Kiến thức

Ước mong tiếp nối

Chủ nhật, 26/08/2020 09:20

Và mong sao các bậc cha mẹ khi gửi các chú tiểu ở chùa hãy cùng tu tập với con mình, nâng đỡ con mình tu tập, làm những nghề nghiệp chân chánh để con mình lợi lạc, để cho đạo pháp ngày mai có người tiếp nối, dòng suối từ bi muôn đời tuôn chảy.

Người trẻ và sứ mệnh lan tỏa giáo lý Phật đà

Sự tiếp nối nguồn mạch của đạo pháp từ sự truyền thừa từ thầy qua trò, cụ thể nhất là sự dưỡng nuôi các chú tiểu nhỏ, các chú tiểu đến ở chùa có nhiều trường hợp khác nhau:

Trẻ mồ côi, cha mẹ nghèo quá nuôi không nổi nên gửi tới chùa, cha mẹ là con nhà Phật nòi, cho con đi tu để sau này thành đạt tiếp nối dòng giống của Phật…

Quá trình nuôi dưỡng, đào tạo một chú tiểu nhỏ, để trở thành Sư chú, Sư thầy không dễ dàng chút nào. Nhiều  khi cũng giống như ca dao: “Tò vò mà nuôi con nhện, mai sau nó lớn nó quyện nhau đi, tò vò ngồi khóc tỉ ti, nhện ơi nhện hỡi nhện đi đằng nào?”. Các Tổ sư, các tôn đức thường ví von: “Người xuất gia cũng giống như trứng cá, hoa xoài, cá đẻ trứng, cây xoài ra hoa rất nhiều nhưng để nở thành cá và kết trái lại rất ít”.

Ngày cận kề lễ Vu Lan báo hiếu, được nghe câu chuyện như thế, lòng cảm xúc dạt dào, mong sao người con - Sư chú - giác ngộ tu hành, tiến tu đạo nghiệp, để báo hiếu Thầy Tổ, mẹ cha…Ảnh minh họa.

Ngày cận kề lễ Vu Lan báo hiếu, được nghe câu chuyện như thế, lòng cảm xúc dạt dào, mong sao người con - Sư chú - giác ngộ tu hành, tiến tu đạo nghiệp, để báo hiếu Thầy Tổ, mẹ cha…Ảnh minh họa.

Trong thời đại vật chất, hưởng thụ của xã hội hôm nay, trong nước cũng như ngoài nước số lượng người đi tu trưởng thành hay các cháu nhỏ rất ít. Chính điều đó đã khiến cho chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo, cũng như các thiện hữu tri thức, nhà hữu tâm lo lắng cho sinh mệnh Phật giáo tương lai trăn trở, ưu tư rất nhiều.

Sống trong lòng đạo pháp nhiều chục năm tôi cảm nhận một điều, các Sư thầy các chú tiểu mà tu được hầu hết có ba mẹ hiền, biết tu tập và cùng tu với con, các vị tu dang dở có nhiều lý do khác nhau, trong đó đa phần có ba mẹ làm những nghề mà Đức Phật không cho phép, nhất là trường hợp các vị có ba mẹ làm nghề sát sinh...thì đời tu người con trồi lên hụp xuống bầm dập vô cùng.

Tu sĩ Phật giáo phải là trí thức chân chính

Tôi vừa nghe một câu chuyện: Ở một tỉnh X có ngôi chùa cổ, năm đó có một người mẹ đưa con đến chùa xin Sư Ông xuất gia, Sư Ông nhận. Mười năm qua, Sư chú trí tuệ chậm lụt, không học được kinh luật, nên Sư Ông không thể nào cho thọ giới lớn, thỉnh thoảng lại gây ra chuyện phiền phức cho chùa, cho chúng tăng. Bởi vậy Sư Ông cho mời người mẹ đến chùa trò chuyện trao đổi. Sư ông nói: “Tôi tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con của cô thọ giới lớn, nhưng cứ mỗi lần định thọ giới lớn, thì Sư chú lại gây ra chuyện phiền não, đành gác lại”.

Người mẹ của sư chú đảnh lễ Sư Ông rồi thưa rằng: “Bạch Sư Ông! Con biết chuyện rồi, có lẽ nghiệp chồng nghiệp nên con mới có một người con không thông minh, nghiệp dày phước mỏng, không bằng chúng bạn như thế! Ngày xưa con sát sinh hại vật nhiều quá, hôm nay giác ngộ tìm về nẻo đạo, biết ăn chay, tụng kinh, sám hối, phóng sinh…nhưng vẫn không xóa sạch oan khiên, nghiệp chướng. Phúc đức tại mẫu, con đã quay đầu hướng thiện, tuy nhiên dư nghiệp vẫn còn, nên Sư chú con của con cứ mãi hoài lận đận, gian nan trên đường tu tập.

Lạy Sư Ông xin mở rộng lòng từ độ chú, hỷ xả cho Sư chú những lỗi lầm, mà chính con vẫn dự phần trách nhiệm”.

Ngày cận kề lễ Vu Lan báo hiếu, được nghe câu chuyện như thế, lòng cảm xúc dạt dào, mong sao người con - Sư chú -  giác ngộ tu hành, tiến tu đạo nghiệp, để báo hiếu Thầy Tổ, mẹ cha…

Và mong sao các bậc cha mẹ khi gửi các chú tiểu ở chùa hãy cùng tu tập với con mình, nâng đỡ con mình tu tập, làm những nghề nghiệp chân chánh để con mình lợi lạc, để cho đạo pháp ngày mai có người tiếp nối, dòng suối từ bi muôn đời tuôn chảy.

loading...