Hỏi - Đáp
Vấn đáp nhanh, dễ hiểu về việc ăn chay - Thầy Thích Thiện Thuận
Thứ bảy, 13/06/2020 11:18
Ăn chay hiện là một xu hướng của nhiều người hiện nay muốn bảo vệ sức khỏe. Người ta ăn chay vì nhiều lý do khác nhau, có người ăn chay vì sở thích, có người ăn chay vì sức khỏe, có người ăn chay vì đạo, hoặc vì những mục tiêu của cuộc sống như bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật...
Ăn chay có thể hỗ trợ phòng ngừa ung thư
1. Hỏi: Người ăn mặn nhưng chí tâm niệm Phật, như vậy có được vãng sanh không?
Đáp: Nếu người không biết giáo lý chỉ dạy nên ăn mặn nhưng thành tâm niệm Phật, vì đã thành tâm nên cảm đến Phật, Phật mới xui khiến cho gặp bậc tri thức đến chỉ dạy lúc lâm chung chuyển qua ăn chay,và nghe theo ăn chay dứt thịt cá, niệm Phật rồi Phật liền đến tiếp dẫn vãng sanh, nhưng ở phẩm vị thấp. Còn như mình không tuân theo cứ ăn mặn mà niệm Phật thì Phật cũng không tiếp được. Vì sao? Vì tâm mình còn nặng mùi thịt cá nên bị nghiệp lực tế chướng ngăn cách nên không vãng sanh được, mà bị nghiệp lực ăn mặn dẫn sanh vào Bát Bộ Quỷ Thần.
2. Hỏi: Tại sao lại sanh vào Quỷ Thần?
Đáp: Vì quỷ thần là loài thíchăn thịt của người cúng tế. Nên mình thích ăn thịt mặc dù có niệm Phật nhưng không tương ưng lòng từ bi của Phật mà tương ưng với cảnh quỷ thần, nhưng do có công đức niệm Phật nên được làm chủ thần như A TU LA hoặc thần đình miễu để người cúng tế thịt cho thần thọ hưởng.
Lại thí dụ: Người đi chợ cùng đi một đường, khi đến chợ người thích món ăn nào thì tâm họ liền nghĩ đến và thân họ liền đi đến để mua. Nếu thích ăn quả thì đến chỗ bán trái cây, còn muốn ăn thịt thì tự đến quầy thịt. Nếu người muốn ăn thịt mà bảo họ vô mua đồ chay (trái cây) thì chẳng thể nào được, (lý cũng giống như vậy).
3. Hỏi: Còn ăn chay kỳ như Nhị Trai, Tứ Trai, Thập Trai thì có vãng sanh không?
Đáp: Nếu ăn Thập Trai 10 ngày. Nếu lâm chung nhằm ngày ăn chay thì chắc được vãng sanh nhưng phẩm thấp. Còn chết nhằm ngày đã ăn mặn thì nhất định bị sanh vào cảnh quỷ thần (Kinh Lăng Nghiêm đã nói).
4. Hỏi: Nếu vậy tôi ăn mặn hoặc ăn chay kỳ đợi lúc sắp chết liền chuyển qua ăn chay có được vãng sanh không?
Đáp: Nếu ăn mặn hoặc ăn chay kỳ niệm Phật lúc sắp chết mà chuyển ăn chay kịp thì được vãng sanh. Nhưng liệu mà mình có kịp chuyển không? Vì có nhiều cái đến bất ngờ chớ đâu phải ai cũng bệnh rồi từ từ mới chết?. Chẳng hạn như vừa ăn thịt cá xong bị trúng gió chết thì làm sao? Cho nên tu niệm muốn được vãng sanh mà cứ ăn mặn hoặc ăn chay kỳ thì không bảo đảm.
