Đức Phật

Tôn giả Đề-bà-đạt-đa

Thứ bảy, 15/04/2020 08:02

Tôn giả Đề-bà-đạt-đa tuy là đệ tử Phật, nhưng dùng phần lớn thời gian của cuộc đời để đi theo Phật và tìm mọi cách phá hoại Phật, thậm chí là muốn giết Phật.

>Hành trình chứng quả ngộ thiền của Tôn giả Đà Nan Đề

Thời Phật còn tại thế, với trí tuệ siêu việt, oai nghi tế hạnh nghiêm trang và lòng từ bi vô lượng, Ngài đã nhiếp phục được rất nhiều chúng sinh. Đã có nhiều người chỉ cần một lần thấy Ngài, hay một lần đến tinh xá được Ngài thuyết pháp cho nghe, đã phát nguyện từ bỏ đời sống thế tục, sống đời xuất gia phạm hạnh; từ bỏ đời sống gia đình, sống đời sống không gia đình. Từ khi chuyển pháp luân cho đến lúc nhập Niết-bàn, Ngài đã thế phát xuất gia cho rất nhiều người, từ năm anh em Kiều-trần-như cho đến vị đệ tử cuối cùng là Tôn giả Tu-bạt-đà-la. Trong đó, nổi lên có nhiều vị đệ tử về sau trở thành những vị Thánh Tăng đắc đạo như ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, A-nan, Ca-diếp… Thế nhưng, trong số đó, lại có một vị Tôn giả với hành trạng rất kỳ lạ. Tuy là đệ tử Phật, nhưng dùng phần lớn thời gian của cuộc đời để đi theo Phật và tìm mọi cách phá hoại Phật, thậm chí là muốn giết Phật. Đó chính là Tôn giả Đề-bà-đạt-đa. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cuộc đời của Ngài, và từ đó rút ra những bài học cho bản thân.

Tôn giả Đề-bà-đạt-đa

Tôn giả Đề-bà-đạt-đa

Hành trạng của Tôn giả Đề-bà-đạt-đa

Cũng giống như thái tử Tất Đạt Đa, Tôn giả Đề-bà-đạt-đa cũng xuất thân trong giai cấp Sát-đế-lợi (giai cấp vua quan). Ngài là con của vua Suppabuddha (Suppabuddha là em của vua Tịnh Phạn – phụ thân của thái tử Tất Đạt Đa, nên Ngài là em họ của thái tử). Sau khi thái tử xuất gia tu hành và thành đạo, trở thành đức Phật Thích-ca Mâu-ni, Ngài trở về kinh thành Ca-tỳ-la-vệ thăm lại vua cha và bà con quyến thuộc trong hoàng cung. Trong thời gian ở kinh thành, Ngài đã hóa độ được một số vương tôn công tử trong dòng họ Thích-ca phát tâm xuất gia. Tôn giả Đề-bà-đạt-đa cũng là một trong số những vương tử được xuất gia trong giai đoạn đó. Thế nhưng, khác với những Tôn giả khác tinh tấn tu hành, dần dần chứng được quả vị A-la-hán, Tôn giả Đề-bà-đạt-đa chỉ chuyên lo tu luyện thần thông mà bản thân thì không chứng được quả vị nào.

Dần dần, bản ngã mỗi ngày một tăng trưởng, Ngài có tham vọng muốn thay thế đức Phật lãnh đạo Tăng đoàn. Bị Phật từ chối, Ngài dẫn các đệ tử riêng của mình đi đến ở nơi khác, lập một giáo đoàn riêng, tách ra khỏi giáo đoàn của Phật. Nhờ sự giáo hóa của Ngài Xá-lợi-phất và Ngài Mục-kiền-liên, kế hoạch phá hòa hợp Tăng đoàn của Ngài bị thất bại. Với tâm sân hận nổi lên, Ngài đã tìm mọi cách phá hoại từ lăn đá, thả voi điên mục đích là để giết Phật cho bằng được. Do tạo quá nhiều ác nghiệp, cuối đời, Ngài bị bệnh rất nặng. Đến giây phút gần lìa đời, chợt Ngài khởi lên tâm niệm ăn năn về những tội lỗi của mình. Ngài đã nhờ người đưa đến tinh xá gặp Phật lần cuối, nhằm để sám hối nghiệp chướng của mình. Có thuyết cho rằng, Ngài gặp được Phật và nói lên lời sám hối, được Phật tha thứ rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng. Cũng có thuyết nói, trên đường đến tinh xá, mặt đất nứt ra kéo Ngài rơi xuống. Ngài chết đọa vào địa ngục mà chưa kịp gặp Phật.

