Kinh Phật
Tư tưởng phá chấp phá ngã trong Kinh Kim Cương
Thứ năm, 29/10/2021 09:29
Nói đến kinh Kim Cương Bát Nhã nội dung xuyên xuốt của kinh là sự phá tan, triệt để những chấp trước tướng và chấp trước pháp, chấp có chấp không, để rồi từ đó có cái nhìn thấu đáo bản chất thật của các pháp.
Kinh này, nội dung tôn yếu toàn chỉ bày thật tướng các pháp. người hiểu rõ kinh này, cũng tức là hiểu rõ thật tướng bát nhã[11], Để phân biệt tục đế và chân đế mới có thể đạt được Đệ nhất nghĩa đế. Đệ nhất nghĩa đế, phải xuất phát từ thế tục đế. nếu ko hiểu được thế gian này, thì ko thể hiểu được Đệ nhất nghĩa đế. Vì Đệ nhất nghĩa đế luôn đồng hành với thế tục đế. Do vậy chỉ cần hiểu rõ thế tục đế thì ngay đó cũng là Niết bàn rồi.
Tục đế là hữu vi, là tương đối, là u minh bất tịnh, là đỗi đãi, là có không, sinh diệt, là chấp pháp, chấp chúng sinh… bản chất của nó là giả tướng, do nhân duyên hòa hợp, đã là nhân duyên hòa hợp thì khi duyên đủ nó hội tụ, duyên thiếu nó mất đi. Có hợp thì ắt có tan không cố định là hư giả. Những gì do nhân duyên hòa hợp thì tự bản tính nó không có thật. Do đó có tướng đều là hư vọng không thật. Thế nên, những gì có tướng đều là vô thường, tan diệt. Do duyên hợp thì không có tự thể, không có tự thể thì không có ngã.
Chân đế là chân lý tuyệt đối, là đệ nhất nghĩa, là chân như, là giác, là không đối đãi, là bất sinh diệt, là Vô thượng Chính Đẳng Chính giác, là Phật, là trung đạo thật tướng. Thật tướng tức phi tướng, nó không nằm trong tướng có tướng không, không nằm trong sự đối đãi, thế nên nói thật tướng không phải tướng. không dính, không mắc, không chấp do đó lìa được tất cả tướng, theo con đường trung đạo đó là Phật. Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác cho đến không một pháp nào không thể được, gọi là Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác. Như vậy, Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác là chỗ giác ngộ cứu kính, không còn thấy một chút ngã, một chút pháp. Do không còn thấy một chút ngã, một chút pháp nào cho nên chứng được Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.
Từ quan điểm này cho thấy đức Phật đã chỉ rõ, bản chất của các tướng, nói chung là bốn tướng (ngã – nhân- chúng sinh- thọ giả) là không thật, nhưng do chúng sinh sai lầm nhận đó là thật, cho nên vọng tưởng từ đây có khổ đau, phiền não.
Đức Phật chỉ cho Bồ Tát thấy tất cả các sự vật hiện tượng trên đời đều là hư vọng, giả tạm không có thật. trong phần thứ 5 kinh văn nói: “Ông Tu Bồ Đề, ý ông như thế nào, có thể thấy Như Lai ở nơi thân tướng chăng ? không thể, thưa Thế Tôn không thể dùng thân tướng để thấy được Như Lai. Bởi vì Như Lai từng dạy thân tướng tức chẳng phải thân tướng. Đức Phật bảo ông Tu Bồ Đề; tất cả những gì có tướng đều là hư vọng, nếu thấy các tướng chẳng phải là tướng, tức thấy Như Lai”.
