Đức Phật

Trong 49 năm Đức Phật có thuyết pháp hay không?

Thứ bảy, 10/06/2020 08:31

Đức Phật phủ nhận lời của Ngài, để mọi người nhận ra tự tính chân thật của chính mình, ai nhận ra được lời dạy này, người đó hiểu lời đức Phật dạy, tức ngộ đạo.

Trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy: “Trong 49 năm ta chưa hề nói một lời nào”, trong Kinh Lăng Nghiêm, Ngài dạy: “Phàm là lời nói đều không có nghĩa thật”. Hay trong Kinh Lăng Già: “Ta từ đêm được Chính giác tối thượng cho đến đêm nhập Niết bàn, trong khoảng thời gian ấy, chưa hề thuyết một chữ nào, cũng chưa từng đã thuyết hay sẽ thuyết. Không thuyết mới là Phật thuyết”. Vậy tại sao những đệ tử lớn của Đức Phật lại kết tập được những lời dạy từ kim khẩu của Ngài, rồi viết ra thành những bộ kinh điển đồ sộ lưu lại cho thế hệ ngày nay? Đây là câu hỏi, hay là những lời tự vấn của không ít người, trong đó có cả những Phật tử thuần thành.

Khi khoa học nhìn thấy Đức Phật

Trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy: “Trong 49 năm ta chưa hề nói một lời nào”, trong Kinh Lăng Nghiêm, Ngài dạy: “Phàm là lời nói đều không có nghĩa thật”.

Trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy: “Trong 49 năm ta chưa hề nói một lời nào”, trong Kinh Lăng Nghiêm, Ngài dạy: “Phàm là lời nói đều không có nghĩa thật”.

Đức Phật dạy Ca Diếp Bồ tát phân biệt chính tà

Phàm là người học kinh nhà Phật cần phải hiểu 2 khía cạnh Lý và Sự (hay Tính và Tướng) viên dung trong mọi sự vật hiện tượng:

Về khía cạnh “Lý”

Đức Phật muốn hàm chỉ tự tính chân thật nơi mỗi người. Vì sao? Vì tự tính chân thật của mỗi người (trí vô sư) nằm ngoài sự hiểu biết của tri thức thế gian. Bởi không thể dùng ngôn ngữ của thế giới này mà nói đến được. Do đó, Đức Phật phủ nhận lời của Ngài, để mọi người nhận ra tự tính chân thật của chính mình, ai nhận ra được lời dạy này, người đó hiểu lời đức Phật dạy, tức ngộ đạo.

Kinh Lăng Già luôn nhắc nhở ngôn ngữ chỉ là sự hòa hợp của nhân duyên nên không thể nào diễn tả được đệ nhất nghĩa đế. Các cuốn kháng thư Đại thừa thâm áo thường nhấn mạnh rằng không thiết yếu phải sử dụng ngôn ngữ mới truyền đạt được tư tưởng và cảm xúc; bởi vì ở một vài cõi Phật, Đức Phật chỉ cần giáo hóa bằng nhiều cách như nhìn, nhướng mày, hoặc mỉm cười. Chẳng hạn trong non nước của Phổ Hiền Bồ Tát chỉ cần nhìn suông là đủ để chứng được Vô sinh pháp nhẫn, hoặc các Bồ tát trong cõi non nước Chúng Hương chỉ cần nghe được mùi hương cũng đắc nhập luật hạnh; hoặc tại Quang âm cung hay Cực quang tịnh thiên - là cõi trời thuộc vô sắc giới - nơi đó không có âm thanh, khi những cư dân nơi cõi trời đó muốn nói với nhau thì có ánh sáng phát ra miệng thay cho ngôn ngữ.

Vào thời đức Phật còn tại thế, phân tầng giai cấp ở Ấn Độ cực kỳ phức tạp. Mỗi giáo phái đều có quan điểm riêng của mình. Tựu chung hầu hết các tôn giáo thời bấy giờ đều đề cao Thần quyền.