5. Hỏi: Vậy chớ làm sao mới bảo đảm?
Đáp: Chỉ có ăn chay trường thì mới bảo đảm. Vì sao? Cũng như 1 tháng có 30 ngày là 30 số. Nên ăn chay kỳ Thập trai là chỉ mua 10 số còn lại 20 số thì phần trúng ít hơn phần trật, còn ăn chay trường là mua hết 30 hết 30 số. Nên sổ (chết) số nào, ngày nào cũng trúng vé vãng sanh.
6. Hỏi: Nếu vậy tất cả người tu ăn chay trường đều bảo đảm vãng sanh, vậy sao cũng có nhiều người suốt đời ăn chay trường nhưng chết không được vãng sanh vì không có đều lành?
Đáp: Nói bảo đảm là nói với những người tu niệm Phật đúng Pháp, và ăn chay trường thì mới bảo đảm không bị lạc vào Bát Bộ Quỷ Thần,c hớ không phải nói là ăn chay trường không, vì cũng có nhiều người ăn chay trường nhưng không tu tịnh độ hoặc tu sai Pháp thì làm sao vãng sanh cho được.
Lại thí dụ có người bị tật một chân, tôi nói rằng nếu anh đừng có tật đủ cả hai thì sẽ bảo đảm đi hoặc chạy, thì bảo đảm mau hơn và không bị té...là đã bao gồm các phần khác luôn khỏe, chớ nếu anh đủ hai chân mà bị mù mắt thì làm sao đi mau cho được. Cho nên chúng ta phải hiểu ý này.
7. Hỏi: Tôi muốn ăn chay trường nhưng sợ bị bệnh, nhưng buộc phải ăn mặn, nhưng bù lại tôi niệm Phật rất khẩn thiết cầu xin Phật, chẳng lẽ nào Phật nở bỏ tôi sao?
Đáp: Bệnh đau chính Phật nói là do quả báo sát sanh ăn thịt mà ra chớ không phải tại ăn chay. Nếu quý vị không tin thì hãy đến các bệnh viện lớn hỏi các bệnh nhân coi họ có ăn chay không mà sao bị bệnh? Đây đủ làm bằng chứng là không phải tại ăn chay mà bệnh. Còn như nói Phật nào nỡ bỏ không tiếp...thì không phải đâu, Phật từ bi muốn cứu độ nên mới dạy rành rẽ để Phật tiếp độ. Nhưng tại mình không nghe theo là tự mình đã bỏ mình, lại đổ thừa Phật thì càng mang tội nặng thêm.
8. Hỏi: Nếu nói bị bệnh không phải do ăn chay. Vậy tại sao bác sĩ khám hay nói như ăn chay thiếu máu, hoặc như ăn bắp cải bị bướu cổ...
Đáp: Phật nói bệnh là do nghiệp sát sanh gây ra quả báo bệnh tật . Bác sĩ thì nói lại do ăn chay, mà Phật là bậc Đại Thánh Giác Ngộ. Còn bác sĩ là người phàm thì quý vị nên tin theo ai hơn?
Không ăn thịt 1 ngày, chúng ta được lợi ích gì?
9. Hỏi: Vậy chẳng lẽ bác sĩ nói sai hay sao?
Đáp: Chẳng phải là sai mà chỉ trúng phần ngọn thôi, còn Phật thì mới hoàn toàn từ gốc đến ngọn. Thí dụ: Bác sĩ nói ăn bắp cải thì bị bướu cổ...Đây là bác sĩ nói theo y học là do bắp cải có chất gì đó làm cho sanh ra bướu cổ. Như vậy là bác sĩ nói đúng nhưng chỉ phần trên ngọn. Còn Phật dạy nói rằng: Do nghiệp sát sanh đó nên nó khiến cho người ngày thích ăn bắp cải để sanh ra bướu cổ và để cho bác sĩ mổ xẻ cổ mình như mình cắt cổ gà để trả quả. Cho nên đủ thấy Phật nói tận gốc đến ngọn hoàn toàn mới đúng hơn. Còn như người không có nghiệp sát đó thì tự nhiên không thích ăn bắp cải và nếu có cũng chẳng bị bướu cổ, cho nên có nhiều người cũng đồng ăn mà không bị, người thì bị đủ thấy lời dạy của Phật là chính xác, lại nếu người có nghiệp đó thì dù không ăn bắp cải, ăn đồ khác nó vẫn phát sanh ra đủ các chứng bệnh khác...
