Sách Phật giáo
Văn hóa và di sản văn hóa ASEAN: Giữ gìn quá khứ cho tương lai
Thứ hai, 12/07/2017 02:10
Phát biểu nhân dịp Cộng đồng ASEAN chính thức được hình thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói: “Chúng ta vui mừng chào đón sự ra đời Cộng đồng ASEAN của hơn 600 triệu người dân với các nền kinh tế năng động có tổng GDP đạt 2600 tỷ đô la Mỹ và là một cộng đồng văn hóa đa dạng, giàu bản sắc và truyền thống”. Giấc mơ và ý tưởng về một cộng đồng “sông núi không còn ngăn cách mà gắn kết chúng ta trong hợp tác và hữu nghị” như tuyên bố tầm nhìn ASEAN 2020 giờ đã trở thành hiện thực.
Theo Công ước di sản thế giới thì di sản văn hóa là:
Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
Các quần thể các công trình xây dựng: Các quần thể các công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.
A. NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN VỀ VĂN HÓA VÀ DI SẢN VĂN HÓA
1. Khái niệm về văn hóa:
Văn hóa là sản phẩm của con người; là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về Văn hóa.
Văn hóa là sản phẩm của con người; là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về Văn hóa.
Năm 1952, A.L. Kroeber và Kluckhohn xuất bản quyển sách Culture, a critical review of concept and definitions [Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa], trong đó tác giả đã trích lục khoảng 160 định nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau. Điều này cho thấy, khái niệm “Văn hóa” rất phức tạp.
Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”. Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… Có người ví, định nghĩa này mang tính “bách khoa toàn thư” vì đã liệt kê hết mọi lĩnh vực sáng tạo của con người. F. Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau”.
Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người. Một định nghĩa khác về văn hóa mà A.L. Kroeber và Kluckhohn đưa ra là “Văn hóa là những mô hình hành động minh thị và ám thị được truyền đạt dựa trên những biểu trưng, là những yếu tố đặc trưng của từng nhóm người… Hệ thống văn hóa vừa là kết quả hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều kiện cho hành vi tiếp theo.”
Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người. Một định nghĩa khác về văn hóa mà A.L. Kroeber và Kluckhohn đưa ra là “Văn hóa là những mô hình hành động minh thị và ám thị được truyền đạt dựa trên những biểu trưng, là những yếu tố đặc trưng của từng nhóm người… Hệ thống văn hóa vừa là kết quả hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều kiện cho hành vi tiếp theo.”
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra. Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của Bác Hồ Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người.
Ông Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh.” Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc…
Ông Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh.” Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc…
2. Di sản văn hóa
Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau. Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học)
B. THỂ LOẠI DI SẢN VĂN HÓA
Thể loại di sản văn hóa gồm 16 thể loại con như sau:
- Di sản văn hóa theo quốc gia
B
- Bảo tàng học
- Bảo tồn và phục hồi
C
- Các đăng ký di sản
- Các tổ chức bảo vệ di sản văn hóa
- Công trình xây dựng
D
- Di sản thế giới
- Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Đ
- Địa điểm khảo cổ
K
- Khoa học thư viện
- Kiến thức truyền thống
- Kỷ niệm
L
- Lịch sử văn hóa
Q
- Quốc bảo
T
- Tượng đài
V
- Văn khố
1. B- Di sản thế giới:
Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố... do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Những vị trí được đưa vào danh sách di sản thế giới có thể được nhận tiền từ Quỹ Di sản thế giới theo một số điều kiện nào đó. Ủy ban này được thành lập bởi Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, gọi tắt là Công ước Di sản thế giới, nó được Đại hội đồng UNESCO chấp nhận ngày 16 tháng 11 năm 1972. Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất.
UNESCO cố gắng tôn trọng sự cân bằng giữa các châu lục trong vấn đề di sản thế giới. Ban đầu, châu Âu chiếm số đông hơn, nhưng những di sản tự nhiên đã góp phần điều hòa sự cân bằng về mặt địa lý. Năm 2016, thế giới có 1052 di sản trên 165 quốc gia: 814 về văn hóa, 203 tự nhiên và 35 di sản hỗn hợp (tự nhiên và văn hóa). Những di sản này được xếp theo 5 vùng địa lý, trong đó México mặc dù thuộc Bắc Mỹ nhưng các di sản được xếp vào Mỹ Latinh và Caribe. Vùng hoang dã ở Tasmania của Úc và Thái Sơn của Trung Quốc là 2 di sản thế giới kép đáp ứng nhiều tiêu chuẩn nhất với 7/10 tiêu chuẩn.
