Kinh Phật

Tinh thần tín hạnh nguyện trong Kinh A Di Đà

Thứ sáu, 22/01/2021 11:27

Hành giả muốn có tinh thần sáng suốt, giác ngộ thì phải gieo giống tinh thần giác ngộ, tức là cố gắng niệm Phật, phải làm thế nào cho tất cả năng lực tinh thần, giác ngộ tiềm tàng trong thân tâm chúng ta phát triển mạnh lên. Tuy có Phật gia hộ thật, nhưng Phật tức là tâm.

“Tín ngưỡng còn gọi là tín tâm kính ngưỡng. Tiếng Phạn tương đương với từ ngữ tín ngưỡng là từ Sraddha. Hán dịch: Tín tâm nghĩa là kính tín, ngưỡng vọng Tam bảo. Bước đầu tu hành Phật đạo cần phải lập tín tâm vững chắc, không dao động, tiến đến cầu trí tuệ để đạt đến cảnh giới khai ngộ”, (Theo từ điển Phật học Phổ Quang).

Tín ngưỡng Di Đà gồm có 4 sắc thái:

Sắc thái thiên thai và chân ngôn, theo đó Phật Di Đà là một trong ngũ trí Như Lai.

Sắc thái dung thông niệm Phật, theo đó giá trị của một người tin tưởng nơi Phật A Di Đà có thể truyền đến người khác và ngược lại. Nghĩa là, một tôn giáo hỗ tương, hỗ trợ bằng một đức tin.

Tịnh độ tông, trong đó tín ngưỡng Di Đà độc nhất chỉ được giảng theo nơi ba bộ Sukhavati, đặc biệt căn cứ trên những lời nguyện của Đức Phật A Di Đà.

Chân tông, theo đó tín ngưỡng này được giảng dạy một cách chặt chẽ theo nguyện thứ 8 của Đức Phật A Di Đà.

Danh hiệu A Di Đà, có ba nghĩa: Vô lượng quang, vô lượng thọ và vô lượng công đức. Nói gọn là nghĩa vô lượng. Danh từ vô lượng là biểu trưng cho thật cảnh hay thật trí vốn ở ngoài phạm trù tư duy và diễn đạt.

Lòng nghi ngờ là chướng ngại vật không thể vượt qua trên con đường dẫn đến đạo quả. Lòng tin kiên cố, tự nhiên phát nguyện cầu sanh Cực Lạc và đã phát tâm nguyện cầu, tự nhiên chuyên tâm tinh tấn, pháp hành trì, không đợi bên ngoài thúc đẩy.

Lòng nghi ngờ là chướng ngại vật không thể vượt qua trên con đường dẫn đến đạo quả. Lòng tin kiên cố, tự nhiên phát nguyện cầu sanh Cực Lạc và đã phát tâm nguyện cầu, tự nhiên chuyên tâm tinh tấn, pháp hành trì, không đợi bên ngoài thúc đẩy.

Nghi thức tụng kinh A Di Đà Việt nghĩa chuẩn nhất

Ba món tư lương: Tín, hạnh, nguyện.

tin để thành lập, nương tựa vào lòng tin để duy trì, có lòng tin chắc chắn rồi đi đến một nguyện vọng nhơn duyên quả mãn. Ngược lại, không có lòng tin bền vững thì tuy cửa Phật rộng mở bao nhiêu, cũng không chấp nhận, những người mê tín, khó mà vào được.

Kinh Di Đà lấy lòng tin, lời nguyện, giữ niệm danh hiệu Đức Phật làm tông cũng như nòng cốt. Trong Văn kinh nói: “Cần phải xưng tụng tán thán, khuyên nên tin. Lại rằng, cần phải phát nguyện, khuyên nguyện,…Lại nói, giữ niệm danh hiệu,…khuyên hành, là bảo phải thực hành niệm Phật phát nguyện cầu vãng sanh.