10. Hỏi: Có người ăn chay bị bệnh bác sĩ bảo phải ăn mặn mới trị được bằng không phải chết thì làm sao?
Đáp: Trước đã nói rồi bệnh đau là gốc ăn thịt sát sanh mà sanh ra, nay lại dùng thịt để trị hết bệnh thật là vô lý. Nếu muốn hết bệnh thì phải lạy Phật Sám hối tội chướng và mua chim cá phóng sanh để tiêu trừ nghiệp cũ, nghiệp tiêu thì uống sơ sài cũng hết. Còn như không tu công đức lại ăn mặn gây thêm nghiệp chướng thì dù có thuốc tiên cũng không hết được nói chi phàm bác sĩ. Người ăn chay gặp trường hợp này chính lúc để thử thách sức tu của mình, cũng là bài thi để chuyển cấp. Nếu chúng ta một lòng tin vững chắc theo lời Phật dạy chấp nhận thì ta thi đậu. Còn như nhẹ dạ ăn mặn bị rớt vào cõi quỷ thần, cho nên chúng ta phải cẩn thận đề phòng.
11. Hỏi: Nếu vậy thì chỉ lo lạy Phật Sám Hối cho tiêu nghiệp thì khỏi phải đi bác sĩ có được không?
Đáp: Còn tùy theo bệnh, nếu như bệnh do thân sanh ra như trái trời cảm gió....thì phải đi bác sĩ điều trị. Còn bệnh do tâm sanh ra như tham lam, bỏn sẻn, nóng giận...thì phải đi thầy nhờ ( Thiện tri thức) dùng chánh pháp Phật giảng dạy điều trị (Vì bệnh này bác sĩ trị không được). Còn bệnh do nghiệp báo sanh ra như các chứng bệnh nan y bệnh nặng dây dưa hoài không hết hoặc oan gia là ma theo báo thì phải lạy Phật sám hối tu các công đức điều trị cho tiêu nghiệp và sau kết hợp dùng thuốc đi bác sĩ thì bệnh mới có thể hết được. Và tùy theo nghiệp báo nặng nhẹ, nếu nghiệp nhẹ thì mau hết hơn, còn trường hợp định nghiệp phải trả thì không thể hết được nhưng do trả xong nghiệp nếu chết liền được Phật tiếp dẫn vãng sanh cực lạc. Đây là do chuyển ngiệp (Gọi là đới nghiệp vãng sanh).
12. Hỏi: Có người nói lúc có bệnh, thì phải tùy thuận ăn mặn, chớ khư khư ăn chay là cố chấp?
Đáp: Lúc có bệnh là lúc tử thách lòng từ bi mình, coi mình có thật sự có Bồ Đề tâm với chúng sanh hay không. Nếu mình có tâm Bồ Đề tình thương với chúng sanh thì chẳng bao giờ vì bệnh của mình mà ăn thịt nó. Và người tu tịnh độ theo nguyện 19 có Bồ Đề Tâm thật sự là hợp nguyện Phật, nếu chết liền vãng sanh Cực Lạc. Còn ai nói cố chấp là họ phạm tội khinh chê Phật (HỦY BÁNG) vì sao? Vì mình ăn chay trường là do Phật dạy, mà họ nói mình chấp là họ nói Phật dạy chấp. Cho nên những người nói đó là quyến thuộc của Tâm Ma muốn phá hoại tâm Bồ đề của mình, rồi thế nào vua Diêm La cũng sai Ngưu Đầu Viện lên hỏi tội họ ở lúc lâm chung.