Vào thời đức Phật còn tại thế, phân tầng giai cấp ở Ấn Độ cực kỳ phức tạp. Mỗi giáo phái đều có quan điểm riêng của mình. Tựu chung hầu hết các tôn giáo thời bấy giờ đều đề cao Thần quyền.

Tuệ nhãn vĩ đại của Đức Phật

Về khía cạnh “Sự”

Trong các kinh điển hiện giờ chúng ta được đọc, các Ngài dùng những ngôn từ và hình ảnh của thế gian này, để cho ai muốn tu theo lời của Đức Phật dạy, nương theo đó mà tu để được giác ngộ và giải thoát. Giáo pháp của Đức Phật giống như ngón tay chỉ mặt trăng vậy. Ngón tay để dụ cho phương tiện, như chiếc thuyền chở người qua sông, như Pháp Phật – tức là phương tiện giúp chúng ta nhìn nhận được chân tâm hay tự tính Phật. Mặt trăng để dụ cho mục đích, chân lý cứu cánh, tức chân như.

“Dùng tâm phan duyên để nghe Pháp thì nghe được pháp duyên chứ chưa được pháp tính. Pháp như ngón tay chỉ mặt trăng. Người nghe nương theo ngón tay mà nhìn mặt trăng. Nếu có âm thanh là duyên thì khi pháp duyên diệt thì tâm phan duyên cũng diệt theo. Thọ, tưởng, hành, thức đều là vọng tâm, đều cùng nhân duyên sinh diệt. Tự tính thì không do nhân duyên mà có nên cũng không diệt, không có quá khứ, hiện tại, vị lai nên tính Phật vô sinh bất diệt, thường trụ”. (Kinh Lăng Nghiêm)

Vào thời đức Phật còn tại thế, phân tầng giai cấp ở Ấn Độ cực kỳ phức tạp. Mỗi giáo phái đều có quan điểm riêng của mình. Tựu chung hầu hết các tôn giáo thời bấy giờ đều đề cao Thần quyền. Đạo Bà La Môn được coi là giai cấp cao nhất và cho rằng, Phạm Thiên sinh ra loài người (tức là Đấng sáng tạo).

Đức Phật muốn hàm chỉ tự tính chân thật nơi mỗi người. Vì sao? Vì tự tính chân thật của mỗi người (trí vô sư) nằm ngoài sự hiểu biết của tri thức thế gian.

Đức Phật muốn hàm chỉ tự tính chân thật nơi mỗi người. Vì sao? Vì tự tính chân thật của mỗi người (trí vô sư) nằm ngoài sự hiểu biết của tri thức thế gian.

Khi khoa học nhìn thấy Đức Phật

Với trí tuệ Chính biến tri, Đức Phật thấu tỏ Tam thiên đại thiên thế giới, và hơn ai hết Ngài không muốn nói về sự trực ngộ tâm linh vi diệu của mình (bởi kiến thức ngoài tam giới vượt tầm mức nhận thức của con người). Nên Ngài phủ định câu nói của mình để giúp cho các đệ tử trực ngộ tính không vô ngã và cũng nhân đó, để nói với các trường phái ngoại đạo khải thị thần quyền biết được sự giáo điều trong giáo lý của họ.

Chân lý Đức Thế Tôn chứng ngộ được như Tứ Diệu Đế và Bát Chính Đạo cùng pháp giới Duyên sinh là chân lý cao tột không thể nghĩ bàn. Chính Đức Thế Tôn đã đạt được Chính đẳng - Chính giác, nên Ngài khẳng định trí tuệ nơi mỗi con người và giải phóng tự do cho con người thoát khỏi bóng ma thần quyền, hướng tới lộ trình tu giác ngộ - giải thoát để trở về Vô sinh Niết bàn.

> Xem thêm video Đức Phật hữu tình hay vô tình:

loading...