Sách Phật giáo
Tổ Lê Khánh Hòa với công cuộc chấn hưng Phật giáo
Thứ ba, 22/05/2017 09:39
Từ Hội nam Kỳ Nghiên cứu Phật học cho đến những năm về sau, Tổ Khánh Hòa vẫn không ngừng vận động để Phật giáo có thêm các trường Phật học - vá có thêm các hội đoàn nhằm tiếp tục tăng cường sức mạnh cho công cuộc chấn hưng lịch sử của Phật giáo Việt Nam.
Vào đề
Gần như một quy luật tất yếu khi nói đến Hòa Thượng Lê Khánh Hòa (1877 - 1947) (Tổ Khánh Hòa - Ngài) phải đề cập đến phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XX. Cả cuộc đời dấn thân trên lộ trình tiến tu giải thoát, luôn nặng gánh ưu tư cho tiền đồ Phật giáo trước mối suy vong song hành cùng vận mệnh dân tộc dưới gót giày xâm lược của giặc Pháp. Là một tăng sĩ với trọng trách "sứ giả Như Lai", Tổ Khánh Hòa đã sớm nhận thức rõ trách nhiệm cao cả ấy và vận dụng đạo đức, năng lực bản thân tự mình thắp lên ngọn đuốc tiên phong, vén màn đêm dày đặc, bước đi từng bước nhọc nhằn, khó khăn ban đầu để tạo nên một luồng gió chấn hưng mang vô vàn lợi lạc cho Phật giáo mà cho đến tận hôm nay sử sách vẫn còn ghi đậm những dòng chữ vàng son óng ánh chưa hề phai nhạt.
Ý nghĩa của công cuộc chấn hưng Phật giáo trước hết phải nên hiểu đó không phải là một cuộc cải tổ nền tảng giáo lý Phật giáo hay xét lại nội dung Kinh điển hoằng hóa, cho phù hợp với từng thời thế hoặc tùy thuận để tranh thủ chiêu dụ tín đồ để phát triển, điều mà Phật giáo không bao giờ có xảy ra trong suốt chiều dài hơn 25 thế kỷ qua.
Mục tiêu của công cuộc chấn hưng Phật giáo là;
Mục tiêu của công cuộc chấn hưng Phật giáo là;
- Chỉnh đốn Tăng già.
- Kiến lập Phật học đường.
- Diễn dịch và xuất bản Kinh sách Việt ngữ.
Hệ lụy thời cuộc từ chính quyền thuộc địa Pháp đã biến Phật giáo trở thành nạn nhân của sự thất học, dốt nát và mê tín, thành công chung trong mưu đồ ngu dân hóa An Nam. Đó là lý do để có cuộc chấn hưng Phật giáo, cũng là một cuộc đấu tranh quyết liệt nhưng ôn hòa, mà nguời khời xướng, phất ngọn cờ tiên phong chính là Tổ Khánh Hòa.
Những công lao và hành trạng ấy của Tổ Khánh Hòa sử sách và nhiều tài liệu trong và ngoài Phật giáo vẫn còn hiện hữu đầy đủ, song để có thể đồng cảm được mối ưu tư trăn trở khi ấy của một người con đất Bến Tre - Nam kỳ lục tỉnh như Ngài, nên chăng chúng ta hãy nhìn qua đôi dòng sử liệu về điều kiện và hoàn cảnh chung của xã hội thời bấy giờ dưới vòng kim cô "thuộc địa" và "bảo hộ" của Pháp, chúng ta hay gọi là "thời Pháp thuộc".
Nhìn và nghĩ
Đó là một giai đọan lịch sử Việt Nam kéo dài trong 61 năm, bắt đầu từ năm Giáp thân (1884) khi Pháp ép triều đình Huế chấp nhận sự bảo hộ cho đến năm Ất Dậu (1945) khi Pháp mất quyền cai trị ở Đông Dương (1). Dân tình Nam kỳ nói chung và Bến Tre nói riêng khi ấy phần lớn là di dân từ miền ngoài bôn đào lưu lạc vào khai phá, cuộc sống khổ cực triền miên. Năm Ngài sinh ra đời (Đinh Sửu - 1877) trong bối cảnh đó, nhiều buồn hơn vui luôn ập đến bên cạnh cuộc sống lao nhọc người dân.
