Chùa Việt
Trúc Lâm Phương Nam - Thiền viện lớn nhất miền tây Nam Bộ
Chủ nhật, 19/05/2014 09:35
Sáng ngày 19/04/Giáp Ngọ (17/05/2014), tại thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Tp.Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ đã long trọng tổ chức Lễ Khánh thành thiền viện Trúc Lâm Phương Nam.
Tham dự và chứng minh buổi lễ có HT.Lý Sân – Chứng minh BTS GHPGVN Tp.Cần Thơ; HT.Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, kiêm Tổng Thư ký GHPGVN; HT.Đào Như – Trưởng BTS GHPGVN Tp.Cần Thơ; cùng Chư tôn đức HĐTS GHPGVN, BTS các tỉnh thành phía Nam...
Về phía các cấp lãnh đạo Chính quyền quang lâm đến tham dự có các vị: cụ Lê Khả Phiêu – Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng; Đại tướng Phạm Văn Trà – Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng; ông Lê Phước Thọ - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - Nguyên Trưởng ban Tổ chức T.Ư; ông Nguyễn Phong Quang – Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam; Ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng – Bí thư Thành ủy Tp.Cần Thơ; Trung tướng Nguyễn Phương Nam - Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng – Tư lệnh Quân khu 9; Trung tướng Đinh Văn Cai – Chính ủy Quân khu 9; Trung tướng Trần Bá Thiều – Tổng Cục Trưởng Tổng cục 3 – Bộ Công an; Ông Lê Hùng Dũng – Phó Bí thư Thành ủy – Chủ tịch UBND Tp.Cần Thơ; Ông Trần Quốc Trung – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tp. Cần Thơ; Ông Phạm Gia Túc – Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ; Ông Nguyễn Hữu Lợi – Chủ tịch HDND Tp.Cần Thơ; Ông Bùi Văn Hai – Chủ tịch UBMTTQVN Tp. Cần Thơ; Thiếu tướng Vũ Cao Quân – Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Quân sự Tp.Cần Thơ; Ông Nguyễn Thành Đông – Thành ủy viên – Bí thư Huyện ủy Huyện Phong Điền và quý vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ nghành, Trung ương, các Sở, Ban, Nghành, đoàn thể Tôn giáo bạn, đại diện các Quận, Huyện trên địa bàn Tp.Cần Thơ, Các vị Lãnh đạo các Tỉnh, Thành khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, các cơ quan thông tấn báo đài, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, những tấm lòng vàng đồng góp sức, nhân lực, tịnh tài vào việc xây dựng thiền viện Trúc Lâm Phương Nam.
Ngôi đại già lam Trúc Lâm Phương Nam được hình thành nguy nga tráng lệ như ngày hôm nay, đầu tiên do Đại tướng Phạm Văn Trà đã phát tâm vận động xây dựng các ngôi đại tự tiêu biểu cho Phật giáo miền Tây Nam bộ. Dáng vóc ngôi thiền viện xây dựng theo kiến trúc mỹ thuật Phật giáo thời Lý, Trần.
Tâm nguyện của ông kiến tạo các ngôi đại già lam ở miền Tây Nam bộ mô phỏng theo kiến trúc mỹ thuật Phật giáo thời Lý, Trần.
Ý của ông: “Nhắc lại ngược dòng lịch sử dân tộc Việt hơn bốn nghìn năm văn hiến, triều đại Lý, Trần hai triều đại huy hoàng của lịch sử Việt Nam được Độc Lập Tự Do sau hơn 1000 năm đô hộ của Bắc phương. Hai triều đại mà các vị Minh Quân Thánh Triết biết vận dụng Phật giáo trong việc Quốc Sách An Dân, là tư tưởng chủ đạo cho nền văn hóa văn minh thời ấy nổi bật hơn hết trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, để cho các thế hệ mai sau noi theo gương sáng các bậc tiền nhân, mãi mãi ghi ơn những thế hệ tiền nhân khai khẩn, bảo vệ, xây dựng và phát triển.
Ý của ông: “Nhắc lại ngược dòng lịch sử dân tộc Việt hơn bốn nghìn năm văn hiến, triều đại Lý, Trần hai triều đại huy hoàng của lịch sử Việt Nam được Độc Lập Tự Do sau hơn 1000 năm đô hộ của Bắc phương. Hai triều đại mà các vị Minh Quân Thánh Triết biết vận dụng Phật giáo trong việc Quốc Sách An Dân, là tư tưởng chủ đạo cho nền văn hóa văn minh thời ấy nổi bật hơn hết trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, để cho các thế hệ mai sau noi theo gương sáng các bậc tiền nhân, mãi mãi ghi ơn những thế hệ tiền nhân khai khẩn, bảo vệ, xây dựng và phát triển.