Có thể nói đây là cốt nõi của tư tưởng kinh Kim Cương: 凡所有相皆是虛妄, 若見諸相非相, 卽見如來-(Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như lai). Đức Phật có tam thân, đức Phật Thích ca thị hiện ở sa bà này, nơi thành Ca Tỳ La Vệ là Thái tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da… với 8 tướng thành đạo, đầy đủ 32 tướng tốt, 19 tuổi xuất gia tầm đạo, 30 tuổi thành đạo, 49 (45) thuyết pháp độ sinh. Đây là Báo thân Phật mà thôi, đã có tướng tức là phải có sinh lão bệnh tử, và 80 tuổi ngài thị hiện nhập Niết bàn. Như vậy nếu chấp tướng thì đâu còn thấy đức Như Lai nữa. nhưng Như Lai là:從無所來, 亦無所去是名如來- (Tòng vô sở lai, diệc vô sở khứ thị danh Như Lai) nghĩa là Như Lai; không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu, đây là chỉ cho Pháp thân Phật vậy. Bằng con mắt Phàm thì thấy đức Phật đã nhập diệt, đó là cái nhìn về sắc thân. Nhưng Pháp Thân thì lại thường trụ bất diệt luôn luôn hiện hữu đầy ở khắp tam thiên đại thiên thế giới đó là cái Phật tâm, chân tâm vậy.
Trong Trung Quán Luận nói:
“Chư Pháp thực tướng giả
Tâm hành ngôn ngữ đoạn
Vô sinh diệc vô diệt
Tịch diệt như Niết bàn”
Đã là hữu tướng thì là có đối đãi như dài ngắn, có không, đẹp xấu, có đỗi đãi là còn có danh giới và sinh diệt biến dị, cho nên tất cả những gì có tướng đều là hư vọng. bởi vì các pháp đều do duyên sinh giả hợp mà thành, như cái xe gọi là xe bởi vì “cưỡng lập danh” mà thôi, tự thể chẳng cái gì được gọi là xe cả, bánh, trục, bàn đạp,… cái gì được gọi là xe?. Thực không cái gì cả mà tổng hợp những chi tiết ấy lại và quy ước với nhau gọi là xe mà thôi. Cho nên nó hư vọng không thực hữu và mãi mãi, cái bàn ta ngồi cũng vậy nó được tổ hợp bởi gỗ, đinh, ốc vít … nhưng sau này nó hỏng đi người ta đem vào bếp đun thành tro, tro ấy có được gọi là cái bàn nữa không. Con người chúng ta cũng như vậy, nên trong kinh Tám Điều dạy:
“Đất nước gió nửa hợp thì lại tan
Luống những chịu muôn ngàn đau khổ
Ngũ ấm này còn có mình sao
Khác nào như cảnh chiêm bao
Biến thiên sinh diệt ai nào chủ trương”
Tôn giả Tu Bồ Đề chứng Giải Không đệ nhất khi nghe Đức Phật giảng về Kinh Kim Cang
Vì thế phải nhìn nhận các pháp bằng trí tuệ Bát nhã để thấy thực tướng của các pháp, mà muốn thấy được thực tướng của các pháp thì phải bỏ ngôn ngữ, lìa khái niệm cả tâm hành để dùng trí tuệ quán chiếu. Bản chất của các pháp là tịch diệt, niết bàn là như thị; như thị tính- như thị tướng- như thị thể…
Ví dụ như một cây lan trong rừng, người ta đi rừng gặp thấy đem về, nhìn cánh hoa đẹp như cánh con bướm liền đặt cho nó cái tên là Lan Hồ điệp, lan tai châu… bản chất của nó đâu có tên như vậy, mà do sự phân biệt của con người mà thôi. Cho nên trong kinh Đại Bát Niết Bàn nói:
“Tri kiến lập tri
Tức vô minh bản
Tri kiến vô kiến
Tư tức niết bàn”
Tri kiến lập tri là cái nhìn của phàm phu, luôn luôn chấp vào cái biết của mình, cho đó là chân lý là số một. cách nhìn này theo quan điểm của Phật giáo là cách nhìn sở tri trướng, Vô minh, mà vô minh là gốc của Phiền não khổ đau, sinh tử, luân hồi. Tri kiến vô kiến là cách nhìn thấy biết như thực của người học Phật, tức không chấp và không vướng bận vào cái mình biết đó là Niết bàn.