Chỉ mới mười hai năm trước đó (Giáp Tý-1864), anh hùng Trương Công Định (1820 - 1864) đã tuẫn tiết, tiếng vang "Bình Tây Đại Nguyên Soái" từ khắp vùng Gò Công còn vang vọng trong lòng người dân ngưỡng mộ các tỉnh chung quanh. Các phong trào Cần Vương hay các cuộc tập hợp của nghĩa sĩ, nghĩa quân yêu nước gần như bị thất bại hoàn toàn.
Chỉ mới mười hai năm trước đó (Giáp Tý-1864), anh hùng Trương Công Định (1820 - 1864) đã tuẫn tiết, tiếng vang "Bình Tây Đại Nguyên Soái" từ khắp vùng Gò Công còn vang vọng trong lòng người dân ngưỡng mộ các tỉnh chung quanh. Các phong trào Cần Vương hay các cuộc tập hợp của nghĩa sĩ, nghĩa quân yêu nước gần như bị thất bại hoàn toàn.
Trong các chính sách cai trị của thực dân Pháp thời ấy, ngoài việc vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động dân nghèo bản địa, còn có những ý đồ thâm hiểm mang tính lâu dài hơn, hòng tàn phá thế hệ tương lai con dân nước Việt, bào mòn sức lực qua đó làm giàm đi nhuệ khí yêu nước; đó là chính sách ngu dân hóa bằng các cuộc đầu độc bằng cần sa thuốc phiện. Đề cao sự ưu việt của Tây học, đả phá, công kích nền tảng luân lý Á Đông, đó là nến tàng Nho, Lão, Phật vốn là lối sống hàng ngàn năm qua. Nhưng có lẽ thâm hiểm nhất là việc lần hồi biến người bản địa trở thành kẻ mất gốc qua sách lượt giáo dục, tuyên truyền văn hóa Tây Âu.
Dường như qua những âm mưu đó thực dân Pháp đã dần thành công khi đó đây đã xuất hiện nhiều văn thơ, vè bêu rếu Phật giáo và các tư tưởng Nho học.
Qua cặp mắt của không ít thuộc thành phần tự cho mình là giới "Tây Học", Phật giáo là một tôn giáo cổ lỗ, luôn là đà cản trở bước tiến của dân tộc cần phải được dẹp bỏ! Có một cách nhìn, tuy khiếm diện nhưng khó lòng chối bỏ, tất cả diễn trình đó bắt nguồn từ khi vua Gia Long (1762 - 1820 ) lên ngôi, vị vua đầu tiên đặt bệ phóng triều Nguyễn này vốn "mắc nhiều món nợ" với các giáo sĩ và người Tây Dương lúc bôn tẩu chạy tránh nhà Tây Sơn, dù vốn thừa biết rằng thâm ý của kẻ luôn muốn thôn tính Đại Việt bằng nhiều thủ đoạn, kể cả mua chuộc, nhưng mang tiếng bội ước với tư thế một vị vua thì rất khó cho Gia Long trăm bề. Mãi cho đến khi vua Minh Mạng (1791 - 1831) lên ngôi thì tình hình có phần nhẹ đi phần nào với những ưu ái tối thiểu dành cho Phật giáo. Đọc những dòng này, chúng ta sẽ thấy bố cục rỏ ràng hơn: "Khi người Pháp đặt nền đô hộ lên Việt Nam thì Phật giáo lại càng ở một thế kém hơn, tàn lụi nhanh hơn. Cơ Đốc Giáo - La Mã, được sự trợ giúp của chính phủ bảo hộ Pháp đã lấn át Phật giáo cả về phương diện chính trị, xã hội lẫn văn hóa, và nhất là giáo dục quần chúng.
