Sống an vui

Tìm sự cân bằng trong Thiền

Chủ nhật, 14/08/2020 02:21

Họa sĩ Trương Tiến Trà đã mang lại cho công chúng một góc nhìn về cõi Thiền không còn quá mông lung xa vời, mà rất súc tích, cô đọng, mang lại nhiều suy ngẫm triết lý thú vị.

Sống khỏe với lời khuyên của giáo viên thiền nổi tiếng thế giới

Năm 2016, Trà có một chuyến đi quan trọng tới Nepal, tới Ca Tỳ La Vệ - quê hương của Đức Phật. Chuyến đi làm cho anh suy nghĩ rất nhiều bởi quá nhiều thứ như một giấc mơ của một thế giới khác, cõi khác ập tới, làm chao đảo, đảo lộn mọi suy nghĩ của anh.

Một ngày thức giấc, được chiêm ngưỡng cảnh hàng nghìn người đi nhiễu quanh bảo tháp, được nghe những tiếng động khác thường ngày, thay cho tiếng còi xe, tiếng phố phường, là tiếng lẩm nhẩm đọc kinh Ommanipadmehum, ngay cả tiếng vỗ cánh của những chú chim bồ câu cũng là tiếng động khác, được ngửi những mùi hương lạ, đó là mùi trầm, mùi nến làm bằng bơ bò yak, ngạc nhiên khi nghe tiếng chuông xoay mà không phải là “gõ” chuông, thỉnh chuông, mà là “xoay”.

Tiếng chuông diệu kỳ ngân lên, thức tỉnh. Người ta vẫn đi nhiễu quanh tháp, tam bộ nhất bái, những bộ trang phục sặc sỡ xa lạ, tràng hạt trên tay - họ như chẳng để tâm tới những gì xa xôi, họ đang an trú trong hiện tại. “Và tôi bỗng thấy cái máy chụp hình trên tay mình vô duyên lạ. Tôi bỏ máy ảnh, đi theo họ, lẩm nhẩm trong đầu câu Ommanipadmehum…”

Họa sĩ Trương Tiến Trà trong chuyến đi Nepal.

Họa sĩ Trương Tiến Trà trong chuyến đi Nepal.

Gieo trồng hạnh phúc bằng hành thiền

uộc tiếp xúc đầy nhân duyên ấy dẫn Trà tới những sự khám phá, khai mở tâm thức hoàn toàn mới mẻ. Bỏ hết, và làm mới mình. Những hình tượng trong tranh của Trà đã không còn những gương mặt vẹo vọ, những cặp đôi đang sex…

Trà tìm tới hình tượng những hòn sỏi xếp chồng lên nhau vốn là biểu tượng của sự cân bằng trong thiền và nếu như bạn đã lang thang ở Nepal, Tibet, Ấn Độ, bạn sẽ gặp rất nhiều những hòn đá được xếp chồng lên nhau rải rác khắp nơi.

Còn với riêng Trà, mỗi lần leo núi, hay men theo suối thác, anh hay nhặt những viên sỏi mang về, và anh nhận ra, càng ở những nơi hiểm trở, thác lớn, sỏi sẽ có nhiều màu sắc và rất đẹp. Thế có nghĩa, càng bão táp, càng có giá trị. Chính vì vậy, khi vẽ, Trà đưa hình tượng những viên sỏi vào tranh.

Theo Trà, viên sỏi đẹp nhất, chính là xá lị Phật nhưng những viên có giá trị nhất màu đỏ, cũng giống như khi mình hành thiền bằng cách đối diện với thực tại đời sống hàng ngày. Khi học cách đối diện nó, đón nhận, chứ không chấp nhận nó, “tôi thấy đời sống nhẹ nhàng đi”, Trà nói.

Một tác phẩm trong triển lãm Thiền của Trương Tiến Trà.

Một tác phẩm trong triển lãm Thiền của Trương Tiến Trà.

Đường lối tu thiền

Cũng như biểu tượng hòn sỏi, trong tranh của Trà, những con chim xuất hiện khá nhiều. Có lẽ đó là ấn tượng khi nhiễu tháp bên Nepal có khá nhiều chim bay trên đầu. Bức tranh đầu tiên Trà vẽ là một con chim đậu trên hòn sỏi. Con chim ấy, là Trà.

Bởi lần tới Ca Tỳ La vệ, Trà thấy tất cả Phật tử đang ngồi hành thiền xung quanh gốc Bồ Đề, còn mình sao giống như một con quạ, một con thú ăn thịt, khôn lỏi, một kẻ đứng ngoài, bên lề, nó được đứng với những người hành thiền, tại sao nó lại được như vậy?

Hay trong bức Nhất bộ nhất bái, khi được chứng kiến cảnh người hành hương đi một bước quỳ một bước, Trà chợt thấy trên những mái tháp, có con chim đậu ở đó. Đây là một sự kết hợp hoàn hảo, để tạo nên ý tưởng cho Trà vẽ. Điều lạ trong bộ Thiền, đó là sự tối giản mà Trà đang hướng tới. Nếu như trước kia, có chỗ trống nào, thì lấp. Giờ thì không. Chỗ trống đó, chính là để suy nghĩ.

Tác phẩm với hình tượng chú chim đậu trên viên sỏi.

Tác phẩm với hình tượng chú chim đậu trên viên sỏi.

Và bây giờ, để ngắm Thiền, hay chăng, ta nên pha một ấm trà, từ từ, nhẩn nha, đừng vội vã, đừng lướt, đừng nóng vội. Hãy cứ ung dung tự tại, để khám phá ra cái gì đã khai mở tâm trí của một người họa sĩ như Trà!

> Xem thêm video: "Tự tại trước khen chê":

loading...