Lời Phật dạy

Từ sự việc 39 nạn nhân tử nạn ở Anh, suy ngẫm lời Phật dạy về chọn nghề

Thứ sáu, 05/11/2019 09:24

Công việc là một phần trong cuộc sống của con người, không ai có thể sống mà không làm việc. Tuy nhiên việc lựa chọn công việc phù hợp với bản thân nhưng không mang lại hệ quả xấu thì là việc rất khó khăn. Qua sự việc 39 nạn nhân tử nạn ở Anh, ta cùng ngẫm lời Phật dạy về chọn nghề nghiệp.

>>Lời Phật dạy

Sáng 3/11, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có thông báo chính thức về vụ việc 39 người thiệt mạng ở Anh. Trước đó, Cảnh sát Anh ngày 1/11 ra thông báo tin rằng các nạn nhân trong vụ 39 người chết trên xe container là công dân Việt Nam. Danh tính các nạn nhân chưa được công bố.

Cảnh sát Anh điều tra chiếc xe tải liên quan đến vụ việc

Cảnh sát Anh điều tra chiếc xe tải liên quan đến vụ việc

39 thi thể được tìm thấy trong xe container ở khu công nghiệp gần cảng Purfleet, hạt Essex, đông bắc London vào ngày 23/10. Tài xế Maurice Robinson bị truy tố với 39 cáo buộc ngộ sát, hai cáo buộc buôn người và một cáo buộc rửa tiền. Ba nghi phạm khác bị cảnh sát Essex bắt đã được bảo lãnh tại ngoại. Cảnh sát đang truy nã hai nghi phạm Ronan Hughes và Christopher Hughes.

Lời Phật dạy về chọn nghề

Công việc là một phần trong cuộc sống của con người, không ai có thể sống mà không làm việc. Tuy nhiên việc lựa chọn công việc phù hợp với bản thân nhưng không mang lại hệ quả xấu thì là việc rất khó khăn. Qua sự việc 39 nạn nhân tử nạn ở Anh, ta cùng ngẫm lời Phật dạy về chọn nghề nghiệp.

Bài liên quan

Công việc là một phần trong cuộc sống của con người, không ai có thể sống mà không làm việc. Hơn nữa, thông qua công việc, chúng ta không chỉ kiếm đủ tiền cho cuộc sống tốt mà còn học hỏi và tu tập trong công việc hàng ngày.

Trong thực tế, nhiều người chú trọng quá mức vào công việc, dù kiếm được rất nhiều tiền và có cuộc sống dư dả nhưng họ lại không hạnh phúc, mà ngược lại, chịu nhiều đau khổ. Cuộc sống vật chất rất dễ được cải thiện nhưng cuộc sống về tinh thần lại phải chịu nhiều đè nén, căng thẳng.

Do vậy, khi lựa chọn nghề nghiệp, chúng ta cần xác định rõ mục đích của công việc là xây dựng cuộc sống vật chất nhưng phải không tổn hại đến cuộc sống tinh thần của chúng ta và của những người thân, bạn bè của chúng ta. Chọn được một nghề nghiệp đúng thì mới có được cuộc sống an lạc, có điều kiện tu tập tinh tấn và tạo điều kiện cho con cái có được môi trường sống lành mạnh.

Vậy đạo Phật có thể giúp gì trong việc lựa chọn nghề nghiệp hay không? Nghe thì có vẻ đạo Phật không liên quan gì đến việc lựa chọn nghề nghiệp, nhưng thực ra Đức Phật đã dạy chúng ta rất đầy đủ về việc này.

Lựa chọn công việc đúng chánh mạng không chỉ nhằm bảo vệ cho người khác mà còn bảo vệ cho chính chúng ta. Bởi khi làm tổn hại đến người khác thì không chỉ tự nó đã vi phạm căn bản đạo đức còn gây tổn hại cho bản thân người làm công việc đó.

Lựa chọn công việc đúng chánh mạng không chỉ nhằm bảo vệ cho người khác mà còn bảo vệ cho chính chúng ta. Bởi khi làm tổn hại đến người khác thì không chỉ tự nó đã vi phạm căn bản đạo đức còn gây tổn hại cho bản thân người làm công việc đó.

