấu xa và luôn luôn nhân vật bị lên án nhất là Thầy Sãi mà theo cốt truyện đó lại là ông thầy bói.

Các giải pháp ngăn chặn tình trạng lợi dụng tự do ngôn luận xúc phạm và xuyên tạc đạo Phật

Qua sự việc câu truyện "Nghêu sò ốc hến" tôi yêu cầu giám đốc Nhà xuất bản Mỹ Thuật, công ty Nhã Nam và công ty in Tuấn Việt cùng các Biên tập viên, tập thể các tác giả phải công khai đính chính và xin lỗi bạn đọc nói chung và cộng đồng Phật giáo Tu sĩ Phật giáo nói riêng qua việc bóp méo, xuyên tạc, hình ảnh nhân vật Thầy Sãi Nghêu.

Xuyên suốt nhiều năm qua, nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng vào tự do ngôn luận, tự do sáng tác theo pháp luật quy định song lại phớt lờ những điều pháp luật nghiêm cấm để xúc phạm Phật giáo. 

Tại Điều 11, Khoản 3 Luật Xuất bản năm 2012 có quy định: "Xuất bản phẩm có vi phạm thì phải đình chỉ phát hành có thời hạn và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải sửa chữa mới được phát hành, hoặc bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành". Trong trường hợp truyện "Nghêu sò ốc hến" hoàn toàn bị xuyên tạc hình tượng tu sĩ Phật giáo, cho nên tôi kính kiến nghị Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan ra quyết định xử phạt, thu hồi, tịch thu và tiêu hủy toàn bộ ấn bản này gồm cả sách đã in, sách đã lưu tại thư viện, cũng như file sách PDF đang lưu hành trên các website. 

Cũng trong Luật Xuất bản năm 2012, tại Điều 10, Khoản 1a, 1b, 1d, 1đ có những quy định về hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản như: "Điều 10, Khoản 1a: Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc.", "Điều 10 khoản 1b: Nghiêm cấm hoạt động xuất bản truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục", " Điều 10, Khoản 1d Nghiêm cấm xuyên tạc sự thật lịch sử", "Điều 10, khoản 1đ: Không được vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, và danh dự, nhân phẩm của cá nhân".

Tôi rất muốn nhận được câu trả lời từ phía Nhà xuất bản và các đơn vị liên quan sớm nhất có thể theo đúng tinh thần Luật Báo chí.

Theo luật An ninh mạng năm 2018, Điều 8, Khoản 1c quy định: "Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng: Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc".

Cũng theo Điều 8, Khoản 3a, 3b quy định: "Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: - Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác; - Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác".

Hành động của Nhà xuất bản Mỹ Thuật và các đơn vị liên quan đã phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó có Phật giáo, và có các hành động phân biệt đối xử. Rất mong Nhà xuất bản Mỹ Thuật, và những đơn vị đã từng có các bài viết xuyên tạc, xúc phạm Phật giáo trước đây hãy trả lời về sự việc xúc phạm này.

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, truyền thông kỹ thuật số, việc phát hành các ấn phẩm như "Nghêu sò ốc hến" có nội dung xuyên tạc, xúc phạm tu sĩ Phật giáo thế này là làm hư tổn đến quá trình nhận thức của trẻ em. Tác hại làm cho cộng đồng người Việt nhìn nhận tu sĩ Phật giáo Việt Nam sai lầm một cách nghiêm trọng. 

Theo tôi, nếu không thu hồi và tiêu hủy các ấn phẩm "Nghêu sò ốc hến" thì tác hại đối với người đọc sách sẽ rất nguy hiểm, đồng thời cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến gần 60.000 Tăng Ni trên đất nước Việt Nam. 

Qua đây, Phật tử cũng cần rất tỉnh táo, nhận biết đúng để tránh được các nguồn thông tin xấu độc, có yếu tố xuyên tạc, xúc phạm Phật giáo nói chung và cộng đồng Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni Phật giáo Việt Nam. Cần lên án những hành vi xúc phạm, xuyên tạc này để cùng nhau xây dựng một cộng đồng Phật giáo phát triển bền vững trong tình Đạo pháp và Dân tộc.

Tôn kính bậc đáng kính - Đức Phật là phúc lành vô lượng

loading...