13. Hỏi: Có người nói ăn chay trường nhưng gặp hoàn cảnh như đám cưới, giỗ...bị người thân ép buộc quá thì mình tạm xin phép Phật rồi ăn 3 miếng cơm lạt trước, sau mới ăn thịt, làm như vậy dù có ăn thịt vẫn được gọi chay trường mà không phạm tội có đúng không?
Đáp: Nếu là chay trường thì không có lý do gì để ăn thịt, còn nếu đã ăn thịt thì không còn gọi được là trường chay. Nếu có ăn mặn mà vẫn xưng nói ăn chay là phạm tội hủy báng người ăn chay trường. Còn 3 miếng cơm lạt sau ăn thịt cá rồi cho mình vẫn được ăn chay trường thì phạm tội xảo ngôn, (Vì Phật không có dạy như vậy). Những người nói ăn chay trường mà ăn như vậy thì phạm 2 tội:
1. Tội Hủy báng người ăn chay trường.
2. Tội Xảo ngôn lừa người. Quả báo những người phạm tội này khi lâm chung hay bị hiện ác tướng (Miệng luôn rỉ máu), chắc do bị quỷ sứ đâm họng.
14. Hỏi: Vậy chớ người tu trước khi ăn dùng 3 miếng cơm lạt là có ý gì?
Đáp: Đây là phép Phật dạy người xuất gia ăn 3 miếng cơm không, để là phép Tam Đề - Ngũ Quán, Tam Đề là ăn miếng thứ nhất thề đoạn tất cả điều thiện và miếng thứ hai thề tu tất cả điều thiện và miếng thứ ba thề độ thứ tất cả chúng sanh, ăn 3 miếng cơm lạt ý là vậy. Chớ không phải ăn 3 miếng cơm không trước rồi sau ăn mặn mà nói là vẫn trường chay. Không biết thì học hỏi cho kỹ, đừng nên nghe bóng gió rồi nói bậy mà lãnh quả báo sau này vì tội xảo ngôn.
15. Hỏi: Có người gặp chay thì ăn chay, gặp mặn thì ăn mặn, họ nói là tùy duyên (chay đụng) không cố chấp? Ăn như vậy có đúng không và có công đức không?
Đáp: Nếu họ là Bồ Tát Phật thì được. Còn chưa thì coi chừng lãnh quả báo (ác tướng khi lâm chung). Ăn chay có công đức là chỗ phát tâm Bồ đề (lòng từ) chớ còn ăn chay đụng không phát tâm nhất định thì làm sao có công đức được? Nếu ăn chay kiểu này có công đức thì như gà, vịt cũng có công đức. Vì sao? Vì loài gà, vịt gặp thóc cũng ăn, gặp trùn, dế cũng nuốt. Cho đến những người ăn chay trường nhưng chẳng có tâm từ bi với loài vật nên họ ăn chay rất khó và đòi hỏi đủ thứ mới chịu ăn...lại làm thịt cá giả để ăn cho xướng miệng đỡ thèm. Ăn chay mà không có lòng từ bi có khác nào như Trâu, Bò ăn cỏ. Còn người vì lòng từ thì trái cà, trái dưa cũng qua bữa rất là đơn giản bữa ăn.
16. Hỏi: Có người nói ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối có đúng không?
Đáp: Đúng một nữa thôi vì như trên có một số người ăn chay vì danh không chứ không có phát tâm từ bi, nên miệng ăn chay trường mà lòng thèm thịt cá, nên làm đồ chay thành thịt cá giả để ăn, cho nên bị người ăn mặn chỉ trích như vậy cũng đúng. Còn chúng ta ăn chay vì lòng từ bi thật thà không nói dối thì người ăn mặn nói thật kia thì làm sao hơn được.
