Sách Phật giáo

Tra Am và Sư Viên Thành

Thứ bảy, 27/03/2023 09:05

Chúng tôi chỉ phác họa nét chính yếu về tình hình Phật giáo đương thời để thấy rõ vị thế Sư Viên Thành, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi qua tập sách nhỏ này. Thực tâm, chúng tôi không có ước vọng làm công việc tường tận, tỉ mỉ khảo sát Phật giáo sử nước nhà.

Có thể bảo rằng ít khi Phật Giáo nước nhà lại lâm vào cảnh bi đát như cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX này, đến nỗi các nhà hữu tâm đã thở dài gọi bằng danh từ Thời đại Mạt Pháp.

Ở đây, chúng tôi chỉ phác họa nét chính yếu về tình hình Phật giáo đương thời để thấy rõ vị thế Sư Viên Thành, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi qua tập sách nhỏ này. Thực tâm, chúng tôi không có ước vọng làm công việc tường tận, tỉ mỉ khảo sát Phật giáo sử nước nhà.

5

Ngay từ thời Nam Bắc phân tranh (1558-1802), mặc dầu được vua chúa sùng thượng, đạo pháp cũng đã suy vi rồi. Công nghiệp hoằng dương của các tổ sư Trung Hoa chỉ là ngọn đèn lóe lên một lúc rồi lại chìm dần vào bóng đêm đen. Phật Giáo bấy giờ mất hẳn địa vị độc tôn, phải bắt tay cầu hòa theo thế chân vạc với Nho giáo và Lão Trang. Thiền phong cao vút thuở Lý Trần không còn mấy chút hơi hám có thể bừng dậy như xưa nữa.

2

Tiếp đến nhà Nguyễn trị vì (1802), tuy dốc lòng cung phụng đạo pháp, nhưng các vua chỉ là trưởng giả hảo tâm xây chùa, đúc chuông, dựng bia hơn là những đại thiện tri thức xiển dương mạng mạch đạo pháp. Thật sự, các vua quan niệm Phật pháp như là phương tiện cầu phúc, tránh họa. Đức Phật trở thành vị thần linh nghiễm nhiên chủ tế trời đất và hộ lực nhà vua trong sứ mệnh cai trị muôn dân.

Giới đầy đủ khả năng tán trợ đạo pháp thì quan niệm mù lòa như thế, giới bảo tồn, duy trì đạo pháp lại càng tệ hại hơn: tăng đồ phần nhiều thiếu hẳn căn bản giáo lý cao siêu, chỉ lo đua đòi theo thế tục để cầu danh lợi hơn là tinh tiến hành trì giáo pháp để mau giải thoát và cứu vớt chúng sinh. Thậm chí, còn dựa vào thế lực ông Hoàng này, bà Chúa nọ, để tranh giành địa vị tọa chủ các chùa chiền to lớn, nhiều bổng lộc, hay chạy chọt cho được sắc tứ Tăng Cương, Trú Trì đến nỗi xảy ra hiềm khích, xung đột giữa chốn sơn môn. Cao tăng liễu đạo hiếm hoi như sao buổi sáng: Nhất Định, Giác Ngộ, Diệu Giác, Liễu Tính, Giác Linh. v.v. Kịp hồi nhà Nguyễn sắp mất (1883), đất nước lọt về tay thực dân Pháp. Dưới manh tâm hủy diệt quốc hồn và chia rẽ dân tâm, Thiên chúa Giáo được đề cao và Phật Giáo bị bạc đãi, xuyên tạc. Tăng đồ vẫn mơ màng trong giấc ngủ say và quần chúng vẫn đắm đuối trong ngu mê lầm lạc. Đến đây, Phật giáo sử nước nhà được viết bằng những trang thảm não. Phật giáo chỉ còn là hiện thân một thứ mê tín dị đoan, dùng để trừ tà đuổi quỷ, làm phương kế sinh nhai cho một số thầy cúng khắp nơi. Họ có hẳn vợ con, sinh sống như người thường, đầy đủ thói xấu rượu chè cờ bạc, chỉ khác là hằng ngày ê a kinh kệ đem bán ở các đám giỗ đám ma, đàn chay, cầu hồn, v.v. Tìm kiếm hết sức, may ra ở Bắc còn tổ Vĩnh Nghiêm, Tế Các; ở Trung có Tâm Tĩnh Tuệ Pháp, Phúc Tuệ; ở Nam có tổ Khánh Hòa là những đuốc pháp cuối cùng le lói đến nhỏ lệ trước đại nạn đạo pháp diệt vong.

3

Sư Viên Thành bước chân vào cửa Phật trong những ngày đại nạn bất hạnh này: (1896).

Mang một tâm sự đau đớn, ê chề trước gia đình và thời cuộc, tìm nguồn an ủi ở triết lý sắc không của Như Lai để cầu mong phương thế thoát khổ trong giai đoạn đạo pháp suy tàn như vậy, vị thế của Sư - như sẽ thấy-giống một đại thiện tri thức hiện thân cứu độ chúng sinh và tân lương mạng mạch đạo pháp nước nhà. Thái độ thủy chung của Sư là giữ sạch bàn tay và quay mặt trước vũng lầy thế sự. Sư đúng là đóa hoa lan nở muộn thơm ngát trong kẽ đá giữa vườn chiều hoang vu lộng gió. Sư đã hiện hữu như một nối tiếp của những ngày đi xuống với những ngày chớm vươn lên của Phật giáo nước nhà: Sau khi Sư viên tịch, từ năm 1928 trở đi, trước làn sóng cách mạng toàn diện cơ cấu của Phật Giáo Trung Hoa do Thái Hư Đại Sư lãnh đạo, Phật Giáo nước nhà bắt đầu rùng mình chuyển bước. Những nhà hữu tâm tiên phong tiếp chân nhau xây đắp cơ sở khắp Bắc Trung Nam và phát triển cho đến hôm nay.

loading...