Mong rằng những trang sử vàng son này, các cháu nhỏ biết trân trọng, gìn giữ phát huy, bồi đắp những truyền thống lịch sử, cách mạng tốt đẹp của quê hương, đất nước phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam nằm trong khu Di tích Lịch sử Lộ Vòng Cung Tp.Cần Thơ. Lễ khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 7 năm 2013 (19/6 Quý Tỵ). Tổng diện tích Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam 38.016,6 m2. Chánh điện lợp ngói tám mái theo theo phong cách nhà Trần, Tổ điện lợp ngói bốn mái theo phong cách Lý triều; Lầu Trống, Gác Chuông lợp ngói mười hai mái. . .khung sườn bằng gỗ Lim.
Ngoài tôn tượng đức Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu bằng đồng, đặc biệt toàn bộ hệ thống tượng thờ đều bằng gỗ Thủy Tùng. Khuôn viên được bày trí các gian nhà rất cân đối cho cảnh quan như: Quan Âm điện, Di Lặc điện (Thủy tạ), Chùa Một Cột, Giảng đường, Khách đường, Trai đường, Thư viện, phòng Đông y Nam dược . . . Công trình ước tính tổng kinh phí 145 tỷ đồng từ nguồn vận động xã hội hóa.
Ngoài tôn tượng đức Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu bằng đồng, đặc biệt toàn bộ hệ thống tượng thờ đều bằng gỗ Thủy Tùng. Khuôn viên được bày trí các gian nhà rất cân đối cho cảnh quan như: Quan Âm điện, Di Lặc điện (Thủy tạ), Chùa Một Cột, Giảng đường, Khách đường, Trai đường, Thư viện, phòng Đông y Nam dược . . . Công trình ước tính tổng kinh phí 145 tỷ đồng từ nguồn vận động xã hội hóa.
Dịp này, các ông nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cung tiến tượng Phật Thích Ca chất liệu ngọc bích, Myanma (do nghệ nhân Quốc gia Đào Trọng Cường, Chủ Công ty Thần Châu Ngọc Việt chế tác); Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cung tiến tượng Bồ tát Quán Thế Âm chất liệu ngọc bích Myanma; Vòng hoa chúc mừng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân, các vị quan chức cấp Trung ương Đảng, Nhà nước, đồng bào phật tử thập phương hiến tặng các phẩm vật đến thiền viện nhằm tỏ lòng tôn kính Phật hoàng Trần Nhân Tông, người khai sáng thiền phái Trúc Lâm cùng chư vị Minh quân Thánh triết Hộ Quốc An Dân qua các thời đại.
Đại diện lãnh Chính quyền Tp.Cần Thơ, ông ông Lê Văn Tâm - Phó Chủ tịch UBND Tp.Cần Thơ phát biểu : “Qua hơn 2.000 năm Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, đã trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, gắn bó với truyền thống dân tộc và trở thành một tôn giáo của Việt Nam. Với tinh thần "lợi đạo, ích đời”, Phật giáo Việt Nam đã tập hợp được lực lượng tín đồ đông đảo để phát huy các giá trị đạo đức, nhân văn vì hạnh phúc của chúng sinh, vì độc lập - tự do của dân tộc, vì sự an bình của đất nước. Từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay, trãi qua các thời kỳ, Phật giáo Việt Nam đã minh chứng sinh động cho tư tưởng nhập thế tích cực, ích đạo – lợi đời trong giáo lý Phật Đà. . . .
Trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhiều tăng ni Phật tử đã xả thân để bảo vệ cơ sở Cách mạng, bảo vệ cán bộ kháng chiến. Phong trào Phật giáo Cứu quốc hô hào cổ vũ biến chùa thành cơ sở chống giặc ngoại xâm, nhiều nhà Sư sẳn sàng “Cởi áo Cà sa khoác chiến bào” đã làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc Cách mạng Việt Nam. Khi đất nước hòa bình thì Phật giáo Việt Nam lại cùng dân tộc gánh vác những mất mác đau thương do chiến tranh để lại, dang tay đón nhận những mảnh đời bất hạnh, an ủi, xoa dịu, động viên họ sống có ích cho xã hội. Dạy cho họ lẽ sống, bỏ ác, làm lành, không phân biệt kẻ giàu người nghèo . . .”.