Tín: Tín là niềm tin rằng chúng sanh với Phật không hai, chúng sanh niệm Phật chắc đặng vãng sanh, rốt ráo thành Phật. Như trong kinh đã nói: “Các ngươi đều phải tin theo lời ta”. Tín là tự tin mình sẵn có tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ. Sự là thành thật có Đức Phật A Di Đà lập thành nước Cực Lạc bằng 48 lời nguyện tắc đại nguyện, để tiếp chúng sanh niệm Phật ở đó.

Tự là mình, tự tin, biết cái bản thể tu tâm của mình cùng ba giới, ngang khắp mười phương, nguyên sẵn thanh tịnh, nay nó bị cái vọng niệm vô minh lừa dối.

Hiện tại, nếu ta có thể mỗi niệm tức là Di Đà, chắc hẳn hiển nhiên tự tánh duy tâm tức là Tịnh độ.

Chúng ta tin chắc chắn rằng những lời Phật dạy trong kinh đều chơn thật, cần phải thâm tín, tuyệt đối không nên sanh tâm nghi ngờ.

Chúng ta tin chắc chắn rằng những lời Phật dạy trong kinh đều chơn thật, cần phải thâm tín, tuyệt đối không nên sanh tâm nghi ngờ.

Kinh A Di Đà bằng tranh

Tha là kẻ khác, biết Đức Thế Tôn nói kinh này chẳng dối gạt, Chư Phật sở dĩ có tướng lưỡi rộng dài hơn chúng nhơn là tượng trưng cho kết quả đã nhiều đời không nói dối, còn đức Phật A Di Đà lại có cõi thanh tịnh hơn các thế giới khác là để biểu dương cho tâm nguyện rộng lớn đã chơn thật làm nền tảng; nay đây chỉ có điều là chúng sanh cần phải nương nơi đức tin, lấy tâm nguyện để quyết định được vãng sanh.

Nhơn là nhơn do, nguyên nhân, tin nhơn có hai cách “định tâm niệm Phật” và “tán tâm niệm Phật” đều thành giống Phật.

Quả là kết quả, tin quả có hai điều lành là định thiện, tánh thiện, kiêm cả nguyện trọn đủ, thì chắc được đi ngay đến liên đài “chín phẩm đài sen”.

Sự là việc, sự tướng, thật sự, tin sự là tin ngoài mười muôn ức cõi Phật, có nước Cực Lạc mà ta có thể tìm đặng, bởi vì sự là do lý hiện thành, chứ không phải như cái cảnh giới ngụ ngôn.

Lý là lẽ, lý tánh, chơn lý. Tin lý là tin rất đỗi, cái cùng tột hư không khắp thế giới kia, cũng là duy nơi tự tâm biến hiện thay, bởi vì lý nó do nơi sự để rõ bày.

“Lòng tin lại có hai, một là nghe mà sanh, hai là từ nghĩ mà sanh. Những người từ nghe mà sanh mà chẳng từ nghĩ mà sanh, thì gọi là lòng tin chẳng đầy đủ. Còn có hai: Một là tin đạo, hai là tin có chứng đạo. Lòng tin người nào chỉ tin có đạo mà chẳng tin có các người chứng đạo, ấy gọi là lòng tin chẳng đầy đủ”, (Kinh Niết bàn).

Như vậy, đức tin là lòng tin lắng trong không còn nghi ngờ điều gì, nó có tác dụng là chỗ nương tựa cho tâm hồn, là ánh sáng soi đường cho ta hành động. Nhưng tin, ở đời còn nói tin cậy, là tin vào lẽ chân thật, tin cậy vào một người vốn lương thiện là bản chất họ, ta tin cậy họ không còn lo nghĩ, vì họ không dối gạt ai bao giờ. Tin là tin vào lời nói và hành động của họ. Nho giáo có năm hàng là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Chữ tín đối với đời sống xa xưa cũng như bây giờ nó rất quan trọng, gọi là giữ chữ tín làm đầu.

