Chùa Việt
Tìm an lạc trong 9 ngôi chùa cổ nổi tiếng tại Quảng Nam
Chủ nhật, 17/07/2019 10:36
Người dân Quảng Nam mà có rất nhiều ngôi chùa có tuổi đời lâu năm, cổ kính và được đưa vào danh sách di sản văn hóa. Bạn sẽ tìm thấy được sự thanh bình, tĩnh lặng an lạc, khi đến viếng cảnh những ngôi chùa này.
Chùa Chúc Thánh
Tọa lạc tại phường Tân An, Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, với tuổi đời hơn 300 năm, chùa Chúc Thánh là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của xứ Quảng.
Thiền sư Minh Hải nhà sư Trung Hoa sang Việt Nam để dự Đại giới đàn truyền bá Phật pháp tại Huế vào cuối thế kỷ XVII, theo lời mời của chúa Nguyễn Phúc Trân. Sau đó ông đến đất Hội An Quảng Nam chọn một vùng đất cao thoáng, lúc ấy còn khá hoang vắng, thưa người dựng lên một thảo am để tu đạo, thu nhận đệ tử và lập nên hệ phái Phật giáo Lâm Tế Chúc Thánh.
Chùa Chúc Thánh hướng về phía Tây Nam, nằm nép mình dưới những tán cây cổ thụ rợp bóng, mang dáng vẻ uy nghi mà cổ kính. Chùa có phong cách kiến trúc kết hợp giữa Trung Hoa và Việt Nam.
Chùa nổi bậc với khu tháp cổ gồm 16 tháp mộ là nơi lưu giữ nhục thân của của Tổ sư Minh Hải cũng như chư Tăng trong môn phái. Khu vực Chính điện nằm uy nghiêm ở giữa được xây dựng bề thế với hệ thống kèo cột dựng vững chãi mang đến không gian thoáng đãng. Mái chùa lợp bằng ngói âm dương, bên trên là cặp long và cặp phụng với những hoa văn tỉ mỉ và tinh tế. Hiên mái có chạm trổ hình ảnh của Đức Phật Thích Ca từ khi sơ sinh đến nhập diệt.
Chính giữa có đặt tượng Tam thế ở trên cùng, bàn dưới đặt tượng Đức Phật Di Lặc, hai bên là A Nan, Ca Diếp, tượng Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền, tượng 18 vị La Hán. Hai bên là tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện cao 1m75. Hơn nữa, bên trong Chánh điện còn có hệ thống trống lớn nhỏ, đại hồng chung và tiểu hồng chung cùng với rất nhiều bức hoành phi câu đối.
Chùa Cổ Lâm
Cổ Lâm là một trong những ngôi chùa cổ ở Quảng Nam, tọa lạc tại xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc. Chùa được xây dựng vào năm 1687. Chùa Cổ Lâm là di tích lịch sử gắn với hoạt động cứu nước của chí sĩ Trần Cao Vân.
Chùa Cổ Lâm giờ đây nằm trong quần thể khu du lịch Suối Mơ (Đại Đồng, Đại Lộc). Từ thành phố Đà Nẵng, chưa đầy một giờ xe máy, bạn sẽ có mặt ở khu du lịch sinh thái này.
Chùa Phước Lâm
Chùa tọa lạc tại phường Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Chùa do Thiền sư Ân Triêm khai sơn vào giữa thế kỷ XVIII. Chùa do sư tổ Minh Lượng (một trong hai vị sư tổ đến Hội An đầu tiên) khởi dựng vào cuối thế kỷ 17 để thờ Phật.
Chùa được xây theo phong cách Á Đông cổ, theo hình chữ “Môn” gồm các hạng mục: tam quan, sân, chính điện, nhà đại đường, nhà thờ tổ. Chính điện xây 3 gian, 2 chái, hai bên là 2 lầu chuông hình tháp.
Trong nhà đại đường còn lưu giữ nhiều cổ vật quý như bộ bình bát của sư tổ Minh Lượng, những bản kinh Phật khắc gỗ. Chùa Phước Lâm là một di tích tôn giáo góp phần làm phong phú loại hình kiến trúc Phật giáo và quá trình truyền bá ảnh hưởng của đạo Phật ở Hội An.