Năm 1915, khi người Pháp bải bỏ chế độ giáo dục và thi cử dựa trên Hán - Nôm, nền tảng của Nho-Lão-Phật - thay thế bằng chữ quốc ngữ và Pháp văn, thì Phật giào đã bị một đòn chí tử. Phật giáo không còn chỗ dựa nào để đóng vai trò chủ đạo về tâm linh cũng như đạo đức lớp hậu thế như trước nữa. Lớp trí thức lãnh đạo mới (Đông Dương Thời Bào và Nam Phong tạp chí, rồi Phong Hóa) xuất thân từ các trường thông ngôn, trường hậu bố, các trường Lyce1es, và các trường nhà dòng, choáng váng trước văn minh đại Pháp, đã chỉ trích và bỏ rơi Phật giáo cũng như Nho giáo mà chạy theo tây học. Cái dây nhau nối liền thế hệ cũ (Nho - Lão - Phật) với thế hệ mới đã bị cắt đứt, cả một truyền thống dân tộc, trong đó có vai trò quan trọng của Phật giáo đã bị vùi vào quên lãng." (2). Nếu có còn chăng là những mái chùa thâm u, cô quạnh, bị đánh dạt ra xa vùng thị tứ, bị trói buộc bởi các đạo luật khắt khe của chính quyền thuộc địa, mọi cuộc lễ lớn của Phật giáo nếu muốn tổ chức phải xin phép. Chùa chiền bây giờ chỉ là nơi cúng bái và lo việc tang ma cho cư dân quanh vùng. Các hoạt động hoằng pháp hoàn toàn bị ngăn cấm. Các ngôi chùa còn giữ được thanh quy, sinh hoạt tu học nghiêm chỉnh của các bậc tôn túc đáng kính thì rất ít khi gặp, còn lại, người xuất gia phần lớn là những thành phần bất hảo trong xã hội, ngày càng gây nhiều tác tệ cho ngôi nhà chung Phật giáo. Tăng đồ bại hoại, tứ chúng tan tác. Chính quyền thuộc địa Pháp đã thành công trong sách lược làm tổn hao sinh lực Phật giáo mà di chứng nhiều chục năm sau vẫn còn tìm thấy nhan nhản trước mắt.
Dường như qua những âm mưu đó thực dân Pháp đã dần thành công khi đó đây đã xuất hiện nhiều văn thơ, vè bêu rếu Phật giáo và các tư tưởng Nho học.
Qua cặp mắt của không ít thuộc thành phần tự cho mình là giới "Tây Học", Phật giáo là một tôn giáo cổ lỗ, luôn là đà cản trở bước tiến của dân tộc cần phải được dẹp bỏ! Có một cách nhìn, tuy khiếm diện nhưng khó lòng chối bỏ, tất cả diễn trình đó bắt nguồn từ khi vua Gia Long (1762 - 1820 ) lên ngôi, vị vua đầu tiên đặt bệ phóng triều Nguyễn này vốn "mắc nhiều món nợ" với các giáo sĩ và người Tây Dương lúc bôn tẩu chạy tránh nhà Tây Sơn, dù vốn thừa biết rằng thâm ý của kẻ luôn muốn thôn tính Đại Việt bằng nhiều thủ đoạn, kể cả mua chuộc, nhưng mang tiếng bội ước với tư thế một vị vua thì rất khó cho Gia Long trăm bề. Mãi cho đến khi vua Minh Mạng (1791 - 1831) lên ngôi thì tình hình có phần nhẹ đi phần nào với những ưu ái tối thiểu dành cho Phật giáo. Đọc những dòng này, chúng ta sẽ thấy bố cục rỏ ràng hơn: "Khi người Pháp đặt nền đô hộ lên Việt Nam thì Phật giáo lại càng ở một thế kém hơn, tàn lụi nhanh hơn. Cơ Đốc Giáo - La Mã, được sự trợ giúp của chính phủ bảo hộ Pháp đã lấn át Phật giáo cả về phương diện chính trị, xã hội lẫn văn hóa, và nhất là giáo dục quần chúng.