HT.Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, kiêm Tổng Thư ký GHPGVN thay lời Chư tôn Trưởng lão Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPGVN ban đạo từ : “Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông thành lập sau khi chứng đạo năm 1299, là Thiền phái hợp nhất 03 dòng Thiền : Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường, tạo thành Phật giáo thống nhất dưới thời nhà Trần. Sự thống nhất này không những thống nhất về Thiền phái mà còn tạo được sự đoàn kết thống nhất toàn dân Đại Việt, để có được một sức mạnh tổng hợp, chiến thắng hai cuộc xân lăng của quân Nguyên Mông, giữ vững bờ cõi phương Bắc, ổn định hòa bình phương Nam, hướng tới mở mang bờ cõi Đại Việt về phương Nam.
Sau khi kết thúc thời Trần năm 1400, Thiền phái Trúc Lâm thiếu người thừa kế, nhưng tinh thần Phật giáo thời Trần, Thiền phái Trúc Lâm vẫn còn tiềm năng tác động, ảnh hưởng chi phối tình thế xã hội và tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc Việt Nam thời Hậu Lê, Tây Sơn, triều Nguyễn, và cận đại 1945. Trong một chuỗi vòng tròn, cuối cùng rồi cũng trở lại lúc đầu. Nói thế có nghĩa là vào cuối thế kỷ 20, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được phục hoạt, do công đức của Thiền sư Thích Thanh Từ, quyết tâm khôi phục Thiền phái, hướng dẫn Tăng ni tu tập theo pháp môn Thiền phái Trúc Lâm.
Những nhận thức đúng đắn và quyết tâm của của Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ, được nhà nước ủng hộ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tận tình giúp đỡ các phương diện thủ tục hành chánh, thông qua Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh, Thành địa phương.
Trên cơ sở này, các Thiền viện được thành lập khắp 3 miền đất nước Bắc – Trung – Nam. Hiện nay có trên 58 cơ sở lớn nhỏ thuộc hệ thống Thiền viện Trúc Lâm. Ý nghĩa nổi bật là Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc, một danh xưng do đức Pháp chủ GHPGVN đặt tên, được đệ tử của Thiền sư Thích Thanh Từ là Đại Tướng Phạm Văn Trà với tâm Phật Trần Nhân Tông, tinh thần Hộ Quốc An Dân, đã phát tâm xây dựng tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, làm nền tảng xây dựng cho các công trình Thiền viện Trúc Lâm khác. Đó là Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tại huyện Phong Điền TP.Cần Thơ do chính Đại Tướng phát tâm xây dựng và đăt tên, đã hoàn thành.
Trên cơ sở này, các Thiền viện được thành lập khắp 3 miền đất nước Bắc – Trung – Nam. Hiện nay có trên 58 cơ sở lớn nhỏ thuộc hệ thống Thiền viện Trúc Lâm. Ý nghĩa nổi bật là Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc, một danh xưng do đức Pháp chủ GHPGVN đặt tên, được đệ tử của Thiền sư Thích Thanh Từ là Đại Tướng Phạm Văn Trà với tâm Phật Trần Nhân Tông, tinh thần Hộ Quốc An Dân, đã phát tâm xây dựng tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, làm nền tảng xây dựng cho các công trình Thiền viện Trúc Lâm khác. Đó là Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tại huyện Phong Điền TP.Cần Thơ do chính Đại Tướng phát tâm xây dựng và đăt tên, đã hoàn thành.
Căn cứ điều 57 Hiến Chương GHPGVN, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là một cơ sở Tự viện Phật giáo, cho nên được điều hành, quản lý của Ban Trị Sự Phật giáo Tp. Cần Thơ và bổ nhiệm Thượng tọa Thích Bình Tâm làm Trụ trì. Được sự đồng ý của chư tôn đức trong Pháp phái Trúc Lâm, với trách nhiệm Trụ trì, như Nội quy Tăng Sự Trung ương quy định : Người Trụ trì là thay mặt Giáo hội quản lý Cơ sở tại địa phương, làm gạch nối giữa Cơ sở với Giáo hội, các cơ quan đoàn thể, là chủ hộ theo quản lý hộ khẩu gia đình xã hội, hướng dẫn Tăng ni, phật tử tu học, thực hiện các hoạt động theo luật pháp và Hiến chương Giáo hội, tạo sự đoàn kết trong Tăng Ni, Phật tự tại cơ sơt và địa phương, chắc chắn sẽ tạo được sự hài hòa, thống nhất trong lãnh vực tổ chức và phát triển chung của Phật giáo Tp. Cần Thơ, trong đó có Thiền phái Trúc Lâm đợc Giáo hội ủng hộ, và quan tâm đến sự phát triển lâu dài trong hiện tại và tương lai.