17. Hỏi: Người ăn mặn thành tâm niệm Phật và người ăn chay thành tâm niệm Phật thì công đức người nào nhiều hơn?
Đáp: Hai người đều thành tâm niệm Phật đều bằng nhau. Nhưng chỗ công đức còn lại thì người ăn chay được nhiều hơn. Vì sao? Vì người ăn chay không mắc nợ (Mạng do ăn thịt) nên công đức niệm Phật còn nguyên. Còn người ăn mặn là mắc nợ chúng sanh, nên khi niệm Phật công đức phải bù đền cho nó nên còn lại bị ít hơn. Thí dụ: Hai người đi làm công lãnh lương, một người thì nợ đòi phải trả, còn người không nợ thì còn nguyên tiền lương. Cho nên nếu người ăn chay thì tu niệm công đức hưởng trọn nên được nhiều dễ sanh Thiện hoặc vãng sanh còn người ăn mặn tu niệm cực mà được còn lại thì ít, nên không đủ lực sanh Thiên Cực Lạc được.
Ăn chay 1 tháng 10 ngày là những ngày nào?
18. Hỏi: Người ăn chay có lợi ích gì?
Đáp: 1. Là thuận lòng từ bi của Phật nên dễ cảm thông được Phật độ.
2. Có lòng Bồ Đề nên nghiệp chướng mau tiêu diệt.
3. Không vay nợ mạng, nên không bị quả báo sau này.
4. Tu công đức trọn vẹn và linh nghiệm hơn.
5. Thân thể tinh khiết nhẹ nhàng.
6. Đỡ tốn tiền hơn ăn mặn.
7. Cuối cùng được vãng sanh về cảnh Phật.
19. Hỏi: Tại sao ăn chay là thuận lòng từ bi của Phật.
Đáp: Phật cũng như người mẹ hiền của chúng sanh trong lục đạo như có sáu đứa con :
3 Đứa thì giàu mạnh khỏe (1. THIÊN. 2. NHÂN. 3. A TU LA).
3 Đứa thì nghèo bệnh đau (1. ĐỊA NGỤC. 2. NGẠ QUỶ. 3. SÚC SANH).
Phật thương chúng sanh như nhau nhưng 3 đường dữ Phật luôn tìm cách cứu độ hơn (vì họ đang khổ hơn). Trong khi chúng ta làm người như đứa con giàu mạnh .Nếu chúng ta ăn chay trường phóng sanh chim cá,v.v...là chúng ta có lòng từ bi giống Phật cứu mạng nó, thì Phật rất hài lòng và chúng ta lại tu niệm cầu sanh về Cực Lạc, để mau chứng quả cùng Phật độ sanh. Hợp với Phật nên Phật độ liền, nên rất dễ vãng sanh. Đây giống như đứa con giàu biết thương cho em út nghèo bệnh, làm hài lòng mẹ thì nhất định được mẹ trọng thưởng (Vãng Sanh). Cho nên ai muốn Phật độ vãng sanh thì phải ăn chay trường mới bảo đảm.
20. Hỏi: Người ăn chay bước đầu tập sự như thế nào?
Đáp: Nếu ai có sẳn căn lành thì phát Bồ Đề Tâm ăn chay trường liền. Còn ai nhiều nghiệp chướng không phát Tâm nỗi thì Phật có dạy cho ăn chay kỳ mỗi tháng: Những ngày chay:
Mỗi tháng hai ngày: Mùng 1 và 15.
Mỗi tháng bốn ngày: Mùng 1, 14, 15, 30.
Mỗi tháng sáu ngày: Mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30.
Mỗi tháng mười ngày: Mùng 1, 8, 14, 15, 23, 24, 28, 29, 30.
Một năm ba tháng: Tháng giêng , tháng bảy, tháng mười.