Năm 1915, khi người Pháp bải bỏ chế độ giáo dục và thi cử dựa trên Hán - Nôm, nền tảng của Nho-Lão-Phật - thay thế bằng chữ quốc ngữ và Pháp văn, thì Phật giào đã bị một đòn chí tử. Phật giáo không còn chỗ dựa nào để đóng vai trò chủ đạo về tâm linh cũng như đạo đức lớp hậu thế như trước nữa. Lớp trí thức lãnh đạo mới (Đông Dương Thời Bào và Nam Phong tạp chí, rồi Phong Hóa) xuất thân từ các trường thông ngôn, trường hậu bố, các trường Lyce1es, và các trường nhà dòng, choáng váng trước văn minh đại Pháp, đã chỉ trích và bỏ rơi Phật giáo cũng như Nho giáo mà chạy theo tây học. Cái dây nhau nối liền thế hệ cũ (Nho - Lão - Phật) với thế hệ mới đã bị cắt đứt, cả một truyền thống dân tộc, trong đó có vai trò quan trọng của Phật giáo đã bị vùi vào quên lãng." (2). Nếu có còn chăng là những mái chùa thâm u, cô quạnh, bị đánh dạt ra xa vùng thị tứ, bị trói buộc bởi các đạo luật khắt khe của chính quyền thuộc địa, mọi cuộc lễ lớn của Phật giáo nếu muốn tổ chức phải xin phép. Chùa chiền bây giờ chỉ là nơi cúng bái và lo việc tang ma cho cư dân quanh vùng. Các hoạt động hoằng pháp hoàn toàn bị ngăn cấm. Các ngôi chùa còn giữ được thanh quy, sinh hoạt tu học nghiêm chỉnh của các bậc tôn túc đáng kính thì rất ít khi gặp, còn lại, người xuất gia phần lớn là những thành phần bất hảo trong xã hội, ngày càng gây nhiều tác tệ cho ngôi nhà chung Phật giáo. Tăng đồ bại hoại, tứ chúng tan tác. Chính quyền thuộc địa Pháp đã thành công trong sách lược làm tổn hao sinh lực Phật giáo mà di chứng nhiều chục năm sau vẫn còn tìm thấy nhan nhản trước mắt.
Tuổi thơ không yên ả của Tổ Khánh Hòa đang bơi lặn trong dòng chảy không bình thường đó của dân tộc, mang theo nỗi đau khắc khoải của Phật giáo thời mất nước như bóng với hình. Nếu chỉ sinh ra và lớn lên theo trình tự của những con người xã hội bình thường một cách vô thức, thì sẽ không có một Tổ Khánh Hòa mãi muôn đời sau còn được nhắc nhớ. Vậy là Ngài quyết định dấn thân, tự chọn cho mình lộ trình cao đẹp nhưng không hề bằng phẳng, để bù lại, từ đây một vùng trời tri thức lớn được mở ra, Ngài đã trở thành con người của mọi người
Bước đi
Đó là năm Ất Mùi (1895) khi vừa bước vào 19 tuổi xuân, cái tuổi của biết bao kỳ vọng và hy vọng của gia đình và bản thân; Ngài xuất gia tìm cầu đạo tại chùa Khải Tường, sau đó cầu tham học với Hòa thượng Long Triều tại chùa Kim Cang tỉnh Tân An. Làm lễ thế độ với Hòa thượng Chánh Tâm. Một năm sau nữa Ngài được đưa về chùa Long Triều, học Phật với thiền sư Đạt Thụy. Y chỉ sư đầu tiên của Ngài là Hòa thượng Chơn Tánh, trụ trì chùa Tiên Linh ở Bến Tre. Tiếp theo đó Ngài được cử về trụ trì chùa Khải Tường. Sau khi Hòa thượng Chơn Tánh viên tịch, Ngài được cử về trụ trì chùa Long Phước. Năm Đinh Mùi (1907), Ngài về trụ trì chùa Tiên Linh. Cùng thời gian này Ngài đắc pháp với Hòa thượng Đạt Thụy và có Pháp hiệu là Như Trí. Trong thời gian này hễ nghe nơi đâu có bậc cao tăng Ngài đều tìm đến cầu học. Năm Quý Hợi (1923) khi vừa tròn 28 tuổi, trong kỳ kiết hạ tại chùa Long Hoa, Gò Vấp, Gia Định, Ngài được mời giảng kinh Kim Cương Chư Gia cho đại chúng. Đây là lần đầu tiên Ngài được đứng trên bục giảng với tư cách một giảng sư thực thụ, qua đó nhờ có tham học sâu xa với nhiều bậc tôn túc thông đạt, những buổi giảng của Ngài đều được Chư tôn đức hết lời ngợi khen, tiếng lành đã bắt đầu vang xa (3), đánh dấu mốc son trưởng thành trong tu học và trong nhận thức của cuộc đời Ngài.