Đường tu khổ hạnh của Tôn giả Ma Ha Ca Diếp

Sống trong giáo pháp mà không hưởng được vị ngọt của giáo pháp, sống trong cảnh giải thoát mà sinh ràng buộc, để rồi phải chịu những quả báo khổ đau.

Sống trong giáo pháp mà không hưởng được vị ngọt của giáo pháp, sống trong cảnh giải thoát mà sinh ràng buộc, để rồi phải chịu những quả báo khổ đau.

 Hình ảnh Tôn giả Đề-bà-đạt-đa được nói đến trong kinh điển

Trong kinh Bổn Sinh (tiền thân đức Phật) có nhiều bài kinh nói về mối oán kết giữa Phật và Tôn giả. Mỗi khi Bồ-tát Tất Đạt Đa hiện thân vào trong cuộc đời giáo hóa, thì Tôn giả Đề-bà-đạt-đa lại đi theo để tìm cách hãm hại. Có khi Bồ-tát hiện thân nai chúa, voi chúa, khỉ chúa thì Tôn giả Đề-bà-đạt-đa hiện thân thợ săn. Khi Bồ-tát hiện thân người thương nhân hiền thiện, có trí tuệ, thì Tôn giả lại hiện thân người lái buôn nham hiểm, độc ác. Qua đó, ta thấy rằng không chỉ trong kiếp này mà từ nhiều kiếp về trước, Tôn giả Đề-bà-đạt-đa đã luôn đi theo Phật để tìm cách phá hoại Phật. Thế nhưng, với lòng từ bi vô lượng, thì dù Tôn giả có tạo nhiều tội lỗi, nhưng cuối cùng vẫn được đức Phật tha thứ và thọ ký thành Phật sau khi trả hết quả báo ác nghiệp dưới địa ngục, tu hành đắc đạo.

Nhìn chung, trong hệ thống kinh điển Nguyên thủy, đều có nhận định Tôn giả Đề-bà-đạt-đa là một người xấu ác, người đã phạm phải nhiều tội lỗi. (Trong Ngũ nghịch trọng tội thì Tôn giả đã phạm phải hai tội: phá hòa hợp Tăng và làm thân Phật chảy máu). Ngược lại, trong hệ thống kinh điển Đại thừa, lại cho rằng Tôn giả Đề-bà-đạt-đa là một vị Bồ-tát chuyên hành nghịch hạnh (làm những việc cản trở sự tu hành của người khác), chuyên đi theo và thực hành các nghịch hạnh giúp cho Bồ-tát Tất Đạt Đa tu hạnh nhẫn nhục Ba-la-mật. Và nhờ thực hành trọn vẹn công hạnh Ba-la-mật đó, mà Bồ-tát có thể đắc đạo, trở thành một vị Phật. Đức Phật không bao giờ xem Tôn giả Đề-bà-đạt-đa là kẻ thù, mà luôn thấy Tôn giả chính là vị thiện trí thức lớn nhất của mình. Nếu không có Tôn giả thì đức Phật đã không thể dễ dàng đạt được quả vị giác ngộ. Trong phẩm Đề-bà-đạt-đa thứ mười hai của kinh Pháp Hoa, tiền thân đức Phật là một ông vua muốn cầu pháp, còn tiền thân của Tôn giả là một vị đạo tiên truyền trao chánh pháp cho nhà vua. Nhà vua lúc đó đi theo đạo tiên, bửa củi, gánh nước, phục vụ cho vị đạo tiên; bị đạo tiên chửi mắng, đánh đập cũng không thoái chí bỏ đi, cuối cùng mới được đạo tiên truyền pháp. Qua bản kinh, một lần nữa khẳng định Đề-bà-đạt-đa là nhân tố quan trọng trên hành trình giác ngộ của Bồ-tát Tất Đạt Đa.

Vì không chuyên tâm tu học, chuyển hóa nội tâm, mà chỉ tham vọng đạt được thần thông, ưa hư danh, muốn làm thống lãnh Tăng đoàn, không kiểm soát được bản thân để cho tâm cống cao ngã mạn và lòng ganh tỵ, sự sân hận chi phối, mà Ngài đã phạm sai lầm.

Vì không chuyên tâm tu học, chuyển hóa nội tâm, mà chỉ tham vọng đạt được thần thông, ưa hư danh, muốn làm thống lãnh Tăng đoàn, không kiểm soát được bản thân để cho tâm cống cao ngã mạn và lòng ganh tỵ, sự sân hận chi phối, mà Ngài đã phạm sai lầm.

