Sách Phật giáo
Tu trong xã hội tân tiến
Chủ nhật, 04/05/2015 08:57
Nhưng không biết lại dùng một giờ rảnh ấy để tán gẫu, đánh bài, xem phim thì một giờ rảnh dư ra đó chỉ có hại, tạo thêm nghiệp mà thôi. Nếu không có máy giặt, không dư ra một giờ để ta phải giặt bằng tay có lẽ sẽ thêm phần ích lợi cho sự vận động cơ thể, và tâm ý thảnh thơi lúc đó.
CHƯƠNG V
CÁI TU TRONG XÃ HỘI TÂN TIẾN
Xã hội ngày nay đối với tôi dường như là cuộc lễ mừng tất cả mọi thứ gì dẫn ta đi xa sự thật, làm cho người ta khó mà sống với chân lý, nó lại còn không muốn cho người ta tin rằng có chân lý hiện hữu. Tất cả những điều này thoát thai từ một nền văn minh tự cho là tôn thờ sự sống nhưng kỳ thực đã tước hết nghĩa đích thực của sự sống. Một nền văn minh luôn luôn nói là làm cho người ta hạnh phúc, mà kỳ thực đã làm bê tắc con đường dẫn đến suối nguồn của hạnh phúc chân thực. Soyal Rinpoche
Có thể nói rằng tôi chưa bao giờ nếm phải mùi khổ cực trong đời sống tu hành hàng ngày, vì tôi là một người xuất gia trong thế giới có một đời sống giàu sang về vật chất. Chỉ nội bao nhiêu đó thôi cũng đủ làm tôi cảm thấy mình có được hạnh phúc trong đời sống tu hành. Hạnh phúc là gì nếu không phải là sự an lạc trong tâm hồn của một nhận thức biết đủ, sung sướng cảm nhận những điều mà mình đang hưởng. Tôi gkhông biết đó là cái may hay điều chẳng may cho mình mà chỉ biết rằng tu như vậy thì có vẻ khác thường lắm. Người ta thường cho rằng tu là phải khổ hạnh, chịu nhiều cực khổ thì mới gọi là tu, chớ sao tu mà lại còn có vẻ sướng hơn cả người đời nữa. Đó có thể là nhận định của một số người, nhưng đâu phải ai tu rồi cũng được sướng hoặc ai tu chắc rồi cũng sẽ khổ. Tu sướng hoặc tu khổ cũng tùy theo phước duyên của mỗi người. Ở Việt Nam đã không biết bao nhiêu người tu hành mà họ vẫn phải chịu nhiều cực khổ đó sao? Nhưng cũng trong cái cảnh khổ ấy, có nhiều vị cũng chẳng gặp khổ. Ở hải ngoại này trong môi trường thật sung sướng, mà cũng có nhiều thầy cô chịu khổ đó sao. Thế nên có khi mình muốn tu sướng một chút cũng không được và cũng có khi mình muốn tu khổ một chút cũng chẳng xong; tôi không tin thuyết định mạng, nhưng cũng có lúc nghĩ rằng cuộc đời của ai đó đều dường như đã được an bài. Được xuất gia ở hải ngoại, tu hành ở hải ngoại là tôi thấy mình đã được tất cả rồi. Chằng những riêng tôi mà tôi tin rằng ai sống và tu ở hải ngoại cũng là những người đã có được tất cả. Có được tất cả chính là có được hai mặt của một đời sống, vật chất và tinh thần. Nhưng nếu không hiểu và ý thức được để chạy đuổi theo bên này mà bỏ quên bên kia, hưởng được phần kia mà không hưởng phần này thì quả là thiếu sót và đáng tiếc vô cùng. Hiểu và biết sống, biết bỏ rơi những cái đáng bỏ và biết cầu tìm những điều đáng tìm, thì chắc chắn con người sẽ nhận ra được nhiều hương hoa trong cuộc đời. Người biết tìm thấy hương hoa và ý vị của cuộc đời chính là người biết sống nhất.