Lúc này phong trào chấn hưng và khôi phục giá trị tinh thần Phật giáo đang vào thời kỳ chín muồi ở các nước Phật giáo lân bang và châu Á khác. Bắt đầu từ cư sĩ Davud Hewavitarane, người Sri Lanka (sau này xuất gia thành Đại đức Dhamapala, phong trào lan rộng nhanh chóng. Tại Trung Quốc, cư sĩ Dương Nhân Sơn đã đứng lên thiết lập Kỳ Hoàn Tịnh Xá , triệu tập nghiên cứu Phật học qua chữ Hán, Anh văn và Pali. Tiếp đó thiền sư Thái Hư lập Phật Học Viện Vũ Xương năm 1912, năm 1918 ra tạp chí Giác Xã (sau đổi thành Hải triều Âm), làm tiền đề cho nhiều Phật học Viện ra đời như Tăng Giáo Dục, Phật giáo Hợp Tiến, Phật giáo Tổng Hội, Phật giáo Liên Hiệp, Phật giáo Cư Sĩ Lâm.v...v.. Liên tiếp ra đới. Tại Myanmar, Sri Lanka, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan các phong trào đổi mới Phật giáo cũng được lan rộng (4).
Tác giả (phía phải, áo trắng) phát biểu tham luận |
Đó là luồng gió thổi mát cũng như un đúc thêm cho tinh thần và tâm nguyện của Tổ Khánh Hòa. Để từ đó, cánh cửa xa rộng được mở toang, tạo nên một thế đứng vũng chắc, đưa tầm nhìn thao thức về một hiện trạng Phật giáo truớc nguy cơ suy đồi từ hệ lụy tất yếu của chính sách ngu dân của Pháp tạo nên. Điều này cho thấy, từ bục giảng sư với kiến thức của mình, đã hiển nhiên biến thành sức mạnh của hành động, tạo nên mối liên hoàn giữa nói và hành một cách rõ nét. Khoảng thời gian 12 năm này không phải là một khoảng cách của yên lặng mà đó là một chuỗi bước chân rong ruổi, không hề khó nhọc của Ngài in dấu đến các chốn Tổ đình thâm nghiêm, các ngôi cổ tự trầm mặc khắp nơi, gõ cửa chạm vào từng khối lương tri vốn cũng có cùng niềm thao thức, trăn trở như chính nỗi lòng của Ngài kể từ khi khoác lên mình bộ tăng bào, mang hạnh nguyện Phú Lâu Na lên đường không hề biết mệt mỏi. Trong số những bàn tay đầu tiên đưa ra để chia sẻ sự đồng cảm và nhận phần trách nhiệm cùng Ngài phải kể đến Hòa thượng Khánh Anh (1895 - 1961), Hòa thượng Huệ Quang (1888 - 1956), Hòa thượng Pháp Hải (1895 - 1961)v..v...
Gặp gỡ
Để có cơ sở và tính pháp lý vững chắc, việc đầu tiên Ngài tổ chức cuộc họp tại chùa Long Hòa ở Trà Vinh (cùng năm Quý Hợi 1923) thành lập nên Hội Lục Hòa Liên Hiệp nhằm tiến tới mục đích chính là thành lập nên một Hội Phật giáo toàn quốc, làm cơ sở tổ chức công cuộc chấn hưng Phật giáo. Một trong những vị tăng trẻ đầy nhiệt huyết thời bấy giờ, xuất thân từ môi trường tân học, được Ngài tín cẩn giao nhiều trọng trách quan trọng, đó là sư Thiện Chiếu (1898 - 1974). Năm Đinh Mão (1927) sư Thiện Chiếu được Ngài giao phó trách nhiệm ra Bắc kỳ để mở rộng và tranh thủ sự liên kết. Tại đây sư Thiện Chiếu đã tiếp xúc với các tổ đình Linh Quang, Hồng Phúc, Tiên Lữ.v...v...nhưng gặp nhiều trở ngại, cuộc vận động xem như bất thành.