Thọ trì ngũ giới, tuy đơn sơ nhưng xây dựng một cảnh giới tốt đẹp từ bản thân đến gia đình, đến quốc gia xã hội. Như thế có nghĩa là muốn xây dựng một cảnh giới tịnh độ ở Cực Lạc.

Thọ trì ngũ giới, tuy đơn sơ nhưng xây dựng một cảnh giới tốt đẹp từ bản thân đến gia đình, đến quốc gia xã hội. Như thế có nghĩa là muốn xây dựng một cảnh giới tịnh độ ở Cực Lạc.

Hướng dẫn cách tụng và tải Kinh A Di Đà

Chúng ta tin chắc chắn rằng những lời Phật dạy trong kinh đều chơn thật, cần phải thâm tín, tuyệt đối không nên sanh tâm nghi ngờ. Lòng nghi ngờ là chướng ngại vật không thể vượt qua trên con đường dẫn đến đạo quả. Lòng tin kiên cố, tự nhiên phát nguyện cầu sanh Cực Lạc và đã phát tâm nguyện cầu, tự nhiên chuyên tâm tinh tấn, pháp hành trì, không đợi bên ngoài thúc đẩy.

Hành: Hành là thực hành bằng cách giữ gìn danh hiệu A Di Đà Phật, để niệm luôn luôn mãi đến chừng nào nhất tâm bất loạn. Nghĩa là cái tâm chỉ thành một khối niệm Phật, chớ không còn niệm gì nữa xâm loạn. Hay nói cách khác hành là vì nguyện, không phải chỉ nguyện suông, cần phải thường hành tinh tấn mỗi niệm nối nhau không gián đoạn. Như trong kinh đã nói: “Phải chấp trì danh hiệu, để niệm cho được nhất tâm bất loạn”.

Lại nữa, hành là hành động, tin tưởng chưa đủ, tin rồi cần phải cố gắng thực hành. Thực hành đức tin mới phát triển, sự nhận thức mới chân chánh. Ngày đêm phải chia ra mấy thời có chừng mực, khuya sớm chuyên cần, nắng mưa không bỏ, quyết chí niệm mãi cho đến khi “nhất tâm bất loạn” mới thôi. Ngoài ra, phải bỏ các điều ác, làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch, hằng làm lợi ích chung như: cúng dường Phật, Pháp, Tăng, hiếu dưỡng cha mẹ, thờ phụng sư trưởng, ăn chay giữ giới, quy y,... Lại phải từ bi bác ái với muôn loài, lợi lạc Tổ quốc, giang sơn, gia đình xã hội, ấy gọi là thực hành. Nếu không có thực hành thì lòng tin không vững, trái lại là mê tín, dị đoan, như kẻ nói ăn mà không ăn, đã không lợi ích cho thân tâm, lại sanh bệnh khác. Vì thế nên tin rồi phải thực hành.

Hành là thực hiện phương pháp tu tâm, có rất nhiều lối, song ở đây có thể thâu gọn đại khái trong tam học là Giới, Định, Tuệ. Một hành giả đã chấp nhận mình là đệ tử của Đức Thế Tôn, thì bước đầu trải qua thọ trì tam quy, ngũ giới.

Thọ trì ngũ giới, tuy đơn sơ nhưng xây dựng một cảnh giới tốt đẹp từ bản thân đến gia đình, đến quốc gia xã hội. Như thế có nghĩa là muốn xây dựng một cảnh giới tịnh độ ở Cực Lạc.

Mặc dù tu theo pháp môn Tịnh độ phải có đức tin đứng đầu, tin có Đức Phật A Di Đà vì 48 lời nguyện của Ngài, nên Ngài không bỏ rơi chúng ta.

Mặc dù tu theo pháp môn Tịnh độ phải có đức tin đứng đầu, tin có Đức Phật A Di Đà vì 48 lời nguyện của Ngài, nên Ngài không bỏ rơi chúng ta.

