Chùa Việt
'Tiên cảnh trần gian' ở chùa Huyền Không Sơn Thượng
Chủ nhật, 07/11/2019 03:08
Nằm thu mình trên ngọn núi Chằm, giữa khu rừng Vạn tùng sơn. Chùa Huyền Không Sơn Thượng, thuộc thôn Đồng Chầm, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, được Thượng tọa Giới Đức xây dựng từ năm 1989, thuộc hệ phái Nam tông.
Với kiến trúc độc đáo cùng với nét hoang sơ huyền bí, chùa Huyền Không Sơn Thượng đã trở thành điểm đến tâm linh nổi tiếng của xứ Huế.
Từ trung tâm thành phố, vượt qua cầu Trường Tiền đi về phía chùa Thiên Mụ, qua Văn Thánh, men theo con đường nhỏ đi lên núi Chằm, Phật tử, khách du lịch sẽ bị hút hồn bởi vẻ đẹp thanh tịnh, nét huyền ảo ẩn hiện trong sương sớm của ngôi chùa Huyền Không Sơn Thượng.
Nằm thu mình trên ngọn núi Chằm, giữa khu rừng Vạn tùng sơn. Chùa Huyền Không Sơn Thượng, thuộc thôn Đồng Chầm, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, được Thượng tọa Giới Đức xây dựng từ năm 1989, thuộc hệ phái Nam tông.
Quần thể chùa Huyền Không Sơn Thượng bao gồm: Chánh điện, Am mây tía, Nghinh lương đình, Nhà khách, Chúng hòa đường (nhà sinh hoạt), Quá thiện đường (nhà ăn), Tăng xá, Cốc liêu chư Tăng-Ni…
Tọa lạc trên lưng chừng núi, một cây cầu nhỏ bắc qua dòng suối sẽ đưa Phật tử và khách du lịch đi vào Thanh Tâm Viên, sân trước là tòa Phật điện.
Đặc biệt, trong sân chùa còn có hơn 200 giỏ lan quý khoe sắc rực rỡ bên cạnh những cây tùng, hàng sư tử quân hay những cây muồng hoàng yến nở rộ mỗi khi đến mùa.
Để vào chánh điện, Phật tử và du khách phải đi qua cổng Phương Thảo Địa. Bước qua cổng là tượng Phật được cao 2 mét lưng dựa vào cây mai đại thụ.
Chánh điện tại chùa Huyền Không Sơn Thượng là một ngôi nhà nhỏ, mái thấp, đơn sơ cùng với vách gió lùa. Nơi đây thờ Phật Thích-ca Mâu-ni, thờ Xá-lợi Phật cùng Xá-lợi chư vị Thánh Tăng.
Đặc biệt, chánh điện còn là nơi để Phật tử và du khách thập phương đến lễ bái, cúng dâng cũng như để các đệ tử đến nghe Pháp. Đặc biệt, đây còn là nơi tổ chức các buổi lễ chính trong năm của chùa như: An cư kiết hạ, lễ Dâng y tắm mưa, lễ Dâng y Kaṭhina, Vesak, các buổi trai Tăng, chư Tăng làm lễ Uposatha…
Tiếp bước lên trên các bậc đá, Phật tử và du khách sẽ được thăm quan không gian nơi thờ Phật tổ và tháp chuông – nơi du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh ngôi chùa từ trên cao.
Ngoài ra, Phật tử và du khách còn được chiêm ngưỡng tượng Phật bằng đồng nặng 3 tấn nằm trên búp sen bằng đá cao 3 mét.
Động đá bên trong có tượng Phật khổ hạnh (tượng Tuyết sơn) đang tu hành.
Khu vườn Lộc giả được thiết kế biểu tượng bằng đá trắng – đây chính là vòng tròn chuyển pháp luân, đường kính 1m6, dày 25cm; trước mặt là 5 tảng đá có mặt bằng để trống, tượng trưng 5 chỗ ngồi của 5 ngài Kiều Trần Như thính pháp..