Ngay trong những năm đầu, bên cạnh nhiều thuận duyên và chia sẻ sự đồng cảm, còn có vô vàn những chướng ngại, thất bại. Vấn đề trở ngại đầu tiên mà từ trước đến giờ không có trong dự tính của Ngài, đó là địa điểm chủ chốt phải được đặt tại Sài Gòn, nơi có nhiều điều kiện giao lưu và phát triển tốt hơn. Có lần Ngài cũng không tránh khỏi tự thán rằng: Ở nơi đó (Sài Gòn) các vị ấy không cùng chung tay thì mình còn biết phải làm sao! Năm Mậu Thìn – 1928, sau mùa An cư tại Quy Nhơn, Khánh Hòa trở về, Ngài đành khởi xướng phong trào ở Nam kỳ trước nên cùng quý Hòa thượng Từ Nhẫn (1899 - 1950), Chơn Huệ (?) và Thiện Niệm (?) ra sức xây dựng Thích Học Đường và Phật Học Thư Xã tại chùa Linh Sơn ở số 149 đường Douaumont, Sài Gòn. Năm Kỷ Tỵ (1929), Ngài cho ra đời Tạp chí Pháp Âm bằng chữ quốc ngữ, số đầu tiên ra ngày 13/8/1929, trụ sở đặt tại chùa Xoài Hột, Mỹ Tho.
Không lâu sau đó, với tinh thần tân học sư Thiện Chiếu đứng ra thành lập một văn tập lấy tên Phật Hóa Tân Thanh niên trụ sở đặt tại chùa Chúc Thọ ở Xóm Gà (Gia Định). Đó là những cố gắng có suy tư theo hướng phát triển, làm bàn đạp, góp phần tiến tới thành lập Tổng hội Phật giáo mai này. Năm Tân Mùi (1931), khi Ngài bước vào tuổi 55 thì thành lập được Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học, điều lệ được phê y ngày 28 tháng 8 cùng năm, với sự giúp sức của nhiều Chư tôn đức và cư sĩ. Thiền sư Từ Phong (1864 - 1938) chùa Giác Hải - Chợ Lớn làm Chánh Hội trưởng, Tổ Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Hội trưởng thứ nhất kiêm Chủ nhiệm tạp chí Từ Bi Âm ra đời một năm sau đó (ngày 1/3/1932). Hai vị cố vấn là thiền sư Huệ Định ( ? ) và thiền sư Trí Thiền ( 1882 - 1943) .
Không lâu sau đó, với tinh thần tân học sư Thiện Chiếu đứng ra thành lập một văn tập lấy tên Phật Hóa Tân Thanh niên trụ sở đặt tại chùa Chúc Thọ ở Xóm Gà (Gia Định). Đó là những cố gắng có suy tư theo hướng phát triển, làm bàn đạp, góp phần tiến tới thành lập Tổng hội Phật giáo mai này. Năm Tân Mùi (1931), khi Ngài bước vào tuổi 55 thì thành lập được Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học, điều lệ được phê y ngày 28 tháng 8 cùng năm, với sự giúp sức của nhiều Chư tôn đức và cư sĩ. Thiền sư Từ Phong (1864 - 1938) chùa Giác Hải - Chợ Lớn làm Chánh Hội trưởng, Tổ Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Hội trưởng thứ nhất kiêm Chủ nhiệm tạp chí Từ Bi Âm ra đời một năm sau đó (ngày 1/3/1932). Hai vị cố vấn là thiền sư Huệ Định ( ? ) và thiền sư Trí Thiền ( 1882 - 1943) .