Kể từ khi tôi học được cách sống theo quan niệm của Phật giáo, tôi thấy đời tôi có nhiều đổi thay từ nhận thức về cuộc sống, tư tưởng suy nghĩ cho đến hình hài bên ngoài, hình hài của một người tu. Đời sống vật chất giờ đây đối với tôi không còn là một đam mê tuyệt vời như ngày nào, mà giờ đây mỗi lần nhìn nó tôi lại có dịp thẩm xét và đặt lại vấn đề giá trị của nó. Tôi thấy nó không có được sự toàn vẹn và ý nghĩa như xưa kia. Khi thật tâm đi sâu vào chuyện tu học, tôi lại càng nghi ngờ hơn về đời sống vật chất mà tôi đang hưởng. Ngoài mặt thì đời sống vật chất cho sự thoải mái, tiện nghi và sung sướng nhưng bên trong, dường như nó cũng phản tác dụng cho đời sống tu học tâm linh của mỗi người. Tôi chợt nhận ra rằng, cứ không phải các nhu yếu vật chất đầy đủ sự tiện nghi và dễ dàng hơn cho một đời sống, thì ta lại cứ đi tu và tiến nhanh trên con đường đạo. Điều đó có thể đúng trên khái niệm, nhưng thực chất thì cái tiện nghi của một xã hội vật chất Tây phương cống hiến, đã làm mình chậm lại trên con đường tu thì phải. Có lẽ một phần của những tiện nghi vật chất tạo tiện lợi cho ta, thì nó kéo theo phần rắc rối thêm chuyện cho mình. Có điện thoại trong chùa thấy là tiện lợi, nhưng cũng chính nó lại làm mất thì giờ tu học, khi nói chuyện liên lạc nọ kia. Một chiếc xe hơi ra vẻ cho mình sự tiện lợi trong việc đi lại, nhưng lại làm mất thời giờ trong việc đưa đón, chở này nọ, sửa sang, giấy tờ bảo hiểm; rồi từng thứ điện, nước, lò sưởi, báo chí, tem thư, giấy tờ, biên lai, mua sắm.v.v... Nhất nhất cái gì trông cũng có vẻ tiện và lợi, nhưng trong cái tiện và lợi ấy ta tự nhiên thấy tốn thêm rất nhiều thời gian, tiền bạc phí tổn khác để rồi khi nhìn lại trong một ngày, ta chẳng còn thời gian dành lại sự tu tập. Nhưng đã sống trong môi trường tiện nghi của một xã hội phương Tây, thì ta không thể tránh được những điều này.
Từ chuyện đi mua sắm thấy có vẻ dễ và tiện, nhưng lại thường là tốn rất nhiều thời gian hơn hết, có lẽ vì tính đa dạng của nó. Vào một siêu thị để mua đồ, một chai xà phòng tắm chẳng hạn, nếu không ý thức và biết cách mua, ta có thể mất tới hàng giờ để đi tới đi lui, ngắm nghía lựa chọn, trước cả gần một trăm loại xà phòng khác nhau. Nhỏ từ cái bót đánh răng cho đến lớn như cái máy hút bụi, máy giặt v.v... hàng mấy mươi loại cho mỗi mặt hàng đã làm ta loanh quanh lẩn quẩn với nó suốt ngày. Nhưng rồi trong cái tiện nghi và đầy đủ đó, người muốn tu sẽ có được những lợi ích gì trong việc thăng hóa tâm linh, gạn lọc tâm lý? Đời sống tiện nghi, đầy đủ và đẹp đẽ này có làm cho ta trở nên bớt chấp thủ, bớt tham lam và làm cho ta tăng trưởng thêm sự nhàm chán đối với cõi luân hồi này, để cầu giải thoát hay không? Có lẽ trong một môi trường sống như vậy khó mà đòi hỏi có được cả hai mặt tốt đẹp trong sự tu tập lẫn đầy đủ tiện nghi cho đời sống. Thế nên tôi có cảm tưởng rằng sống trong một xã hội vật chất Tây phương như vậy, một mặt nó cho tôi sự thoải mái và tiện nghi tối bề, nhưng một mặt nó cũng vây bủa rất nhiều chuyện phiền toái, khó mà có lối thoát.
Lần đầu tiên đi Mỹ, tôi ngạc nhiên hết sức vì những cái văn minh khác lạ của xứ này; đem so với những cái văn minh và tiến bộ của những xứ Âu châu mà trong đó tôi đang sống thật chẳng thấm vào đâu. Có lẽ vậy nên những người ở Mỹ đi đâu cũng thường hay tự hào về cái văn minh và tiến bộ của xứ họ. Hồi tôi chưa biết và chưa được đi đến Mỹ, tôi vẫn hay cứ cãi về chuyện này với những đứa bạn vì tính tự hào dân tộc; đối với tôi lúc ấy Đan Mạch là nhất, Âu châu là nhất dù thật sự dân tộc tôi chẳng phải là dân tộc Đan Mạch, là Âu châu và nước tôi cũng chẳng phải là những nước này. Tuy nhiên ai sống trong một nước nào đó mà chẳng tự hào và bênh vực cho nước mình; tôi cũng chẳng ra ngoài lẽ ấy. Nay được đi rồi tôi mới thấy sao hồi đó mình thiển cận và cố chấp quá mức.
