Kiến thức

Tu mà không học là tu mù

Thứ hai, 31/07/2023 12:10

Có một đài cổ Phật, tượng cổ Phật bị quỷ khiêng quăng mất, còn đài trống nên ngày nào quỷ cũng nhảy lên múa hát. Bấy giờ có người phát tâm sùng bái, thỉnh tượng cổ Phật an vị trên đài. Vừa để tượng lên, thì quỷ nó quăng xuống, thành thử an vị không được.

Audio

Họ cầu cứ thầy tu tới trị dùm con quỷ.

- Thầy tu Tịnh Độ viết sáu chữ "Nam Mô A Di Đà Phật" dán lên đài, quỷ hơi sợ. Thầy dán xong rồi đi, quỷ giật tượng cổ Phật xuống, leo lên đài nhảy múa nữa.

- Thầy tu Mật Tông đến dán câu chú "Án ma ni bát di hồng", nó cũng sợ nhưng khi thầy đi vắng, nó lại giật tượng xuống, trồi đầu lên nhảy múa.

- Thiền sư tới dán câu "Niệm Phật là ai?", dán rồi lại lơ lơ là là, nó cũng giật tượng cổ Phật xuống, leo lên nhảy múa nữa.

- Một thiền sư khác tới, vị này không viết không dán, mà ngồi đó, đứa nào trồi đầu lên, ông chỉ vào mặt nó nói: "Mày là quỷ". Nó sợ thụt đầu lặng mất. Lúc đầu nó có sợ, nhưng khi nào ông ngó lơ, nó lại trồi đầu lên nhảy múa. Nên ông phải ngồi đó canh chừng hoài.

Đối với người sơ tu, tu nương theo phương tiện thì dễ thực hành hơn 'tri vọng', vì dùng trí nhìn thẳng nên đòi hỏi người sống mạnh về trí.

Đối với người sơ tu, tu nương theo phương tiện thì dễ thực hành hơn "tri vọng", vì dùng trí nhìn thẳng nên đòi hỏi người sống mạnh về trí.

Vậy trong các vị sư trị quỷ, vị nào công hiệu hơn? Vị nào cũng công hiệu, nhưng phải có mặt thường trực, nếu không có mặt thường trực thì hết công hiệu.

- Tu thiền thoại đầu cũng phải chăm chăm không lơi lỏng mới có công hiệu.

- Tu Tịnh Độ niệm Phật cũng phải chuyên chú không quên mới có công hiệu.

- Tu Mật Tông trì chú miên mật, không gián đoạn mới có công hiệu. Còn thiền tri vọng phải luôn luôn tỉnh giác mới có công hiệu.

Vậy, pháp môn nào cũng không dễ. Các pháp tu có đề mục xem chừng dễ tu, thiền thoại đầu có câu thoại đầu để khán, Tịnh Độ có câu Nam Mô A Di Đà Phật để nhớ, Mật Tông có câu chú để trì. Nhờ nương vào phương tiện mà quên nghĩ nhớ đến việc những khác, vọng tưởng không khởi. Còn tu "tri vọng" dùng trí nhìn thẳng, không có phương tiện để nương, mới tu xem chừng khó, những tật xấu, tưởng bậy muôn đời muôn kiếp cứ trỗi dậy, thấy rõ ràng thì ra mình xấu xa tu dở quá.

Nói khó dễ là do nhận định thiển cận, thật sự thì các pháp khán thoại đầu, niệm Phật, trì chú nhờ bám sát phương tiện để dừng vọng tưởng, nếu chuyên lơi lỏng thì vọng tưởng khởi. Nhưng nếu tu không chuyên, lơ lỏng thì vọng tưởng cũng trồi lên thành dở. Tri vọng thì dùng trí nhìn thẳng, mọi vọng niệm tốt xấu trồi lên, ngay đó thấy tường tận. Đó là chỗ ách yếu, thiền sinh tu phải biết rõ. Tuy nhiên đối với người sơ tu, tu nương theo phương tiện thì dễ thực hành hơn "tri vọng", vì dùng trí nhìn thẳng nên đòi hỏi người sống mạnh về trí. Biết vọng tưởng, vọng tưởng lặng thì tâm tự chơn.

loading...