Thành tựu
Năm Nhâm Thân (1932), lúc này để bày tỏ sự đồng tình và chia sớt trách nhiệm với Nam kỳ, ở Bắc kỳ Hòa thượng Tố Liên (1903 - 1977), Hòa Thượng Trí Hải (1906 - 1979)...cùng các cư sĩ Nguyễn Năng Quốc, Trần Trọng Kim ...thành lập Hội Phật giáo Bắc kỳ.
Tương tự, tại Trung kỳ, Hòa thượng Giác Tiên (1880 - 1936), Hòa thượng Phước Huệ (1975 - 1963) cùng các cư sĩ uyên bác đứng đầu là Tâm Minh - Lê Đình Thám (1897 - 1969) đứng ra thành lập Hội An Nam Phật Học, trụ sở đặt tại chùa Từ Đàm - Huế.
Trở lại với Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học, sự ra đời của các Hội Phật giáo Bắc và Trung kỳ như ngọn lửa tiếp ứng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn này, mọi hoạt động tỏ ra hanh thông thêm hơn. Riêng trường Thích Học Đường mãi đến năm 1934 vẫn không khai giảng được do bất đồng quan điểm và sự khuynh loát thái quá của một vài vị cư sĩ, nhất là cư sĩ Trần Nguyên Chấn. Một trong những mối bất hòa từ vị cư si này là ông có ý mời Khrautheimr (Thống đốc Nam kỳ) làm Hội trưởng danh dự và ông Rivoal (Đốc lý thành phố Sài Gòn) làm Phó Hội trưởng danh dự. Có lẽ trong thâm tâm ông Trần Nguyên Chấn muốn dựa vào các chức sắc cầm quyền để lần hồi gỡ nhẹ các quy định đất đai, chùa chiền và tăng sĩ Phật giáo, nhưng ý nếu có tốt thế nào mà dựa vào thế lực thì vẫn không tranh thủ được sự đồng thuận của số đông (3). Lịch sử hai ngàn năm Phật giáo Việt Nam từng thể hiện điều này, dẫu có khi nghiễm nhiên ở cương vị quốc giáo, vẫn không để bị sa chân vào quyền lực để lại tiếng xấu cho muôn đời.
Từ Hội nam Kỳ Nghiên cứu Phật học cho đến những năm về sau, Tổ Khánh Hòa vẫn không ngừng vận động để Phật giáo có thêm các trường Phật học - vá có thêm các hội đoàn nhằm tiếp tục tăng cường sức mạnh cho công cuộc chấn hưng lịch sử của Phật giáo Việt Nam. Đó là Hội Lưỡng Xuyên Phật Học (năm Giáp Tuất 1934 ), Phật Học đường Lưỡng Xuyên, cho ra đời tạp chí Duy Tâm Phật Học.
Trở về
Mười năm sau đó nữa, khi tuổi già đã báo hiệu cuộc ra đi của vô thường thế gian, dù đã lui về tịnh tu tại chùa Vĩnh Bửu - Bến Tre, Ngài đã thành lập Phật Học Đường dành riêng cho Ni giới tại đất Nam kỳ. Đó là năm Quý Mùi 1943.
Năm Đinh Hợi (1947), công hạnh tròn đầy, những gì còn lại gửi gắm cho các thế hệ mai sau tiếp bước, Ngài xuôi tay nhắm mắt, trả lại trần thế nhục thân của 70 năm giữ gìn hơi thở trong vô thường với những năm trường bôn ba, in đậm dấu chân khắp chốn thiền gia để chỉ mong cầu lợi ích lâu dài cho Phật đạo thời nhiễu nhương thuộc địa. Đó là ngày 19 tháng 6 năm Đinh Hợi, ngày Vía Bồ tát Quán Thế Âm, địa điểm chùa Tuyên Linh.
