Kiến thức

Tỳ kheo nói lời dâm dục, thô ác là phạm giới tăng tàn

Thứ năm, 05/10/2022 08:20

Tỳ kheo nào, với ý dâm dục, nói lời dâm dục thô ác với người nữ; tùy theo lời nói dâm dục thô ác, tăng-già-bà-thi-sa.

Audio

Duyên khởi

Một thời, đức Một thời đức Phật ở nước Xá-vệ.[30] Bấy giờ Ca-lưu-đà-di nghe đức Thế tôn chế giới: ‹Không được vọc âm cho xuất tinh›; ‹không được thân xúc chạm người nữ,› bèn cầm cây gài cửa ra đứng ngoài cửa, chờ các phụ nữ, vợ các nhà cư sĩ, và các thiếu nữ đến, nói rằng:

«Mời các cô vào phòng tôi xem.»

Khi dẫn họ vào trong phòng rồi, Ca-lưu-đà-di, do dục tâm, nói với họ những lời thô tục bỉ ối. Những người nữ bằng lòng thì vui vẻ trước những lời nói đó, còn những người không bằng lòng thì nổi sân mắng chửi, bỏ ra khỏi phòng, nói với các tỳ-kheo:

«Đại đức nên biết, nay tôi thấy phải điều sai quấy, điều không lành, phi pháp, không thích hợp, không phải thời! Tôi thường nghĩ rằng đây là nơi an ổn, không có các hoạn nạn, không có tai biến, không có sợ hãi. Nay lại chính nơi đây tôi lại gặp phải tai biến, sợ hãi. Xưa nay nói nước có khả năng làm tắt lửa; nay trong nước lại sanh ra lửa. Tại sao tôi nói như vậy? Ca-lưu-đà-di mời chúng tôi vào phòng, với ý dâm dục, nói lời thô bỉ xấu ác đối với chúng tôi. Khi ở tại nhà, phu chủ tôi nói lời thô bỉ xấu ác như vậy, tôi còn không thể chấp nhận, huống chi nay là người xuất gia, mà lại nói những lời tồi tệ như thế.»

Tỳ kheo nào, với ý dâm dục, nói lời dâm dục thô ác với người nữ; tùy theo lời nói dâm dục thô ác, tăng-già-bà-thi-sa.

Tỳ kheo nào, với ý dâm dục, nói lời dâm dục thô ác với người nữ; tùy theo lời nói dâm dục thô ác, tăng-già-bà-thi-sa.

Các tỳ-kheo nghe; trong số đó có vị thiểu dục, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách Ca-lưu-đà-di… (nói đầy đủ như trước); rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các tỳ-kheo. Ngồi trong đại chúng, đức Thế tôn biết mà cố hỏi Ca-lưu-đà-di:

«Có thật ngươi đã làm sự việc như vậy chăng?»

Ca-lưu-đà-di thưa:

«Kính bạch đức Thế tôn, đúng như vậy.»

Đức Thế tôn quở trách:

«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm.»

Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:

«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người phạm giới này đầu tiên. Từ nay về sau vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến, để chánh pháp trường tồn.»

Muốn thuyết giới nên thuyết như vầy:

Giới văn

Tỳ-kheo nào, với ý dâm dục, nói lời dâm dục thô ác với người nữ; tùy theo lời nói dâm dục thô ác,[31] tăng-già-bà-thi-sa.

Thích nghĩa

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Ý dâm dục,[32] như trên.

Người nữ: cũng như trên.

Thô ác: là chẳng phải phạm hạnh.

Lời nói dâm dục: là nói đến hai đường tốt xấu.[33]

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Phạm tướng

Hoặc tự mình yêu cầu, hoặc sai người yêu cầu, hoặc hỏi, hoặc trả lời, hoặc giải bày, hoặc nói năng, hoặc dạy, hoặc mắng.[34]

Tự mình yêu cầu: như nói, cùng tôi nơi hai đường làm việc như vậy, như vậy, hoặc dùng bao nhiêu lời nói khác khác.

Sai người yêu cầu: như nói, ‹Cầu mong Trời, Phạm, thủy thần, Ma-hê-thủ-la thiên… hộ trợ tôi cùng cô làm việc như vậy, như vậy.› Hoặc nói những lời tương tự khác.