Bởi vì vậy nếu lương vào sắc tướng để thấy Như Lai thì không thể thấy được, mà phải ở nơi trí tuệ siêu việt, hay nói khác là thấy tướng trong phi tướng, thấy tướng vô tướng mới thấy pháp thân Như Lai. Bởi vì đức Phật cũng đã dạy: “Nếu ai bằng vào sắc tướng mà thấy ta, bằng vào âm thanh mà cầu ta, người đó đang đi trên tà đạo, không thể thấy ta”.
Đức Phật nhấn mạnh những lời dạy, những giáo pháp của Ngài chỉ là phương tiện như chiếc bè đưa người qua sông, không phải là cứu kính. Mẫu câu bao hàm tất cả các câu trong kinh Kim Cương là “……giả, tức phi….thị danh….”. …. giả?: vì chúng sinh ko biết chấp vạn pháp là thực hữu, vì chấp nên chẳng phải thực, vì Phật pháp ấy cũng vô tự tính. hiểu được như thế mới là Phật pháp. Nhưng nếu nói chẳng phải Phật pháp sợ chúng sinh sẽ đi đến cực đoan nên mới lại nói Thị danh đó là kéo chúng sinh quay trở về.
Khi tâm còn chấp thì dù chấp Pháp mà mình đang tu tập, hay phi pháp cũng là chấp, vẫn chưa thoát ra khỏi được, chính vì vậy trong Kinh văn đức Phật dạy: “không nên chấp pháp, không nên chấp phi pháp, vì Như Lai thường dạy. Tỷ Khiêu các ông nên biết, Như Lai thuyết Pháp, ví như chiếc bè. Chính pháp còn xả huống là phi pháp”.
Chính vì “Vô Trụ” là tính không, cho nên đối với giáo Pháp của Phật cũng phải xem như thuyền đưa người qua sông, nó chỉ là phương tiện đến bờ, khi tới bờ thì phải bỏ lại, không ai lại vác theo thuyền khi đã đến bờ, như thế thì chưa đạt đến viên mãn rốt ráo của giải thoát Niết bàn. Cũng như vậy trong kinh Viên Giác dạy: “Nhất thiết Tu Đa La, như tiêu chỉ nguyệt” nghĩa cũng tương tự như đây, Tu Đa La là kinh (Pháp) được ví dụ như ngón tay chỉ mặt trăng (chân lý), chân lý không ở chỗ ngón tay, ở chỗ ngôn ngữ văn tự, kinh điển là dùng ngôn ngữ là để chuyền tải chân lý, nhưng chân lý thực không phải ở chỗ ngôn ngữ ấy vậy. Đức Phật nói bốn vạn tám nghìn pháp môn thực là vì đối trị với tâm, với căn cơ của chúng sinh mà thôi. Bởi vậy nói “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan, ly Kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”, vì còn mê nên phải lương văn tự để tìm chân lý, nhưng vốn chân lý chẳng ở văn tự nên nói y theo chữ nghĩa mà giải thì oan cho ba đời chữ Phật, cũng như vậy khi đạt được Niết bàn thì không còn chấp Pháp hay cả phi Pháp, cũng như khi đói mong cầu được ăn no, khi no rồi thì đâu còn cái tâm khao khát ham muốn kia nữa. cho nên trong Huyền Giác Chứng Đạo Ca nói:
“Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân
Vô minh thực tính tức Phật tính
Huyễn hóa không thân tức pháp thân…”
Đức Phật dạy “Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sinh Kỳ Tâm” 應無所住而生其心. Kinh văn nói: “Thế nên Tu Bồ Đề, các Bồ Tát lớn nên như thế mà sinh tâm thanh tịnh, không nên trụ nơi sắc sinh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sinh tâm, nên không có chỗ trụ mà sinh tâm kia”.
Đây có thể nói là câu cốt lõi tông chỉ của Kinh Kim Cương. Ngày xưa lục tổ Huệ Năng khi còn là anh tiều phu đốn củi, nhờ nge câu kệ ngày mà “tức tâm khai ngộ” và đến khi được Ngũ Tổ giảng truyền tâm ấn, truyền y bát nghe lại câu này mà “Ngôn hạ đại ngộ” trở thành tổ thứ 6 của thiền tông Trung Hoa. Hết thảy xuyên xuốt của Kinh có thể nói ở hai từ “Vô Trụ” tức là Vô sở trụ, sẽ “sinh tâm”. Như vậy không “trụ” thì xẽ sinh “sinh”, không trụ gì và sinh tâm gì?