Khi chọn nghề nghiệp, không câu nệ công việc sang hay hèn, là lao động trí óc hay tay chân, đã là lao động thì đều đáng quý và đáng trân trọng như nhau. Tuy nhiên, để công việc không gây hại cho chúng sinh, không cản trở sự phát triển về tâm linh của bản thân, và không mang lại những hậu quả đáng tiếc, không nên có thì chúng ta cần chú ý những điểm sau đây:

Công việc có chánh mạng hay không?

Bài liên quan

Bát chánh đạo là con đường tám nhánh để giải thoát khỏi đau khổ, trong đó nhánh thứ năm là “chánh mạng” nghĩa là phương cách kiếm sống không nên ảnh hưởng đến sự phát triển tâm linh. Vậy những công việc như thế nào được coi là chánh mạng?

Trong cuộc đời có vô vàn loại công việc khác nhau và không ai có thể phân loại từng công việc một, nhưng chúng ta cần nhớ trong lòng: bất cứ công việc, nghề nghiệp nào cũng có thể được coi là chánh mạng nếu nó không đem lại tai hại cho bản thân người làm công việc đó hay cho bất cứ ai khác.

Lựa chọn công việc đúng chánh mạng không chỉ nhằm bảo vệ cho người khác mà còn bảo vệ cho chính chúng ta. Bởi khi làm tổn hại đến người khác thì không chỉ tự nó đã vi phạm căn bản đạo đức còn gây tổn hại cho bản thân người làm công việc đó.

Công việc có phạm ngũ giới hay không?

Nếu công việc mà chúng ta muốn chọn là chánh mạng, thì đã đáp ứng được yêu cầu ban đầu, nhưng chưa đủ. Là một Phật tử, trong mọi hành động trong cuộc sống, chúng ta đều cần giữ đúng năm giới luật. Trong công việc cũng không ngoại lệ.

Ngũ giới bao gồm: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng rượu và các chất gây say. Dù làm công việc nào thì chúng ta cũng cần tuân theo năm giới luật này. Do vậy, Phật tử được khuyến khích không làm những nghề như: nuôi, buôn bán súc sinh; chế tạo, buôn bán cung tên, đao kiếm, súng đạn, mìn bom; sản xuất, buôn bán các loại rượu và các loại ma túy; sản xuất hoặc buôn bán hàng gian, hàng giả, hàng nhái, hàng hóa có nguồn gốc không lương thiện;…

Hãy thực hành giữ chánh niệm trong mọi hành động, trong cả công việc. Hãy chú tâm vào việc ta làm, hãy giúp đỡ đồng nghiệp, hãy thực tập từ bi và hãy giữ đúng lời nói chánh niệm trong giao tế. Cuộc sống và công việc là cơ hội cho chúng ta thực tập chánh niệm: công việc căng thẳng, đồng nghiệp không tốt, môi trường làm việc không thuận lợi,… hãy thực tập chánh niệm để vượt qua những tình huống xấu này.

Hãy thực hành giữ chánh niệm trong mọi hành động, trong cả công việc. Hãy chú tâm vào việc ta làm, hãy giúp đỡ đồng nghiệp, hãy thực tập từ bi và hãy giữ đúng lời nói chánh niệm trong giao tế. Cuộc sống và công việc là cơ hội cho chúng ta thực tập chánh niệm: công việc căng thẳng, đồng nghiệp không tốt, môi trường làm việc không thuận lợi,… hãy thực tập chánh niệm để vượt qua những tình huống xấu này.

Có nhiều công việc khi mới nghe thì thấy không có gì xấu, mà rất đúng chánh mạng, không hề vi phạm ngũ giới, nhưng khi thực hiện hàng ngày thì rất dễ phát sinh những điều vi phạm ngũ giới này.

Công việc có những tác hại nào không?

Bài liên quan

Ngoài việc suy xét công việc, nghề nghiệp có chánh mạng không, có vi phạm năm giới không thì chúng ta cũng cần dùng kiến thức, trí tuệ của mình để đánh giá xem công việc này có những tác hại nào tới bản thân mình hay không?