Bảng khái quát Di sản thế giới:
2. B- Di sản văn hóa ASIAN
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc : United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization, gọi tắt là UNESCO đã công nhận 37 địa danh là di sản thế giới tại 8 quốc gia ở Đông Nam Á bao gồm: Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore, Myanmar, Campuchia và Lào. Hai quốc gia trong khu vực cho đến nay chưa có di sản thế giới nào là Brunei và Đông Timor.
Indonesia và Việt Nam là 2 quốc gia có nhiều di sản được công nhận nhất với 8 địa danh, tiếp theo là Philippines có 6 di sản, Thái Lan có 5, Malaysia có 4, Campuchia và Lào đều có 2, Myanmar và Singapore có 1 di sản.Các địa danh đầu tiên trong khu vực được công nhận là Di sản thế giới tại phiên họp thứ 15 của Ủy ban Di sản Thế giới vào năm 1991. Di sản mới được công nhận nhất là Vườn bách thảo ở Singapore, được ghi trong phiên họp lần thứ 39 của Ủy ban ở Bonn, Đức vào tháng 7 năm 2015. Đông Nam Á hiện có 23 di sản văn hóa, 13 di sản tự nhiên, và 1 di sản hỗn hợp duy nhất là Quần thể danh thắng Tràng An.
Ủy ban Di sản thế giới cũng xác định các di sản có nguy cơ bị đe dọa hoặc bị phá hủy bị đặt trong danh sách Di sản thế giới bị đe dọa. Tại Đông Nam Á hiện nay có Di sản rừng mưa nhiệt đới ở Sumatra hiện đang bị liệt kê trong danh sách đó. Hai di sản trước đây cũng từng bị đặt trong danh sách là Angkor của Campuchia và Ruộng bậc thang của Philippine Cordilleras nhưng đã được gỡ bỏ khỏi trạng thái bị đe dọa lần lượt vào năm 2004 và 2012.
3. B-Di sản văn hóa tại Việt Nam:
Hiện tại, Việt Nam đã có 8 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới gồm:
1.3-Vịnh Hạ Long được công nhận năm 1994 theo tiêu chí (vii) và năm 2000 theo tiêu chí (viii).
Vịnh Hạ Long nằm trong Vịnh Bắc Bộ là một quần thể gồm hơn 1.600 đảo lớn nhỏ, tạo nên một phong cảnh tuyệt đẹp giữa biển với những cột đá vôi nhô lên. Hầu hết những hòn đảo đều không có người và không có sự tác động của con người do đặc tính dốc của chúng. Ngoài vẻ đẹp kỳ diệu, vịnh Hạ Long còn sở hữu hệ sinh thái đặc sắc.
2.3-Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003, là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí (viii) và năm 2015 theo tiêu chí (ix), (x)
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có diện tích 126.236 héc ta và có chung đường biên giới với Khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Vườn quốc gia bao gồm các cao nguyên đá vôi và rừng nhiệt đới. Bao gồm các đa dạng địa lý tuyệt vời, nhiều hang động và sông ngầm, vườn quốc gia có một hệ sinh thái phong phú cùng nhiều loài sinh vật đa dạng.
3.3-Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (iv).
Thành lập như là thủ đô của nước Việt Nam thống nhất năm 1802, Huế không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm văn hóa và tôn giáo dưới triều Nguyễn cho đến năm 1945. Sông Hương chảy quanh co qua cố đô tạo ra một vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời. Đây là một ví dụ nổi bật của triết học phương Đông cổ đại nói chung và truyền thống Việt Nam nói riêng.
4.3-Phố cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) (v).
Đô thị cổ Hội An là một ví dụ đặc biệt về việc được bảo quản tốt của một thương cảng có niên đại từ thế kỷ 15 đến 19 ở Đông Nam Á. Các tòa nhà của nó và đường phố được quy hoạch phản ánh những ảnh hưởng kiến trúc xây dựng và văn hóa bản địa và nước ngoài, kết hợp để tạo ra di sản độc đáo này. Nó là một ví dụ đặc biệt của một thương cảng truyền thống ở Đông Nam Á đã được bảo tồn nguyên vẹn và cũng là thành phố duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại nguyên vẹn theo phong cách truyền thống.