Những ngày chay dù 2 ngày nhưng phải quyết định giữ cho trọn thì công đức rất lớn. Thí dụ ngày 14 là ngày chay nhưng trùng với đám tiệc cưới người bà con, họ ép dụ mình ăn mặn cho vui hoặc cho 10 triệu..v.v..mình cũng nhất định không ăn mặn. Được vậy dù chỉ ăn một ngày nhưng Phật đã chứng lòng thành tâm trì trai nên công đức rất lớn và người này nhất định được Phật độ.
Còn có người gặp ngày đám tiệc bị người khuyên ép liền ngã lòng còn vái lạy xin phép ngày mai ăn bù...ăn như vậy khác nào gà đụng gì ăn nấy (như trước đã nói) thì làm sao mà cảm tới Phật đế có công đức được. Cho nên bước đầu tập ăn chay kỳ ngày nào ăn chay, thì phải quyết giữ cho trọn mới được Phật chứng.
Còn những ngày ăn mặn thì mua thịt chết sẵn chớ nên sát sanh ,và ăn nhiều rau cải lên còn thịt ngày càng bớt lại. Vài năm thì ăn tiến lên chay trường luôn, có nhiều vị cố chấp ăn chay kỳ mãi ko chịu chay trường. Đây ví như học trò suốt đời ngồi mãi lớp 1 không chịu lên lớp, thì nhà trường khó thể chấp nhận thì phải bị đuổi học thôi! Tu hành cũng vậy, muốn vãng sanh theo Phật thì phải y theo giáo pháp tuần tự tiến lên mới được.
21. Hỏi: Tại sao có người ăn chay thì quá dễ có người ăn rất khó là do đâu?
Đáp: Chẳng có gì khó hiểu, người ăn chay dễ là do họ có lòng từ bi có tâm bồ đề thương chúng sanh tội khổ. Nên tự nhiên không ăn thịt chúng, mà ăn uống sơ sài trái cà, trái dưa, bó rau cho qua bữa họ thấy vui hơn. Nên đối với nguòi này ăn rất dễ. Còn người ăn khó vì chưa có tâm bồ đề, nên ăn chay chỉ nghĩ cho mình nhiều hơn. Như họ ăn có danh, có phước,v.v...Chứ không nghĩ đến sự khổ chúng sanh. Như gà bị cắt cổ, heo thì chọc huyết, cá thì đập đầu.v.v..Cho nên dù có ăn chay nhưng hay thèm thịt, hoặc ăn chay cầu kỳ phải làm giả thịt mới ăn nổi. Những người ăn như vậy dễ bị sa ngã lúc có bệnh, chỉ cần nghe hù dọa hoặc bác sĩ bảo ăn mặn mới hết liền nghe theo.
Ăn chay có được uống bia không?
22. Hỏi: Có người ăn chay trường lúc có bệnh bác sĩ bảo ăn mặn mới hết bệnh. Nhưng ăn mặn rồi bệnh nặng thêm và chết. Nhưng có người ăn hết bệnh vậy phải do nhờ ăn mặn mà ra không?
Đáp: Người ăn trường vì nghe lời bác sĩ đi ăn mặn nhưng không hết mà nặng thêm và chết, thì tâm trạng người này lúc lâm chung rất hối tiếc, công phu trai trường bị bỏ dở nên ấm ức chết đọa thành quỷ. Còn người hết bệnh kia không phải tại nhờ ăn mặn mà hết bệnh, mà do thối chí đổi lòng. Nghiệp nó biết nên buông lỏng nên mới hết bệnh, nhưng sau này phải bị luân hồi trả quả nặng gấp trăm ngàn lần.
Thí dụ: Anh vay nợ hợp đồng 1 năm trả vốn lời 1 lần, nhưng mới 3 tháng thì được người thân bảo lãnh ra nước ngoài, trong khi lo làm thủ tục xuất cảnh thì bị chủ nợ đòi lại tiền nhưng không có lời chỉ tiền vốn thôi, Vì nếu anh đi thì đòi ai, bảo phải trả tiền liền, thì anh đổi ý không đi và do đổi ý thì chủ nợ cũng chẵng đòi vốn liền, vì để cuối năm đúng kỳ thì có tiền lời do đó anh không bị nợ kéo.