Còn lại
Trong di chúc để lại cho đời, Tổ Khánh Hòa đã nói đến cụm từ "Phật giáo đang hồi suy vi, nuớc nhà vào cảnh loạn ly mà tôi không làm nên việc gì...", đó có lẽ không là lời nói khiêm cung trước vận mệnh lớn của dân tộc và đạo pháp; mà chính là sự trao gửi của một nhân cách lớn với niềm mong đợi nơi hàng hậu tấn kế thừa, tiếp tục dấn thân trên con đường đấu tranh với cái xấu, giành lại từng chút một thanh danh cao đẹp của lý tưởng Phật đà. Mạo muội xin được ví như lời Di giáo của đức Thế Tôn xưa kia khi chuẩn bị đi vào cõi vô cùng "Trong suốt 45 năm thuyết hóa, ta chưa hề nói một lời nào". Những gì Ngài đã làm được cho đạo Pháp, thế nhân đã rõ nhưng với cụm từ trong di chúc trên là một khẳng định khác nữa hiện tình Phật giáo ở mọi thời đại. Ngày nay, từ nền tảng của công cuộc chấn hưng Phật giáo, các tổ chức Phật giáo, Giáo hội và các Viện, Trường Phật học thừa hưởng sự kế thừa rực rỡ ấy, vẫn rất cần những cuộc chấn hưng khác, dưới nhiều hình thức khác, để đấu tranh cho chính sự trong sạch, cho mạng mạch trường tồn của đạo pháp. Bởi lẽ, càng tiến bộ, càng an bình hanh thông thì cái xấu vẫn có cơ hội len lỏi một cách tinh vi như những con vi rút đang ở trong mình con sư tử uy dũng.
Có cần chăng cuộc chấn hưng Phật giáo thời hiện tại khi đó đây đã manh nha xuất hiện tư tưởng xem thường chư Tổ, Chư tôn đức có công ngày trước. Lá cờ Phật giáo thế giới cũng là lá cờ của PGVN cũng bị xem thường và hoán đổi thứ tự ý nghĩa. Tư tưởng ỷ lại, xem nhẹ luật pháp và xem nhẹ Giới luật Phật chế, quên mất đạo nghĩa Tứ Ân cao đẹp, ngấm ngầm phá hòa hợp tăng, lợi dụng thanh thế hòng tạo lập "tiểu gang sơn", bè nhóm cục bộ, đăng đàn rao giảng tà thuyết trong bối cảnh ai cũng có thể trở thành giảng sư, muốn nói gì cũng được để đạt được tham vọng cá nhân, chà đạp luân lý Phật đạo một khi không còn núp bóng bình phong được nữa.v...v... Phải chăng lời di chúc Tổ Khánh Hòa nói "Phật giáo đang hồi suy vi..." cũng chính là thế?
Một cuộc chấn hưng Phật giáo đó có mang đầy ý nghĩa bằng tinh thần dấn thân của Tổ Khánh Hòa ngày trước, thành hiện thực hay không, tất cả đều từ tiếng nói hôm nay, được cất lên từ cuộc hội thảo quan trọng ngày hôm nay.
Dương Kinh Thành
-
Ghi chú:
1) Theo nhiều tài liệu, thời kỳ Pháp thuộc cần được tính từ năm 1867 (tức kéo dài gần 80 năm). Nam Kỳ Lục Tỉnh bị triều đình Huế cắt nhượng cho Pháp, trở thành lãnh thổ đầu tiên Pháp chiếm được đầu tiên trong quá trình xâm lược Đại Nam. Lúc này lãnh thổ Việt nam bị chia thành ba xứ riêng biệt với cơ cấu hành chính khác nhau. Nam Kỳ là xứ thuộc địa, còn Trung và Bắc Kỳ là hai xứ bảo hộ. Tháng 9/1045 Pháp đem quân trở lại Việt Nam nhưng bị đánh bại sau chín năm trường kỳ kháng chiến của Việt Nam bằng chiến thắng Điện Biên Phủ, chấm dứt thời kỳ Pháp thuộc và kéo theo trào lưu đòi độc lập trên toàn thế giới giai đoạn 1950 - 1960.
2) Đào Viên- Tản Mạn về những thăng trầm của Phật giáo. Giaodiem.onile.
3) Làng Mai - Thiền sư Khánh Hòa và công cuộc vận động ở Nam Kỳ.
4) Chấn Hưng Phật giáo - Bách Khoa Toàn Thư mở Wikipedia.
Và các tài liệu khác.