Hỏi: như hỏi, ‹Đường đại tiểu tiện của cô ra sao? Cô với chồng cùng làm việc thế nào? Cô cùng người ngoài tư thông thế nào?› Hoặc nói những lời tương tự khác.

Đáp: ‹Đường đại tiểu của cô như vậy. Cô cùng chồng, người ngoài tư thông như vậy.› Hoặc nói những lời tương tự khác.

Giải bày: nói năng cũng như vậy.

Chỉ dạy: như nói, ‹Tôi chỉ cho cô chăm sóc hai đường như vậy, cô có thể khiến cho chồng, người ngoài kính ái.› Hoặc nói những lời tương tự khác.

Mắng: như nói, ‹Cô hư hoại, mục nát, teo tóp, đọa lạc. Cô cùng với con lừa làm chuyện như vậy.› Hoặc bằng những lời khác chửi mắng người.

Nếu tỳ-kheo cùng với người nữ một phen nói lời thô ác thì phạm một tăng-già-bà-thi-sa. Tùy theo lời nói thô ác nhiều hay ít, nói rõ ràng, thì mỗi mỗi đều phạm một tăng-già-bà-thi-sa. Nói không rõ ràng thì phạm thâu-lan-giá. Nếu dùng dấu tay,[35] thư, sai sứ giả, làm hiệu, khiến cho người nữ kia hiểu, phạm tăng-già-bà-thi-sa; không hiểu, phạm thâu-lan-giá. Trừ đường đại tiểu tiện ra, nói đẹp hay nói xấu về những chỗ khác, phạm thâu-lan-giá. Đối với Thiên nữ, A-tu-la nữ, Dạ-xoa nữ, Long nữ, súc sanh cái có thể biến hình huỳnh môn, có hai hình, mà nói lời thô ác khiến cho đối tượng hiểu, phạm thâu-lan-giá; không hiểu, phạm đột-kiết-la. Nếu dùng dấu tay, thư, sai sứ giả, làm hiệu, khiến cho các hạng nữ kia hiểu, phạm thâu-lan-giá; không hiểu, phạm đột-kiết-la. Hướng đến súc sanh không thể biến hình nói lời thô ác phạm đột-kiết-la. Nếu hướng về đàn ông nói lời thô ác, phạm đột-kiết-la. Nếu tỳ-kheo với ý dục nói lời thô ác, tưởng là nói lời thô ác, phạm tăng-già-bà-thi-sa. Nói lời thô ác, sanh nghi phạm thâu-lan-giá. Chẳng phải lời thô ác, tưởng là lời thô ác, phạm thâu-lan-giá. Chẳng phải lời thô ác, mà nghi, phạm thâu-lan-giá.

Nữ loài người, có ý tưởng đó là nữ loài người, tăng-già-bà-thi-sa. Nữ loài người, nghi thâu-lan-giá. [582a1] Nữ loài người, tưởng nữ loài phi nhơn, thâu-lan-giá. Nữ loài phi nhơn, tưởng là nữ loài người, thâu-lan-giá.

Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: nếu vì người nữ mà giảng pháp bất tịnh quán,[36] như nói, «Này cô, nên biết, thân này có chín mụt ghẻ, chín lổ, chín nơi rỉ chảy, chín dòng nước chảy. Chín lỗ là: hai mắt, hai tai, hai mũi, miệng, đại, tiểu tiện đạo.» Khi nói điều bất tịnh này, người nữ kia cho là lời thô ác. Hoặc khi nói Tỳ-ni, theo thứ tự nói đến việc này, người kia gọi là nói lời thô ác. Hoặc cầu học kinh, hoặc hai người đồng thọ; hoặc người kia hỏi, hoặc đồng tụng, hoặc vui giỡn nói chơi, hoặc nói một mình, hoặc nói gấp gáp, hoặc nói trong mộng, hoặc muốn nói việc này, nhầm nói việc kia. Tất cả đều không phạm.

Người không phạm: người phạm đầu tiên khi chưa chế giới; người si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.

TỨ PHẦN LUẬT 四分律

Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm.  

Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng 

Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng

Sự tích mười bảy pháp tăng tàn 

loading...