Mặc dù là một người được đi rất nhiều khắp cả châu Âu, cái thấy của tôi cũng rộng lắm nhưng tôi cũng không khỏi tròn xoe mắt lên nhìn khi thấy nhiều cái là lạ hay hay, của một sự tiến bộ về mặt vật chất và tiện nghi của xứ cờ hoa này. Một lần nọ khi đi với người quen ra phố, tôi ngồi vào xe, dù cửa chưa đóng nhưng theo thói quen thường lệ tôi đã tìm cách cài dây an toàn, loanh quanh tìm không thấy chỗ cũ ngay góc phải phía sau yên ghế tôi, mà thấy nó nằm trước mắt gần chiếc kính chiếu hậu, tôi lay hoay giựt lấy nó để choàng qua mình. Anh bạn phật tử thấy vậy cười xòa và nói đây là loại dây cài tự động, cứ đóng cửa lại là dây tự động cài vào người. Tôi bẽn lẽn làm theo lời anh và nói vài câu bâng quơ cho đỡ quê ở Âu châu mà còn quê đến mức đó thì đành chịu. Rồi khi về nhà, ở trong nhà anh đôi ba ngày tôi mới phát giác ra thêm nhiều cái là lạ khác nữa như: tủ lạnh làm đá và cho chảy ra ly, cái bồn rửa chén có cái máy xay bên dưới, nên khỏi cần phải móc rác và đồ thừa ra mỗi khi rửa chén xong.v.v... Vào buổi tối khi xem TV tôi thấy cái TV nhà anh có cái màn ảnh vĩ đại như một cái màn ảnh xine loại nhỏ trong nhà. Đời sống anh có vê đầy đủ, tiện nghi và cao sang quá. Những ngày sau đó, có dịp đi thăm nhà một số phật tử khác, tôi thấy ai ai cũng có một đời sống vật chất tiện nghi na ná giống nhau. Thì ra ở xứ Hoa Kỳ này, cái hưởng thụ và tiện nghi cao thật. Quả là sung sướng và đáng thán phục.
Dường như tất cả các nền văn minh vật chất chính là nền văn minh hưởng thụ, và tìm cách tập trung cái hưởng thụ đó vào nơi chính mỗi con người trong cái thế giới này. Vật chất và tiện nghi làm cho con người thoải mái hơn thì có, nhưng để hưởng thụ được cái thoải mái đó, con người ta cũng phải trả giá thật đắt không kém với cái giá trị của nó. Đức Dalai Lama có kể lại rằng, có một lần nọ ngài sống trong nhà của một gia đình giàu có ở tại Hoa Kỳ, khi vào nhà vệ sinh ngài đã thấy nhiều chai thuốc ngủ trên kệ. Vậy thì đâu là sự thoải mái và an lạc của cái giàu sang, khi còn phải nhờ vào những viên thuốc ngủ để dỗ giấc qua đêm? Thế nên không hẳn là tôi tin tưởng và lạc quan về đời sống sung sướng ở những xã hội âu tây. Sung sướng hơn cũng có mà bên cạnh buồn khổ nhiều hơn cũng có. Cuộc đời này dường như cái gì cũng phải đi hàng hai như vậy thì mới đúng cái nghĩa nhị nguyên của nó, cái này có thì cái kia phải có của cuộc đời. Ở những xứ sở giàu có, người ta xem chừng như có tất cả, nhưng người ta cũng phải làm tất cả để có được những cái đó. Một công việc (job) không đủ, nên có khi phải hai phải ba job. Ngày làm tám tiếng chưa xong, nên phải làm mười, mười hai tiếng và cứ như vậy quần quật quanh cả năm, nên con cái sớm tối chẳng thấy mặt, người thân trong gia đình chẳng mấy lúc gặp nhau. Con người và tình cảm cá nhân bỗng nhiên hóa thành lạnh lùng và xa cách, vì phần lớn thời gian và cuộc đời con người sống trong những xã hội này, chỉ dùng toàn bộ vào công ăn chuyện làm, để kiếm tiền. Vậy thì hưởng một đời sống tiện nghi đầy đủ như vậy, chỉ là kết quả của những khó khăn cực nhọc thêm mà con người đã cố công tạo ra. Ở đây tôi bỗng liên tưởng đến những xứ nghèo và người dân xứ này. Họ thiếu thốn hơn nên đời sống họ cũng đỡ bận rộn hơn, để rồi ngoài thời gian làm việc ra họ cũng còn nhiều thời giờ khác lo cho gia đình, con cái và sống một đời sống tâm linh.
Thế nên tôi luôn luôn đặt câu hỏi rằng, liệu đời sống vật chất những xã hội Tây phương có làm cho con người được sung sướng hơn, hạnh phúc hơn hay không? Liệu sự nhận thức này có mang một ý nghĩa tuyệt đối hay không, hay chỉ là một sự nhận định cá nhân, của một số người. Nếu đời sống vật chất thật sự mang lại cho con người hạnh phúc thì không lẽ chỉ những người trong những xứ giàu có như Hoa Kỳ và Âu châu mới có hạnh phúc, còn những người nghèo ở Á châu thì không có hạnh phúc sao? Điều ấy chưa hẳn đúng vì hạnh phúc là đến tự tâm hồn của chính con người ấy, và chẳng có tiện nghi hay vật chất nào có thể thay thế được nó. Có thể nếu người ta hiểu rằng tiện nghi của vật chất tạo ra sự thoải mái, và biết cảm nhận cái thoải mái mà mình đang hưởng đây, hạnh phúc được sinh ra. Nhưng khổ nổi ít ai cảm nhận được điều này, mà họ cứ chạy và đuổi theo cơn khát của tiện nghi vật chất, đến độ chẳng còn chút thời gian hay ý thức để cảm nhận cái thoải mái ấy nữa. Tôi biết điều này vì tôi đã từng là nạn nhân của tiện nghi vật chất. Nói đến tiện nghi vật chất là nói đến cái không cùng của nó, vì nó cũng là sản phẩm của cái đầu óc không cùng của con người. Trong thời đại mà tiền bạc và vật chất tạo nên giá trị của con người, thì tiện nghi vật chất đó được phát triển và chế ngự khắp mọi nơi, đôi khi tôi thấy nó phát triển đến mức quá đà: nhưng người ta thích vậy thì biết sao!