Chùa Cầu
Chùa Cầu là cây cầu cổ trong khu đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. cầu còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều. Chiếc cầu dài khoảng 18 m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.
Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người.
Chùa Cầu là biểu tượng giao lưu văn hóa Nhật – Hoa – Việt ở Hội An. Hơn 400 năm nay, Chùa Cầu nổi tiếng linh thiêng vẫn được cư dân bản địa và khách vãn lai thành kính chiêm bái.
Chùa Hải Tạng
Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1758 vào năm Cảnh Hưng thứ 19, nằm ở phía Bắc của đảo Cù Lao nhưng sau đó vào năm 1848 thì phải di dời chùa về địa điểm cách đó 200m do bị cơn bão lũ năm ấy tàn phá nặng nề. Vị trí di dời này được cho là nơi thích hợp về phong thủy, rất lý tưởng để cho Phật ngự cũng như thuận tiện hơn cho người dân trong vùng đến thắp nhang, cúng bái, lễ Thánh, khấn Phật.
Lịch sử chùa Hải Tạng cũng được truyền thuyết kể lại rằng, vào thế kỷ 17 thì có một con thuyền chở những cột gỗ được làm từ Bắc chuyển vào trong Nam tiêu thụ, khi đi đến Cù Lao Chàm thì trời đã tối nên họ dừng lại đảo để nghỉ chân. Khi trời sáng, đoàn người tiếp tục chặng đường thì tự nhiên biển lại nổi sóng to và lớn, nếu tiếp tục đi thì sẽ rất nguy hiểm nên họ phải ở lại trên đảo.
Thấy biển cứ nổi sóng dữ mãi nên có người trong đoàn đã leo lên một ngôi miếu để khấn vái, cầu nguyện cho biển lặng để tiếp tục chuyến đi, thì có các vị thần linh thổ địa cho hay là muốn biển lặng thì cần phải dùng những cây cột gỗ này để dựng chùa ngay tại đây, thì mới mong rời đi được khỏi đảo. Chùa được dựng lên từ đó và lấy tên là Hải Tạng, hải tức là biển, tạng là Tam tạng kinh điển, tên gọi với ý nghĩa chùa chính là nơi hội tụ Tam tạng kinh mênh mông, phong phú như biển cả.
Thấy biển cứ nổi sóng dữ mãi nên có người trong đoàn đã leo lên một ngôi miếu để khấn vái, cầu nguyện cho biển lặng để tiếp tục chuyến đi, thì có các vị thần linh thổ địa cho hay là muốn biển lặng thì cần phải dùng những cây cột gỗ này để dựng chùa ngay tại đây, thì mới mong rời đi được khỏi đảo.
Chùa được dựng lên từ đó và lấy tên là Hải Tạng, hải tức là biển, tạng là Tam tạng kinh điển, tên gọi với ý nghĩa chùa chính là nơi hội tụ Tam tạng kinh mênh mông, phong phú như biển cả.
Đi tiếp vào bên trong bạn sẽ quan sát thấy nếp nhà chính được xây dựng với hệ thống cột kèo “chồng rường giả thủ” gồm 3 gian. Phía trong của chính điện, thờ ở gian giữa là 3 pho tượng Tam thế Phật, tượng Tam thánh Quan Công, Châu Xương và Lưu Bình được thờ bên gian phải (từ chùa nhìn ra) và gian trái thì thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Ở hai bên chính điện còn thờ Hộ pháp, Long thần và tấm bia đã khắc chữ Hán. Nếu bạn vòng ra phía sau điện thì còn thấy bàn thờ của Tổ sư Đạt Ma với tay cầm cuốn thư văn, dáng ngồi bán già. Những bộ hoành phi và những câu đối đỏ được thiết kế bên trong mang một vẻ uy nghiêm thêm cho ngôi chùa. Tất cả những pho tượng ở bên trong chính điện đều được làm bằng vật liệu gỗ chứ không đúc bằng đồng, vàng như ngày nay, được sơn son thếp vàng, trải qua niên đại cùng với lúc xây dựng chùa đến nay cũng được 260 năm.