Vị tổ sư Thiền tông thứ hai, Tôn giả A Nan Đà

Những bài học rút ra từ hình ảnh Tôn giả Đề-bà-đạt-đa

Nghịch cảnh là điều không thể tránh khỏi trên bước đường tu học:

Hình ảnh Tôn giả Đề-bà-đạt-đa tượng trưng cho nghịch cảnh, những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày cũng như trên bước đường tu học Phật pháp. Con người phải biết vượt qua nghịch cảnh, những thử thách chông gai thì mới mong trưởng thành. Người tu hành cũng vậy, phải biết vượt qua những khó khăn thì mới có thể đạt được đạo giải thoát. Chúng ta hiểu rằng “trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp”, hay “máy bay cất cánh được là nhờ bay ngược chiều gió”, hoặc “con tàu đậu trong bến sẽ được an toàn, nhưng người ta đóng tàu là để nó ra khơi, đương đầu với sóng to gió lớn”. Những câu nói trên như muốn khuyến khích ta phải cố gắng vượt qua nghịch cảnh, xem nghịch cảnh là cơ hội để ta tiến lên. Những sóng gió cuộc đời có thể đánh ngã ta. Nhưng sau vấp ngã, ta phải đứng lên và tiếp tục tiến bước. Nếu ta thấy khó khăn mà sinh ra thoái chí, dừng lại, thậm chí thụt lùi, thì trên bước đường tu học ta sẽ không bao giờ đạt được kết quả. Hình ảnh Tôn giả Đề-bà-đạt-đa tượng trưng cho những khó khăn, thử thách; còn hình ảnh đức Phật là một người đã biết vượt qua những thử thách, khó khăn đó. Chúng ta phải học theo tấm gương của đức Phật, mới có thể an lạc, thảnh thơi, vững bước tiến trên con đường đạo.

Cách ứng xử với những người oán thù chúng ta

Sẽ có những người ganh ghét, hãm hại ta. Sẽ có những người dùng lời nói chửi mắng, hủy nhục ta. Có người sẽ đánh đập, thậm chí muốn ta phải chết. Ta phải ứng xử với họ như thế nào? Người mắng ta thì ta mắng lại, người đánh ta thì ta đánh lại, liệu có giải quyết được vấn đề không? Như Phật đã dạy trong kinh Pháp Cú:

“Hận thù diệt hận thù

Đời này không có được

Từ bi diệt hận thù

Là định luật ngàn thu”.

(Pháp Cú số 5)

Bản thân Tôn giả đã là một bài học sống động cho những hàng hậu học chúng ta, phải biết xét lại bản thân mình.

Bản thân Tôn giả đã là một bài học sống động cho những hàng hậu học chúng ta, phải biết xét lại bản thân mình.

Tôn giả Phú Lâu Na hỏi Phật hai câu quan trọng

Quả thật vậy, lấy oán thù trả oán thù thì oán thù càng ngày càng chất cao như núi. Ngược lại, lấy từ bi để chuyển hóa oán thù thì oán thù sẽ tự tan. Người học Phật phải biết phát khởi tình thương. Người thương mình thì mình thương lại rất dễ, người ghét mình mà mình khởi được tình thương đối với họ mới là điều khó làm. Thế nhưng, làm được điều khó làm thì mới được gọi là người tu chân chính. Ngoài ra, ta còn phải biết khởi tâm xót thương vì những người hãm hại ta. Có thể họ phải lãnh thọ quả báo khổ đau trong tương lai. Chúng ta phải phát nguyện dùng nhiều phương tiện hóa độ họ. Nhờ ta biết phát khởi tình thương, dần dần sẽ chuyển hóa được những người oán thù. Dần dần họ sẽ trở thành người bạn tốt, những thiện tri thức của ta.

Tấm gương Tôn giả Đề-bà-đạt-đa:

Bản thân Tôn giả đã là một bài học sống động cho những hàng hậu học chúng ta, phải biết xét lại bản thân mình. Vì không chuyên tâm tu học, chuyển hóa nội tâm, mà chỉ tham vọng đạt được thần thông, ưa hư danh, muốn làm thống lãnh Tăng đoàn, không kiểm soát được bản thân để cho tâm cống cao ngã mạn và lòng ganh tỵ, sự sân hận chi phối, mà Ngài đã phạm sai lầm. Sống trong giáo pháp mà không hưởng được vị ngọt của giáo pháp, sống trong cảnh giải thoát mà sinh ràng buộc, để rồi phải chịu những quả báo khổ đau. Chúng ta phải lấy Ngài làm bài học cảnh tỉnh. Cố gắng đừng phạm vào những sai lầm mà Ngài đã phạm phải. Phải chuyên lo tu tập, chuyển hóa nội tâm. Phải biết kiểm soát tâm, đừng để cho những tâm niệm xấu ác khởi lên. Đừng bước theo vết xe đổ của Ngài. Có như vậy, ta mới đạt được an lạc, giải thoát trên bước đường tu.

> Xem thêm video: Chân lý của hạnh phúc:

loading...