Thời đại ngày nay là thời đại của tiện nghi máy móc, cái gì cũng bằng máy, cái gì cũng bấm nút. Cài dây an toàn trên xe cũng bằng máy, đổ rác cũng bấm nút, nếu một người nào muốn sử dụng hoàn toàn máy và nút để có tiện nghi tuyệt đối cho mình và gia đình, thì có lẽ đồ đạc với máy và nút phải chất đầy cả một nhà, dù rằng các loại máy nút ấy đã đựợc chế tạo nhỏ gọn một cách tối đa. Từ cái máy vắt cam, đánh trứng, nấu trứng, đấm bóp chân, tay cổ, máy nấu, máy nướng, máy xay, máy giã, máy giặt, máy ủi, máy sấy. Ôi, toàn những thứ là máy với nút. Từ những máy cho gia đình cho đến máy hưởng thụ cho mắt, cho tai với bao nhiêu là loại lớn nhỏ TV, điện toán, Video, máy dàn.v.v.... Những thứ ấy cứ sau một vài tháng lại ra những kiểu máy mới, tinh vi hơn và đẹp đẽ tân kỳ hơn. Ngày nay người ta không còn nghe những âm thanh thường nữa mà phải nghe những âm thanh nổi, ba chiều; không còn xem những TV màu nhỏ nữa mà phải xem TV đại vĩ tuyến như xine trong nhà. Tất cả những cảm thọ cho mắt, cho tai, mũi, miệng và thân được tăng cường và phát triển đến mức tối đa. Và trong cái tối đa tột cùng của sự hưởng thụ ấy, mức độ hạnh phúc đạt đến cỡ nào?
Thời đại ngày nay là thời đại của tiện nghi máy móc, cái gì cũng bằng máy, cái gì cũng bấm nút. Cài dây an toàn trên xe cũng bằng máy, đổ rác cũng bấm nút, nếu một người nào muốn sử dụng hoàn toàn máy và nút để có tiện nghi tuyệt đối cho mình và gia đình, thì có lẽ đồ đạc với máy và nút phải chất đầy cả một nhà, dù rằng các loại máy nút ấy đã đựợc chế tạo nhỏ gọn một cách tối đa. Từ cái máy vắt cam, đánh trứng, nấu trứng, đấm bóp chân, tay cổ, máy nấu, máy nướng, máy xay, máy giã, máy giặt, máy ủi, máy sấy. Ôi, toàn những thứ là máy với nút. Từ những máy cho gia đình cho đến máy hưởng thụ cho mắt, cho tai với bao nhiêu là loại lớn nhỏ TV, điện toán, Video, máy dàn.v.v.... Những thứ ấy cứ sau một vài tháng lại ra những kiểu máy mới, tinh vi hơn và đẹp đẽ tân kỳ hơn. Ngày nay người ta không còn nghe những âm thanh thường nữa mà phải nghe những âm thanh nổi, ba chiều; không còn xem những TV màu nhỏ nữa mà phải xem TV đại vĩ tuyến như xine trong nhà. Tất cả những cảm thọ cho mắt, cho tai, mũi, miệng và thân được tăng cường và phát triển đến mức tối đa. Và trong cái tối đa tột cùng của sự hưởng thụ ấy, mức độ hạnh phúc đạt đến cỡ nào?
Thật ra tôi cũng chẳng thấy có điều chi chống trái trong việc hưởng thụ những tiện nghi vật chất và sự tu hành; có điều nếu ta biết cách thì tiện nghi vật chất ấy có thể là một người đầy tớ tốt cho ta, còn không ta sẽ là một người đầy tớ tốt cho nó và dần dần ta sẽ trở thành một người máy, chiếc máy như nó, có khác hơn là người máy ta biết cách suy nghĩ làm việc và kiếm tiền. Tiện nghi của vật chất vốn không xấu mà cũng chẳng tốt, nhưng tùy vào cách mà người xử dụng nó mà thôi. Như chuyện con dao nếu biết đem cắt rau, cắt đậu hủ để nấu ăn chay sẽ ngon lắm chớ, nhưng không biết mà dùng để đâm người thì thật là điều tệ hại cái tiện nghi của máy giặt là cho ta một giờ đồng hồ rảnh rang, nếu ta biết dùng một giờ đồng hồ ấy để tụng kinh, niệm Phật thì tiện nghi như vậy có ích lắm chứ.