Thực vậy như người xưa đã nói : “Xây Chùa, tạo Tượng, đúc Chuông/Ba công đức ấy Thập phương nên làm”. Qua đó, T.Ư Giáo hội xin tán than công đức của Đại Tướng Phạm Văn Trà và những nhà tài trợ khác đã đóng góp thành tựu ngôi Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam và Lạc Thành hôm nay.
Sự thành tựu ấy, ngoài tấm lòng hộ đạo, quyết tâm phát triển Thiền phái Trúc Lâm mang đậm màu sắc dân tộc Việt Nam, do người Việt Nam sáng lập, phát triển truyền thừa tồn tại đến ngày nay là thời đại Hồ Chí Minh lịch sử tên vàng. Quả thật :
Sự thành tựu ấy, ngoài tấm lòng hộ đạo, quyết tâm phát triển Thiền phái Trúc Lâm mang đậm màu sắc dân tộc Việt Nam, do người Việt Nam sáng lập, phát triển truyền thừa tồn tại đến ngày nay là thời đại Hồ Chí Minh lịch sử tên vàng. Quả thật :
“Mái chùa che chở hồn dân tộc;
Nếp sống muôn đời của Tông tông.
Giữ gìn Tổ ấn tông phong;
Tốt Đời Đẹp Đạo giữa lòng dân gian”
Từ nay trên mảnh đất Tây đô xinh đẹp, có thêm một cơ sở Phật giáo đậm nét Thiền phái Việt Nam trong lòng dân chúng miền Tây Nam bộ, sẽ tao thêm sức sống mới trong sinh hoạt Phật giáo và lễ hội Tâm linh, tín ngưỡng văn hóa của dân tộc oai hùng, luôn luôn chiến đấu và chiến thắng dựa vào lòng dân, tinh thần đoàn kết hòa hợp của Phật giáo từ xưa đến nay, càng thêm có cơ sở củng cố và không ngừng phát triển ở tầm cao mới.
Một lần nữa theo Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam quy định : Các truyền thống hệ phái, các pháp môn tu học biệt truyền, đúng Chánh pháp đều được tôn trọng, phát triển, duy trì . . .
Do đó, mong rằng sự tồn tại và phát triển của Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, làm thế nào để tinh thần đoàn kết hòa hợp Phật giáo, hòa hợp hệ phái và các pháp môn đều do đức Phật thuyết giảng, trình bày, khuyến khích tu hành, như Kinh Lăng Nghiêm nói : Quy nguyên tính vô nhị, phương tiện hữu đa môn (Về nguồn vốn một không hai, pháp môn sai biệt xưa nay rõ ràng).
Trên tinh thần, ý nghĩa đó, Giáo hội sẽ tiếp tục hổ trợ giúp đỡ Thiền phái Trúc Lâm thành lập thêm nhiều cơ sở Thiền viện trong tương lai để đáp ứng yêu cầu tu học của Tăng Ni, phật tử Việt Nam trong thời đại mới, thời đại khoa học, và thu hút đa chiều theo quan điểm tự do tín ngưỡng nhưng không vượt ngoài phạm vi giới luật, giáo pháp Phật dạy, và nguyên tắc GHPGVN quy định.
Được sự tín nhiệm của HĐTS T.Ư GHPGVN, Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm và sự quý mến của Lãnh đạo chính quyền cùng đồng bào phật tử địa phương; Đại đức Thích Bình Tâm được bổ nhiệm Trụ trì ngôi Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam.
Được sự tín nhiệm của HĐTS T.Ư GHPGVN, Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm và sự quý mến của Lãnh đạo chính quyền cùng đồng bào phật tử địa phương; Đại đức Thích Bình Tâm được bổ nhiệm Trụ trì ngôi Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam.
Thích Vân Phong