Chùa Việt
Tìm về đất Phật Yên Tử
Thứ sáu, 02/01/2015 10:31
Đoàn chư Tôn đức và phật tử Khánh Hòa gồm 36 thành viên, do ĐĐ.Thích Huệ Pháp trưởng đoàn đã tìm về đất Phật Yên Tử, Quảng Ninh. Từ Hà Nội đoàn đi xe ô-tô vượt quãng đường 125 km, đến thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) thì rẽ vào đường Yên Tử, đi tiếp khoảng 9 km rẽ trái và lên núi Yên Tử bằng đường cáp treo.
Cáp treo Yên Tử (Quảng Ninh) |
Đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2 km lên tới độ cao 450 m gần chùa Hoa Yên. Với cáp treo bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao với những cây tùng, đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong những rừng cây xanh tươi và hít thở không khí trong lành.
Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật. Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã gieo mình xuống suối tự kết thúc đời mình. Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối mang tên Giải Oan.
Suối Giải oan (Yên Tử) |
Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.
Chùa Hòa Yên (Yên Tử) |
Tiếp đó tới chùa Hoa Yên còn có các tên gọi khác: chùa Cả, chùa Phù Vân, chùa Vân Yên, nằm ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi. Sau điểm này là chùa Đồng, tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 m. Chùa được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc tự (天竺寺).
Đầu năm 2007, chùa Đồng mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất (cao 3 m, rộng 12 m², nặng 60 tấn) đã được đưa lên đỉnh Yên Tử. Đứng ở độ cao 1068 m trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh và xa xa là dòng sông Bạch Đằng lịch sử chứng kiến những trận chiến thắng oai hùng của quan và dân ta phá tan quân xâm lược phương Bắc.
Đầu năm 2007, chùa Đồng mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất (cao 3 m, rộng 12 m², nặng 60 tấn) đã được đưa lên đỉnh Yên Tử. Đứng ở độ cao 1068 m trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh và xa xa là dòng sông Bạch Đằng lịch sử chứng kiến những trận chiến thắng oai hùng của quan và dân ta phá tan quân xâm lược phương Bắc.
Điện Phật chùa Hòa Yên (Yên Tử) |
Dọc đường còn có một số điểm tham quan như Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Điếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng cho chúng sinh. Đây là công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam.
Am Ngọa Vân (Yên Tử) |
Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Yên Tử là ngọn núi cao 1.068 m trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Yên Tử là một dải núi cao nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam với hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng đã được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên.
Phía Đông dãy Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh và phía Tây thuộc tỉnh Bắc Giang. Núi Yên Tử hiện còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đỉnh núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam".
Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn. Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi...
Xung quanh khu vực núi Yên Tử là còn có các di tích và danh thắng quan trọng như khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) và Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh). Hệ thống các di tích và danh thắng này được gộp chung thành Quần thể di tích danh thắng Yên Tử để đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Phía Đông dãy Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh và phía Tây thuộc tỉnh Bắc Giang. Núi Yên Tử hiện còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đỉnh núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam".
Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn. Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi...
Xung quanh khu vực núi Yên Tử là còn có các di tích và danh thắng quan trọng như khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) và Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh). Hệ thống các di tích và danh thắng này được gộp chung thành Quần thể di tích danh thắng Yên Tử để đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Phật hoàng Trần Nhân Tông |
Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Thiền Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và Ngài trở thành vị tổ thứ nhất Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308). Phật hoàng đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo.
Về thăm đất Phật Yên Tử mỗi người con Phật chúng ta như thuộc lòng bài kệ Cư Trần Lạc Đạo thấm đẩm chất thiền:
“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Giá trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”
Dịch thơ:
“Ở đời tùy lúc mà vui đạo
Mệt ngũ đói ăn thanh thản thôi
Trong nhà có báu sao tìm kiếm
Trước cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”
Chùa Đồng |
Sau khi Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, người kế tục sự nghiệp là Tổ Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284-1330), vị tổ thứ hai của dòng Thiền Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, Tổ đã soạn ra bộ sách Thạch thất mị ngữ và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như Chùa Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông Triều; Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)...
Tại trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254-1334), vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Ngày 17 tháng 5 năm 2008, Yên Tử và Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đã cùng với chùa Bái Đính ở Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) là những địa danh của Việt Nam được chọn là những thắng tích Phật giáo cho các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản Vesak 2008 thế giới lần đầu tiên tại Việt Nam đến tham quan, chiêm bái.
Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông |
Tìm về đất Phật Yên Tử, Quảng Ninh một chuyến đi đầy ắp kỷ niệm đã lưu lại trong lòng những người con Phật một lần về nguồn thật ấn tượng. Chia tay nhau nhưng mọi người vẫn còn lưu luyến, mong được chiêm bái nhiều hơn nữa những danh lam thắng tích Phật giáo, gắn liền với cuộc đời Đức Phật và chư Tổ, để từ đó mọi người có được những bài học thực tế, sinh động, người thật, việc thật, những cảm nhận sâu sắc thấm đẩm chất Thiền, dưới ánh hào quang của đức Từ phụ.
Chùa Đồng (Yên Tử) |
Trí Bửu – tháng 01.2015