Nhưng không biết lại dùng một giờ rảnh ấy để tán gẫu, đánh bài, xem phim thì một giờ rảnh dư ra đó chỉ có hại, tạo thêm nghiệp mà thôi. Nếu không có máy giặt, không dư ra một giờ để ta phải giặt bằng tay có lẽ sẽ thêm phần ích lợi cho sự vận động cơ thể, và tâm ý thảnh thơi lúc đó.
Tôi thường suy gẫm về những chuyện tiện nghi vật chất áp dụng cho chuyện tu hành, và lấy nó làm điều thú vị khi tính toán so đo về cái hại, cái lợi, thời gian được, mất và những kết quả của nó. Thời gian năm giây cài dây an toàn tự động của xe thay vì bằng tay mình có thể niệm thêm 3 câu niệm Phật, giặt đồ bằng máy thay vì bằng tay mình có thêm một hay nửa giờ tụng kinh. Nấu cơm bằng nồi điện, thay vì chụm củi mình cũng có thêm nửa giờ niệm Phật, đi xe thay vì đi bộ mình có thêm một giờ, hoặc hai giờ, ba giờ niệm Phật hoặc an trú trong chánh niệm.
Tất cả tiện nghi tốt lắm vì nó cho ta thời gian rảnh rất nhiều để tu niệm, nếu mình biết cách dùng; còn không thì những thời gian rảnh ấy chỉ là thời gian để tạo thêm nghiệp, thời gian để ta đưa vào thêm, vây bủa thêm cho mình bao nhiêu công việc vô nghĩa khác trong cuộc đời; các công việc ấy dường như là rất trọng đại trong đời ta, nhưng chẳng ích gì một khi nhắm mắt ra đi. Tất cả những gì ý nghĩa, quan trọng nhất đối với chúng ta hiện giờ đều buộc phải bỏ lại. Ta ra đi một mình mà không mang theo hành trang nào; chỉ có cô đơn, sợ hãi và bao nhiêu là nghiệp ác đang chờ đón ta tại bên kia đường hầm.
Thấy rõ những mối nguy hại của con người khi họ phải sống, đương đầu với đời sống vật chất đầy đủ, nhưng lại bị phá sản về đời sống tâm linh, các bậc thấy đã không ngừng giảng dạy và khuyến cáo đến những con người có niềm tin, biết hướng mình vào đời sống đạo hạnh. Ai biết nghe và chịu sửa mình, là người ấy biết cách sống có ý nghĩa và biết cách tạo hạnh phúc cho họ và gia đình, ngay trong đời sống này và mai sau; ai không nghe thì khổ đau khó tránh được vì họ chưa từng biết cách tránh, dù chính họ đã trang bị cho họ một đời sống giàu sang và đầy đủ nhất trong cuộc đời. Ngài Sogyal Rinpoche nhắn nhủ trong tập sách của ngài, "The Tibetan book of living and dying: "Việc đi theo con đường tâm linh chưa bao giờ lại cấp thiết và gay go hơn bây giờ. Xã hội chúng ta dành quá nhiều cho sự tôn vinh bản ngã, tôn vinh chính những sức mạnh của tham lam và vô minh đang tàn phá quả địa cầu này. Chưa bao giờ khó hơn để nghe tiếng nói của chân lý, và chưa bao giờ khó hơn để tuân theo tiếng nói ấy nếu nó được nghe đến. Bởi vì trong thế giới quanh ta không có cái gì hỗ trợ cho sự chọn lựa của ta, cái xã hội ta đang sống dường như phủ nhận tất cả mọi ý nghĩa thiêng liêng, vĩnh cửu. Bởi vậy vào thời gian nguy ngập nhất của chúng ta khi chính tương lai chúng ta cũng thật khả nghi, thì chúng ta những con người lại thấy mình đang ở giai đoạn hoang mang nhất, và bị vướng vào một cơn ác mộng do chính chúng ta tạo nên".
Phần lớn con người ngày nay sống rất vô tư và lãnh đạm với những mặt trái và khổ đau của xã hội bên ngoài. Họ không cần biết ngày mai, kiếp sau vì những thứ ấy nào có ý nghĩa gì với họ và họ chỉ biết hiện tại, biết họ và những cái mà họ có thể tóm bắt được cho chính họ và gia đình họ. Đối với họ, cuộc đời này là sung sướng, có gì đâu phải lo nghĩ xa xôi. Sanh là khổ ư! Sanh đã qua rồi, già là khổ ư! Già chưa đến, bệnh là khổ ư, họ còn đang mạnh và quá khỏe. Hãy vui chơi và hưởng thụ được gì có thể hưởng thụ trong lúc này. Tôi cũng có một cô em gái và khi nói chuyện cô cũng có những nhận định na ná như vậy. Đó là cách nhìn của một người chỉ biết có đời sống may mắn của chính họ mà họ đang hưởng, nên suy ra cuộc đời là đẹp, vui tươi và sung sướng như là họ đang sống. Cả vũ trụ, thế giới này được họ gói trọn lại trong ngôi nhà đầy đủ tiện nghi của họ, trong con người xinh đẹp, khỏe mạnh và trẻ trung của họ và trong thời gian vui vẻ của cuộc nói chuyện.