Ví dụ: Việc làm này có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân ta hay không (môi trường làm việc nhiều khói bụi, ô nhiễm), đồng nghiệp trong công ty có hành động bất chính (mặc dù ta không làm những việc bất chính nhưng ở trong môi trường làm việc bất chính),… Những công việc như vậy không nên làm.

Những nguyên tắc nên nhớ

Bài liên quan

Chọn nghề nghiệp hay công việc “sai lầm” không chỉ gây hại cho những chúng sinh liên quan mà sẽ cản trở chúng ta trong quá trình tu tập, tinh tiến về tâm linh, gây những nghiệp báo xấu về sau này.

Ngoài ra, khi đã lựa chọn được công việc phù hợp, mỗi ngày chúng ta cũng cần có sự quán chiếu, không ngừng kiểm soát những hành động, lời nói của mình để không bị đi “chệch hướng”. Những điều mà Phật tử phải luôn nhớ tu dưỡng trong công việc cũng như trong cuộc sống là:

Nhân – Quả không sai: Nhân quả chắc chắn sẽ đến, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Gieo nhân lành thì có quả ngọt, ngược lại cũng thế, không thể oán trách được ai.

Hãy luôn trung thực: Có thể nói đặc trưng của cuộc sống và công việc ngày nay là sự che đậy, dối trá, không trung thực. Con người vì kiếm tiền, vì lợi nhuận, vì tranh giành thị trường mà làm bậy, làm ẩu. Dù xã hội như vậy nhưng những Phật tử cần luôn giữ mình, không vì lợi nhuận, lợi ích cho bản thân mà nói dối dù là lời nói dối nhỏ nhất.

Dù làm nghề nghiệp gì thì cũng ta cũng đang góp phần vào việc xây dựng xã hội. Nghề nghiệp nào cũng có vai trò nhất định. Hãy trân trọng công việc của mình. Chúng ta làm việc không chỉ để nhận lương vào cuối tháng, mà còn làm việc bởi công việc của chúng ta có ý nghĩa, có đóng góp vào cuộc sống chung.

Dù làm nghề nghiệp gì thì cũng ta cũng đang góp phần vào việc xây dựng xã hội. Nghề nghiệp nào cũng có vai trò nhất định. Hãy trân trọng công việc của mình. Chúng ta làm việc không chỉ để nhận lương vào cuối tháng, mà còn làm việc bởi công việc của chúng ta có ý nghĩa, có đóng góp vào cuộc sống chung.

Bài liên quan

Giữ chánh niệm trong công việc: Hãy thực hành giữ chánh niệm trong mọi hành động, trong cả công việc. Hãy chú tâm vào việc ta làm, hãy giúp đỡ đồng nghiệp, hãy thực tập từ bi và hãy giữ đúng lời nói chánh niệm trong giao tế. Cuộc sống và công việc là cơ hội cho chúng ta thực tập chánh niệm: công việc căng thẳng, đồng nghiệp không tốt, môi trường làm việc không thuận lợi,… hãy thực tập chánh niệm để vượt qua những tình huống xấu này.

Trân trọng công việc của mình: Dù làm nghề nghiệp gì thì cũng ta cũng đang góp phần vào việc xây dựng xã hội. Nghề nghiệp nào cũng có vai trò nhất định. Hãy trân trọng công việc của mình. Chúng ta làm việc không chỉ để nhận lương vào cuối tháng, mà còn làm việc bởi công việc của chúng ta có ý nghĩa, có đóng góp vào cuộc sống chung.

Những tình huống thực tế trong cuộc sống luôn phức tạp khiến chúng ta cần sử dụng trí tuệ và sự hiểu biết Phật pháp để suy ra điều gì là đúng. Hãy lựa chọn nghề nghiệp bằng cả lòng từ bi lẫn trí tuệ để nghề nghiệp đó sẽ là nơi để chúng ta nuôi dưỡng từ bi, thực tập chánh niệm và tinh tiến trên con đường phát triển của mình.

loading...