Tu hành cũng vậy nhiều kiếp anh sát sanh tạo nghiệp, đúng kỳ đời sau mới trả và phải đọa địa ngục...Nhưng giờ anh phát tâm bồ đề ăn chay niệm Phật và được phật tiếp dẫn sang tây phương cực lạc, nên nghiệp Địa ngục sau này phải trả liền bằng cách bệnh đau suốt tháng đến 2-3 năm...cho hết rồi mới được Phật tiếp dẫn sang tây phương. Nhưng khi bị bệnh liền chuyển ăn mặn là mất bồ đề tâm, và Phật không còn tiếp dẫn được nữa, thì nghiệp báo biết anh đổi ý liền buông ra không đòi liền mà giữ y số nợ cũ, do đó anh được hết bệnh. Cho nên người hết bệnh do ăn mặn là trường hợp này vì người này quyết ở lại đường sanh tử và đến kỳ chủ nợ đòi thì không thoát quả ở địa ngục...
Cho nên chúng ta phải thông hiểu lý chuyển nghiệp nặng thành nhẹ, hậu báo thành hiện báo trả cho xong để theo Phật. Chớ có ngã mặn để hết bệnh rồi mừng cho là nhờ ăn thịt, đâu biết sau này phải chịu sinh tử muôn kiếp để trả nợ...người ăn chay phải luôn ghi nhớ điều này.
23. Hỏi: Nếu nói ăn mặn là mất tội vay nợ mạng nên không được Phật độ vãng sanh, Vậy sao những vị tu theo phật giáo nam tông họ vẫn ăn mặn và thầy tổ họ xưa kia chứng quả giải thoát sanh tử vậy?
Đáp: Lúc mới thành Phật,chánh pháp chưa phổ biến nên Phật tử chưa hiểu đạo để cúng dường hộ pháp. Và lúc đầu toàn là những vị đệ tử thượng căn như A NAN- CA DIẾP là con nhà vương giả...vì sự sinh tử nên xuất gia tu hành bỏ ngôi vị kho báu. Nên miếng ăn đối với họ không là gì cả vì ăn để mà sống để tu nên ai cúng gì ăn nấy. Thí dụ có người cúng thịt kho, cúng xôi chè, canh chua. Các ngài đều bỏ chung vào Bát trộn lại mà ăn, không để ý tới mùi vị ngon dở. Nên Phật cho ăn thịt (Tam Tịnh Nhục) như vậy, và do tâm thanh tịnh nên các ngài đắc quả A La Hán thoát khỏi sinh tử.
Nhưng về sau các vị đệ tử nghiệp lần còn nặng nên tâm tham đắm mùi vị, thích ăn ngon nên tâm loạn động không thể tu thanh tịnh chứng quả được. Do đó đức Phật mới chế giới cấm ăn thịt luôn không cho ăn nữa, về sau giáo pháp được phổ biến người tại gia hiểu đạo nên cúng dường Phật tăng toàn đồ chay được gọi là Trai tăng. Còn giáo pháp Nam Tông (Nguyên Thủy) vẫn cố chấp như lúc ban đầu nên cứ ăn mặn, không tuân theo lời Phật dạy sửa đổi ăn chay.
Kinh Lăng Nghiêm nói rằng: Lúc ở khu rừng toàn là sỏi đá cằn cỏi không có thảo mộc, Phật dùng thần lực biến ra thịt chết (Tam Tịnh Nhục) cho đệ tử ăn chứ không phải thịt thật .Phật lại nói: "Nếu người có tu pháp thiền định mà còn ăn thịt chúng sanh,thì rốt cuộc cũng lạc vào quỷ đạo".