Chùa Pháp Bảo
Chùa tọa lạc tại số 07 đường Hai Bà Trưng, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca thuyết pháp, phía trước đặt tượng đức Phật A Di Đà và tượng Bồ tát Di Lặc. Án thờ hai bên đặt tượng Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí.
Pháp Bảo là đạo hiệu của tổ Minh Hải, thiền phái Lâm Tế Chánh tông đời thứ 34, khai sơn chùa Pháp Bảo - Hội An, Quảng Nam. Chùa nằm ở vị trí trung tâm đô thị cổ Hội An – Di sản Văn hóa Thế giới – nên thường đón rất nhiều Phật tử, du khách trong nước, nước ngoài đến tham quan, lễ bái.
Chùa Viên Giác
Chùa tọa lạc tại số 34 đường Hùng Vương (đường Huỳnh Thúc Kháng cũ), thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Cũng là một ngôi chùa theo hệ phái Bắc tông. Cuộc đại trùng tu vào năm 1990 đã mang lại lối Kiến trúc hiện nay cho chùa Viên Giác.
Chính điện chùa được bày trí đơn giản nhưung vô cùng tôn nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca thiền định trên đài sen, hai bên thờ tượng Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng, phía trước đặt tượng Thích Ca sơ sinh. Chùa Viên Giác là một ngôi chùa có tiếng ở Quảng Nam.
Chùa Đạo Nguyên
Chùa tọa lạc tại số 34 đường Hùng Vương (đường Huỳnh Thúc Kháng cũ), thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Cũng là một ngôi chùa theo hệ phái Bắc tông. Cuộc đại trùng tu vào năm 1990 đã mang lại lối Kiến trúc hiện nay cho chùa Viên Giác.
Chính điện chùa được bày trí đơn giản nhưung vô cùng tôn nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca thiền định trên đài sen, hai bên thờ tượng Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng, phía trước đặt tượng Thích Ca sơ sinh. Chùa Viên Giác là một ngôi chùa có tiếng ở Quảng Nam.
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca thành đạo. Án thờ hai bên đặt tượng Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền. Chùa được Hòa thượng Thích Thiện Duyên xây dựng vào năm 1963, trùng tu vào năm 2015. Chùa hiện là nơi đặt văn phòng Ban Trị Sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Nam nên thường diễn ra các sự kiện lớn của Phật giáo tỉnh.
Chùa Vạn Đức
Chùa Vạn Đức tọa lạc tại thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chùa Vạn Đức là một trong những ngôi chùa cổ thuộc thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Hội An.
Tổ khai sơn chùa Vạn Đức là Thiền sư Minh Lượng, hiệu là Nguyệt Ân, tự Thành Đẳng sinh năm Bính Dần (1626) tại Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc. Chùa trải qua nhiều lần trùng tu, đặc biệt là lần trùng tu vào năm 1991 và giữ được nét kiến trúc như ngày nay.
Chùa Vạn Đức xây dựng trên khu đất có diện tích khoảng 600m2, mặt tiền quay về hướng Tây Nam, nhìn ra sông Đế Võng. Trước chánh điện chùa có nhà bia khắc “Bát nhã ba la mật đa tâm kinh” bằng chữ Hán và bản dịch của Thiền sư Thích Thanh Từ bằng chữ Việt.
Hệ thống thờ tự của chùa rất phong phú và trang nghiêm, gồm có Quan âm Nam Hải, Phật Di Lặc ở sân chùa, Tiêu diện Đại sĩ và Hộ Pháp Vi Đà ở tiền đường. Chánh điện thờ Đức Phật thích ca ở giữa, gian bên phải thờ Phổ Hiền Bồ tát, gian bên trái thờ Văn Thù Bồ Tát.
Chùa là nơi tổ chức các lễ lớn là: Vía Phật Đản sanh (15/4); Vía Quan Thế âm (19/6); Vu Lan báo hiếu (15/7); Vía Đức Phật thành đạo (12/12)… Chùa Vạn Đức được xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 1991.