Nhưng đáng tiếc thay là cả vũ trụ, thế giới và cuộc đời này đang trôi chảy theo chiều biến diệt và hủy hoại. Cái già tàn phá cái trẻ, cái hư hoại tàn phá cái nguyên sơ, cái chia ly tang thương của cuộc sống tàn phá cái êm đềm hạnh phúc bên nhau, cái bệnh tật, thương tích tàn phá cái khỏe mạnh của con người.
Tất cả những thứ ấy là thực tại của đời sống và nó có mặt đầy rẫy khắp mọi nơi, bởi vì ta không thấy hoặc chưa thấy nên cứ tưởng nó xa lạ và không có đối với mình. Cứ vào thử nhà thương đi rồi sẽ thấy, cứ sang những nước thứ ba như Phi châu, Ấn Độ rồi sẽ thấy; cái khổ của kiếp người và cái bất toàn của cuộc đời sẽ cho ta một cái nhìn toàn diện hơn về con người và thế giới mà con người đang sống. Chúng ta sẽ thấy chúng ta và cái mà chúng ta đang hưởng được đều là do phước báu mà có còn tự chúng ta thì chẳng nghĩa lý gì với cái khổ đau của cuộc đời và với muôn tỷ người xung quanh. Nếu không do phước báu thì chắc gì chúng ta đã đến được bến bờ tự do năm nào, thay vì phải chịu chìm sâu vào lòng biển cả; để rồi ngày nay chúng ta có tất cả, từ nhà lầu xe hơi đến tiền bạc triệu triệu trong tay. Chúng ta cũng chẳng có gì đáng phải tự hào vì chúng ta giàu có, và người kia nghèo hèn; một trận động đất xảy ra, một vụ cướp, một vụ hỏa hoạn là chúng ta trắng tay và điều đó có thể sẽ xảy ra tối nay, ngày mai hoặc tháng tới, ta chẳng thể biết được. Chúng ta chẳng thể cao ngạo vì mình đang trẻ trung xinh đẹp và mạnh khỏe, còn những cái già nua xấu xí và bệnh tật kia là của người, của ông ngoại, bà nội hoặc cha mẹ mình mà thôi. Rồi sẽ đến lượt mình và đến rất mau. Bệnh tật có thể đổ ập lên mình sau một tai nạn xe hơi, một trở chứng bất thường trong cơ thể và mình sẽ sống trong đau đớn, oằn oại và có thể bị người sợ hãi xa lánh.
Nhưng xin đừng sợ hãi tất cả những điều này vì ta có sợ hãi cũng chẳng thể tránh né được chúng; bởi vì chúng là sự thật của cuộc đời. Chắc chắn sự thật không phải nằm ở nơi nhà lầu sang trọng, xe hơi mới kẻng, tiền bạc hàng triệu usd trong ngân hàng, con cái chồng vợ, cha mẹ thương yêu sống êm đềm hạnh phúc bên nhau, mà sự thật của cuộc đời nằm ở nơi bất toàn của nó, nằm ở nơi chia lìa, khóc than buồn khổ, đói rách, bệnh tật, tai nạn, già nua, xấu xí thất bại, chết chóc.v.v... Biết được những sự thật này và làm quen với nó, chính là người biết nhìn và hiểu rõ cuộc đời, còn nếu nhìn và nhận định về cuộc đời qua lăng kính màu hồng, thì con người ấy sẽ bị đau khổ mãi mãi, trong đời này và nhiều kiếp sống về sau. Tôi tin những điều tôi viết đây là sự thật vì tôi viết qua kinh nghiệm của chính bản thân mình; đây cũng là điều mà đức Phật; các bậc đệ tử của Ngài truyền lại cho chúng ta qua kinh điển và các lời dạy của Ngài: Hiểu và tin được điều này là cuộc đời ta đã có thêm được ý nghĩa, bớt khổ đi nhiều lắm rồi.