Ưng vô sở trụ: là nên không trụ ở chỗ nào. Vì sao vậy? đối với Nhân – Ngã- Chúng Sinh – Thọ giả đều là do nhân duyên mà giả hợp thành hình tướng, thành các pháp nó giả có, tạm bợ. đối với lục trần Sắc – Thanh – Hương – Vị – Xúc – Pháp cũng không thể trụ nơi ấy. do giả hợp mà thành nên Phật dạy
“Do cái này sinh
Nên cái kia sinh
Do cái này diệt
Nên cái kia diệt”
Pháp ngã đều không, thì lấy chỗ nào để cho tâm này bám víu. Lục trần như sắc kia của bông hoa nhìn bằng con mắt nhục nhãn thấy tuy đẹp, nhưng thực kỳ nó đang biến hoại và héo úa từng dây phút mà ta không hay. Thanh,hương, xúc pháp cũng vậy. hơn nữa trong phần 18 của Kinh Kim Cang đức Phật nói: “Tu Bồ Đề, Tâm quá khứ không thể được, tâm hiện tại không thể được, tâm vị lai cũng không thể được” thì lấy tâm nào để mà trụ. Biết là các Pháp đều là giả hợp mà có, nhưng không có nghĩa là trong cuộc sống ta không nhìn, không nghe, không ăn, không nói, không mặc … như thế thì là cái nhìn chết cứng bi quan iếm thế, nhất thiết chẳng phải ý chỉ của Phật. chúng ta nhìn cảnh mà chấp thì trôi lăn trong vọng tưởng phiền não, đó là cái nhìn của Phàm phu. Vậy phải nhìn (đối cảnh) như thế nào? phải nhìn bằng con mắt Pháp nhãn trí tuệ để nhận chân ra thực tướng của các pháp, khi đó thì xẽ “sinh kỳ tâm”, nghĩa là khi đã không bị sáu trần hay các pháp lôi kéo thì hành giả sẽ có được cái tâm tự tại, vô quản ngại. Như vậy tức là sinh được cái tâm chân như, Phật tính, hằng thường sáng tỏ.
Tinh thần Kinh Kim Cang trong triều đại nhà Lý
Có thể nói tư tưởng Vô trụ không chỉ xuyên suốt trong kinh Kim Cương mà còn cả trong tư tưởng hệ Đại Thừa Phật giáo. Kế thừa tư tưởng này một cách rốt ráo nên các tổ sư Việt Nam cũng đã từng thể hiện nó trong các kệ, thơ thiền như: tinh thần vô Phố úy của thiền sư Vạn Hạnh, ngài nói trong bài Thị Đệ Tử như sau
“Thân như bóng chớp có rồi không
Cây cối xuân tươi thu lão lùng
Mặc cuộc thịnh xuy đừng sợ hãi
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông”
Hoặc như tinh thần tự tại của Phật hoàng Trần Nhân Tông đối với vạn duyên, sắc cảnh không bị vướng mắc, trong Cư Trần Lạc Đạo Phú ngài nói:
“Trong Nhà có Báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”
“Ưng Vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” không chỉ là tông chỉ tu hành, mà đây còn có thể là chìa khóa để mở cửa cho những tâm hồn bi ai, đau khổ, chấp trước. có thể coi như ngọn đèn sáng cho kẻ đang tối tăm, được bừng sáng, có cái nhìn lạc quan hơn vào cuộc sống. để phụng sự để hành Bồ đề tâm. Như vậy không chấp mắc, bám víu vào các pháp, thì xẽ hiển bày chân tâm Phật tính.
Cho nên trong bài kệ cuối của kinh đức Phật dạy:
一切有為法
如夢幻泡影
如露亦如電
應作如是觀
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như điện
Ưng tác như thị quán