Ý nghĩa và cách tụng kinh A Di Đà

Từ căn bản tam quy ngũ giới, chúng ta biến tạo, cải hóa thế giới Ta bà ác trược này thành một thế giới sống có ý thức, có đạo hạnh. Trong kinh A Di Đà dạy: Chấp trì danh hiệu Phật đến “nhất tâm bất loạn”. Cảnh giới “nhất tâm bất loạn” là hiện thân của Cực Lạc, của tình thương đầy trí tuệ. Đó là cảnh giới của tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ, đó là biểu hiện định tâm, thực hành rồi phát nguyện.

Nguyện: Nguyện là vì tin đây không phải nói suông mà phải như con nhớ mẹ, nhìn theo trìu mến, quyết muốn vãng sanh, như trong kinh đã nói: “Nên phải phát nguyện, nguyện sanh về Quốc độ kia”. Hay nói cách khác nguyện là đến khi lâm chung, tập trung tự lực và thống nhất tha lực, để được hóa thân Phật đến tiếp về Tịnh độ, đặng hoa khai kiến Phật, đắc vô sanh nhẫn, rồi trở lại cõi này tế độ chúng sanh, đền ơn Đức Phật.

Nguyện là lời hứa hẹn, sự ước ao, là chí nguyện, mong muốn thực hiện những điều chơn chánh. Nguyện là động cơ thúc đẩy cho con người tu hành tiến đến mục đích.

“Nguyện quan trọng như thế, nên hành giả phải lập nguyện cho vững bền, luôn luôn kiên tâm, trì chí tu theo pháp môn niệm Phật này, ngày đêm chuyên niệm Phật không ngớt, thiết tha mong cầu được sanh về cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà”, (Theo Phật học phổ thông).

Nguyện là nguyện vọng, ưa muốn. Đã tin tưởng và thực hành rồi nhưng chưa đủ, cần phải nguyện trọn đời làm theo, dầu mất thân mạng, không dám bỏ niệm Phật. Nguyện đời đời hết lòng thương yêu tất cả. Thiếu lời nguyện thì sự thực hành của hành giả không có mục đích.

Phật là người dẫn đường, chúng ta không đi thì không bao giờ đến.

Phật là người dẫn đường, chúng ta không đi thì không bao giờ đến.

Ý nghĩa, nguồn gốc của Kinh A di đà các Phật tử nên biết

Chúng ta có chí nguyện, phải thực hành theo đúng chí nguyện. Thực hành ở đây là luôn luôn trì niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà. Niệm trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, cho đến “nhất tâm bất loạn”. Thực hành 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà.

Bởi thế tín, hành, nguyện là ba yếu tố căn bản để thành tựu về sự niệm Phật vãng sanh Tịnh độ. Lộ trình ấy có thể chậm, có thể nhanh, có thể khó khăn, có thể dễ dàng, nhưng ai đã có đủ ba yếu tố trên, thế nào cũng đến đích.

Vì thế, hành giả muốn có tinh thần sáng suốt, giác ngộ thì phải gieo giống tinh thần giác ngộ, tức là cố gắng niệm Phật, phải làm thế nào cho tất cả năng lực tinh thần, giác ngộ tiềm tàng trong thân tâm chúng ta phát triển mạnh lên. Tuy có Phật gia hộ thật, nhưng Phật tức là tâm. Mặc dù tu theo pháp môn Tịnh độ phải có đức tin đứng đầu, tin có Đức Phật A Di Đà vì 48 lời nguyện của Ngài, nên Ngài không bỏ rơi chúng ta. Sự gia hộ của Ngài khác nào mẹ hiền lành dắt người con trẻ, nếu con không bằng lòng đi, mẹ cũng không thể nào dẫn con đi được. Phật là người dẫn đường, chúng ta không đi thì không bao giờ đến.

loading...