Kể từ khi tôi có dịp đi sang những nước nghèo, tâm tôi mới có dịp mở rộng ra thêm và tôi mới có thể nói rằng mình đã thật sự học được cách nhìn cuộc đời. Biết cách nhìn cuộc đời là biết cái bất toàn của cuộc đời, mà trong đó chúng ta những con người vô minh đang sống. Tôi, các bạn chúng ta đã sống qua biết bao nhiêu cuộc đời rồi, trải qua hàng bao nhiêu mạng sống rồi, mà ta vẫn vô tư với những nổi khổ đau của đồng loại, vẫn bám víu và chấp thủ vào mình và cho riêng mình mà chưa một lần muốn mở ra, trải rộng ra chia sớt với người. Trong ý thức ấy tôi thấy mình nghèo là phải, khổ đau là phải và luân hồi trầm luân cũng là điều hợp lý. Xin đức Phật từ bi ban cho con từ tuệ để con nhìn thâu suốt cuộc đời, để chia sẻ nhung nỗi đau khổ của người và tìm cách giúp họ. Có trí tuệ cũng là để cho con thật sự có được niềm sợ hãi từ đáy lòng về cõi luân hồi này mà tìm cách thoát ly.
Nhưng tôi biết cái tu của tôi trong một xã hội quá ư là tiện nghi vật chất sẽ chẳng đưa tôi đi đến đâu, vì tôi quá mềm yếu trước những cám dỗ thời đại. Tôi rất mềm lòng trước những sự đấu tranh dằng co nội tâm, giữa một đời sống muốn tu hành thánh thiện gạt bỏ tất cả, và một đời sống muốn tu và cũng muốn hưởng thụ. Bằng chứng tôi là một người mê xem phim ghê gớm, nên đã hai lần lấy cớ coi tin tức mà mua TV. Lần đầu tôi mua một cái TV 14 inch và lòng dặn lòng là chỉ được coi tin tức mà thôi, chứ không được xem phim để mất thời gian. Tôi nghiêm chỉnh chấp hành cái luật lệ do tôi đề ra đâu được chừng một tháng, và sau đó bất đầu tò mò xem các chương trình buổi tối coi có những gì, rồi lần lần đi đến xem một đoạn phim hay, và cuối cùng tôi không tránh được cám dỗ là đã xem nhiều phim trong một ngày. Biết mình đã quá sa đà, tôi bực mình lắm, vì chính mình không thắng được mình; tôi bèn quyết định bán rẻ cái TV ấy cho một người bạn. Bẵng đi một năm sau, ý muốn coi phim và tin tức lại dụ dỗ tôi và lần này tôi khá thận trọng hơn, nên mua một cái TV để bàn trắng đen thật nhỏ, (một phần cũng là dễ cất dấu để phật tử đến khỏi trông thấy). Tôi coi tin tức đâu một thời gian rồi cũng bị sức quyến rũ mê hoặc nào đó của cái bệnh ghiền phim, tôi lại len lén cho phép mình xem đôi chút, rồi xem nguyên cả tập phim và hai phim. Thế rồi tôi lại nhận thấy mình thua cuộc trước những cám dỗ phim ảnh và lần này tôi tức mình đem TV cho một người bạn, để bỏ ghét lấy chính tôi. Thôi thế là đủ rồi và kể từ thời gian đó ở Đan Mạch tôi đã không bao giờ mua TV nữa. Chuyện mê xem phim và TV là một chuyện nhỏ trong những chuyện mà tôi phải đối mặt với cuộc sống đầy vật chất quyến rũ ở một cái xã hội phương Tây.
Thầy tôi thường hay răn nhắc tôi rằng: thọ dụng của đàn na tín thí thì phải khéo mà biết đáp trả bằng sự tu học nghiêm trì giới luật với chính mình. Không khéo thì kiếp sau mang lông đội sừng để mà trả nợ. "Dù là một đệ tử dở tệ của thầy đến đâu, tôi cũng ý thức được điều này lắm nên cố gắng tu học, dù rằng chung quanh tôi chẳng ai biết, ai hay tôi có tu hay không tu. Dĩ nhiên tu hành nơi tôi hay nơi bạn phải là một việc làm ý thức nơi mỗi người chúng ta, vì chính chúng ta là kẻ tình nguyện đến với đạo và tu tập kia mà; chẳng có ai ép buộc hoặc thúc mình, mà mình ý thức biết được việc tu và học đạo này chính là hành trang tâm linh cho đời sống an lạc hạnh phúc của mình trong hiện tại và mai sau. Thế nên đừng tự dễ dãi và tha thứ với những việc làm dối trá của mình. Tôi lấy làm hổ thẹn với mình mỗi khi bị thua một cuộc đấu tranh dằng co nào đó nơi mình, và sau đó tìm cách thoát khỏi. Nhưng quả thật, tu học và hành trì ở những xứ Tây phương khó quá! Trước khi đến hồi chung cuộc về sự thất bại và sự sám hối ăn năn của mình, là những sự đấu tranh dằng dai này có khi cả tháng, cả năm và đôi khi làm tôi ăn ngủ không yên vì mặc cảm tội lỗi.
