Kiến thức
Tờ giấy tâm linh khai sáng cuộc đời
Thứ năm, 03/11/2022 10:09
Đức Phật khuyên chúng ta “hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp”. Chánh pháp ở đây có nghĩa là những lời dạy của Phật, muốn không bị đọa địa ngục thì chúng ta phải không nóng giận, không thù hằn, không cuồng tín, không si mê, tà kiến, không cướp của, giết người, không sát sinh...
Nương tựa tâm linh để làm hành trang tốt đẹp đi suốt cả cuộc đời. Trước tiên, nếu là người Phật tử thì chúng ta phải biết quy hướng về Tam bảo “Phật Pháp Tăng” và phát nguyện gìn giữ năm điều đạo đức. Thứ nhất là:
Không sát sinh hại vật thì đâu có sợ ai báo thù, ta sẽ sống bình yên, an lạc, hạnh phúc. Sở dĩ thế giới này lúc nào cũng có chiến tranh, binh đao, sống thần, động đất cũng từ nhân giết hại mà ra. Chúng ta khỏi cần kêu gọi hoà bình hay ngồi vô bàn đàm phán mà chỉ cần giữ giới không giết hại, thì người người hạnh phúc, nhà nhà yên vui, xã hội sẽ sống an lạc, thái bình.
Không gian tham trộm cướp, lường gạt của người khác thì ngủ ở nhà khỏi cần đóng cửa, ta đâu lấy của ai đâu mà sợ người lấy lại của mình. Hơn nữa, người bị mất của sẽ đau khổ vô cùng vì tiền bạc của cải làm ra bằng mồ hôi, nước mắt, vất vả, nhọc nhằn, giờ tan tành theo mây khói. Nhân trộm cướp dẫn đến nghèo cùng trong mai sau, hiện đời chịu mất mát trở lại và còn bị tù tội, tra khảo, đánh đập.
Không ngoại tình, tà dâm thì không làm khổ gia đình người, gia đình mình cũng không bị ai làm khổ lại. Chỉ có những người háo sắc mê của lạ mới làm khổ gia đình, người thân mà thôi.
Không nói dối hại người thì ta ở đâu cũng được mọi người tin tưởng, giao thiệp qua lại hài hoà từ việc gia đinh cho đến ngoài xã hội. Nói dối xuất phát từ lòng tham lam, ích kỷ; nói dối để khoe của, khoe danh; nói dối gạt gẫm, dụ dỗ người khác.
Tóm lại, nói dối bản chất của nó là để hại người, ta không nên nói dối mà còn hay nói lời chân thật, lợi ích, nói đúng chân lý, nói lời an ủi, động viên, nói lời hoà nhã, vui vẻ, nói lời đoàn kết, yêu thương để cùng nhau chia vui, sớt khổ trên tinh thần an ủi, động viên, giúp đỡ của Bồ tát Quán Thế Âm.
Không uống rượu say sưa và dùng các chất kích thích độc hại như xì ke, ma tuý, nó giết chết cuộc đời của chúng ta trong hiện tại và đời đời kiếp kiếp rơi vào vô minh, mê muội, sống mất đi tình người, chết bị đoạ vào các loài ngu si, chịu khốn khổ vô cùng tận vì nghiệp mê muội của mình.
Khi đã quy y Tam bảo rồi thì quý thầy sẽ đặt cho mình cái tên mới, cái tên là chứng minh cho mình có sự thay đổi về nhận thức, hiểu biết, và việc làm chân chính trong cuộc sống.
Như ngoài đời, vợ tên là Nguyễn Thị Gái thì quý thầy đặt cho pháp danh là Chơn Thuận Hiền, chồng tên là Trần Văn Tèo thì pháp danh mới là Chánh Phước Đức. Chơn là chơn thật. Thuận là thuận thảo, hoà nhã, vui vẻ với nhau. Hiền là hiền hậu. Chánh là ngay thẳng hay còn nghĩa là chơn chánh. Phước là phước báo nhờ có nhiều tiền của mà giúp đỡ người khác, nhưng không cậy quyền, ỷ thế ức hiếp người khác bắt phải trả ơn.
Ta đang giúp người mà bị mắng chửi nhưng vẫn không buồn phiền mà còn tỏ lòng thương hại người đó gọi là đức. Bước ngoặc thứ hai này làm cho ta có thêm nhận thức sáng suốt, nhờ vậy mà ta tin sâu nhân quả và tin mình có khả năng làm được những điều tốt đẹp.
Và cuối cùng là tin mình có khả năng thành Phật trong tương lai, nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng không lầm lẫn, thấy chỉ là thấy, tai-mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế.
Có thể nói, ngay từ khi mới lọt lòng mẹ, tờ giấy khai sanh đã gắn liền cuộc đời của chúng ta, với cái tên xấu hay đẹp cũng do cha mẹ đặt và nó theo ta suốt cả cuộc đời. Thế cho nên, tờ giấy khai sanh là cánh cửa đầu tiên bước vào đời một cách “danh chính ngôn thuận” mà ai cũng có.
Tờ giấy khai sinh thứ hai là tên do quý thầy đặt để khuyên chúng ta không làm các việc ác mà hay làm các việc lành, giữ tâm ý mình thanh tịnh theo lời Phật dạy, chúng ta hãy nên cố gắng bắt chước và làm theo. Có được tờ giấy khai sinh thứ hai này ta khỏi sợ bị đoạ ba đường dữ là địa ngục, ngạ quỉ và súc sinh. Tại sao nó lại nhiệm mầu như thế vậy?
Một số người hễ cứ nghĩ đến chùa làm lễ qui y là Phật sẽ ban cho hết tất cả, nên họ nhờ người khác ghi tên dùm và lấy lá phái. Bởi trong lá phái có câu qui y Phật rồi khỏi đọa địa ngục, qui y Pháp rồi khỏi đọa ngạ quỉ, qui y Tăng rồi khỏi đọa súc sinh.
Trong nhà Phật có nói ba đường khổ là địa ngục, ngạ quỉ và súc sinh. Nếu qui y Phật rồi khỏi bị đoạ vào địa ngục, qui y Pháp rồi khỏi bị đoạ vào loài ngạ quỉ, qui y Tăng rồi khỏi bị đoạ vào loài súc sinh.
Đức Phật khuyên chúng ta “hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp”. Chánh pháp ở đây có nghĩa là những lời dạy của Phật, muốn không bị đọa địa ngục thì chúng ta phải không nóng giận, không thù hằn, không cuồng tín, không si mê, tà kiến, không cướp của, giết người, không sát sinh, hại vật, không trộm cướp và lừa gạt