Một đời sống tu hành thanh tịnh phải là một đời sống biết hy sinh, gạt bỏ danh lợi và vật chất và chỉ biết ẩn nhẫn tu hành trong cô đơn vắng lặng. Tôi vẫn chưa thể làm được khi đang còn sống trong xã hội vật chất Đan Mạch, tôi chưa thể ngồi yên chú tâm tụng kinh, niệm Phật mà sau lưng những cám dỗ đang mời mọc réo gọi. Bởi thế tôi muốn ra đi cho rồi.
Ra đi chưa được vì duyên giấy tờ và học hành chưa xong, tôi cố gắng tạo cho mình một nhu cầu tu học thật tốt, thế nhưng dù cố gắng cách mấy tôi cũng thấy như có gì đó bế tắc. Kinh sách tôi có thật nhiều, có lẽ không có một chú tiểu nào ở Việt Nam mà có nhiều kinh sách như tôi có.
Một thư viện nho nhỏ vài trăm cuốn do thầy tôi cho, khi biết tôi ham đọc sách và đời về Đan Mạch để tu. Tôi mua tủ, mua kệ bày biện thứ tự hẳn hoi và ngay cả các băng kinh cũng chất đầy. Gia tài tôi là kinh sách, băng giảng và có lẽ ít nhiều tôi cũng có phần tự mãn về nó; tuy nhiên để thừa hưởng trọn vẹn gia tài tâm linh kia thì tôi cũng vẫn thấy mình chẳng có thời gian. Vậy thì cái thời gian tôi cho là thiếu dùng đâu cho hết, thật ra thì cũng chẳng dùng gì cho quan trọng và đúng đắn lắm, vì chỉ xem sơ một vài tờ báo, coi chút tin tức thời sự trong ngày, học ít bài, đi chợ mua sắm và tụng đọc vài thời kinh. Có vậy mà toàn bộ thời gian gần như bị chiếm lĩnh hết, thời gian thấm thoắt trôi qua, tôi vẫn thấy mình chưa thâm nhập gì được nhiều ý vị của đạo. Tôi biết mình đang bị bế tắc nếu cứ tiếp tục sống mãi như vầy, một lối sống chẳng mấy hứng thú đối với tôi, một người tu nhưng có lẽ rất thú vị đối với phần đông người đời. Trong cái mà tôi thấy bế tắc ấy chỉ còn lại niềm mơ tưởng đến một bầu trời xa xăm nào đó, nơi có những ngôi chùa cổ xưa trong núi rừng, có rất ít sự liên lạc và phiền nhiễu với thế giới và xã hội bên ngoài; một nơi chỉ thuần là học và tu tập trọn suốt một ngày.
Dù sao cái thực tại trước mắt cũng vẫn là sự chịu đựng, đối kháng với môi trường mà tôi không cảm thấy thích hợp khi tu. Tôi biết xã hội Đan Mạch mà tôi đang sống đã ưu đãi cho tôi khá nhiều về mọi mặt, nhưng tôi chưa thật sự cảm nhận được nó. Hay là tôi đặt nặng cái vai trò tăng sĩ và sự tu tập của mình quá lớn, đến nỗi dường như chính cái xã hội vật chất này mới là cái chướng ngại, ngăn trở tôi được giải thoát giác ngộ. Tôi thấy buồn vì phải chịu đựng sống ở Đan Mạch thêm vài năm nữa cho đến khi hoàn tất trung học, để tôi có thể cất bước ra đi tự do. Thật ra cái học đời đó cũng chẳng thể câu thúc và ép tôi ở lại xứ này, mà nguyên nhân chính là tôi chưa ở đủ năm để có thể vào quốc tịch Đan Mạch; tôi luôn luôn quan niệm rằng cái học đời chẳng có thể giúp ích gì cho mình hơn là một mảnh bằng, và một kiến thức rất đời. Hai cái này thường thường không đi song song với tri kiến phật pháp và giác ngộ. Tôi khinh thường cái học thế gian và cảm thấy nhàm chán vô cùng mỗi khi cắp sách đến trường, hay mỗi khi ngồi ôn bài ở nhà. Thế đấy mà tôi phải chịu đựng trong ba năm trường.
Trong thời gian sống và tu học ở Đan Mạch, tôi có những cảm tưởng rất bi quan về đời sống tu học của người phật tử Việt Nam tại đây. Chuyện tu học ở những xã hội Tây phương dường như là chuyện không mấy thực tế đối với người Việt mình. Ai thấy bức bách hoặc chán chường lắm mới đến chùa để chơi hoặc lạy Phật chút đỉnh; hoặc họ chỉ đến chùa khi có một lễ lạc nào đó để cầu nguyện cho họ và gia đình, ngoài ra thì chùa trống trơn, lạnh ngắt và thật là hoang sơ đến tội nghiệp. Nhưng những người tu lại phải sống ở những nơi chốn ấy đến trọn đời. Các vị ấy sẽ được những gì nếu không ngoài sự hiểu biết Phật đạo, và một tấm lòng biết hy sinh. Nếu họ không được hành trang cho mình bằng sự tín tâm tội phước, và lòng hy sinh thì họ đã