5.3-Quần thể danh thắng Tràng An tọa lạc tại phía Nam của Lưu vực sông Hồng, Quần thể danh thắng Tràng An là một quần thể thắng cảnh gồm các núi đá vôi địa hình cacxtơ xen kẽ các thung lũng và các vách đá dốc. Các cuộc khám phá đã chỉ ra rằng nơi đây xuất hiện chứng tích khảo cổ của loài người cách đây hơn 30.000 năm. Quần thể còn bao gồm chùa, đền thờ, ruộng lúa và các làng nhỏ.
6.3.-Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) (iii).
Trong khoảng từ thế kỷ 4 và đến 13, một nền văn hóa độc đáo bắt nguồn từ văn hóa Ấn Độ giáo trỗi dậy ở duyên hải ven biển của Việt Nam ngày nay. Điều này được thể hiện qua những tàn dư của một quần thể tháp-đền thờ tọa lạc tại cố đô của vương quốc cổ Champa.
7.3- Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) (iii) và (vi).
Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào thế kỷ 11 bởi dưới triều đại nhà Lý, đánh dấu sự độc lập của Đại Việt. Nó được xây dựng trên phần còn lại của một pháo đài có niên đại dưới thời Bắc thuộc từ thế kỷ thứ 7, trên khu vực đất khai hoang được thoát nước trong vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội ngày nay. Đây là trung tâm quyền lực chính trị cho khu vực trong gần 13 thế kỷ mà không bị gián đoạn. Các tòa nhà Hoàng thành và khu vực khảo cổ còn lại tại 18 Hoàng Diệu đã phản ánh một nền văn hóa ở châu Á, đại diện cho nền văn hóa lúa nước khu vực hạ lưu sông Hồng, tại ngã tư ảnh hưởng từ Trung Quốc ở phía Bắc và Vương quốc Champa cổ ở phía Nam.
8.3- Thành nhà Hồ, năm 2011, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (ii) và (iv)
Thành nhà Hồ được xây dựng vào đầu thế kỷ 14, là kinh đô nước Đại Ngu. Công trình được xây dựng theo nguyên tắc phong thủy, là minh chứng cho sự ra đời và phát triển của tân Nho giáo dưới triều đại nhà Hồ và ảnh hưởng ra khắp Đông Nam Á. Theo những nguyên tắc đó, một công trình đồ sộ bằng đá trên dãy núi Trường Sơn và Đốn Sơn giữa sông Mã và sông Bưởi. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.
B. NHỮNG BIỆN PHÁP GIỮ GÌN VĂN HÓA VÀ DI SẢN VĂN HÓA
1.B-Biện pháp hành chính:
Căn cứ Luật Di sản văn hóa năm 2001, của nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chương III: Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa
Điều 17:
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Và tiếp sau đó các Điều 18,19,20…Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam là Di sản văn hóa thế giới, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng di sản văn hóa quốc gia. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền.
2.B- Tập hợp sức mạnh toàn dân giữ gìn văn hóa và di sản văn hóa
“Dễ một lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong…” Kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh kháng chiến cứu quốc đã khẳng định“Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết. Thành công, thành công đại thành công”
Luật Di sản văn hóa đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 26 - 9 - 2001 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 - 01 - 2002 cũng đã khẳng định "Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại trên thế giới, có vai trò to lớn trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước của nhân dân ta".
Nhiều nhà khoa học xã hội, những người làm công tác quản lý văn hóa cũng đã quan tâm tới vấn đề di sản văn hóa ở những góc độ khác nhau và ở một mức độ nhất định, thống nhất rằng: "Di sản văn hóa là sản phẩm sáng tạo trong quá trình hoạt động của con người nhằm vươn tới đỉnh cao giá trị chân - thiện - mỹ. Di sản văn hóa Việt Nam là sự kết tinh của mối quan hệ tổng hòa và tương tác giữa môi trường - con người - văn hóa, là sự vươn lên những thách đố khốc liệt bằng sự kiên trì, lòng dũng cảm, trí thông minh và khát vọng vươn tới tầm cao của nhân loại, là tấm lòng bao dung, sự dung hợp giữa việc bảo tồn bản sắc riêng của mình với sự thích ứng và tiếp thu những giá trị của các văn hóa khác".
Như vậy, ở bình diện chung, chúng ta có thể thấy rằng, di sản văn hóa là toàn bộ những sản phẩm, toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc đã sáng tạo, để lại, lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ. Nó có thể là di sản văn hóa phi vật thể (tiếng nói, chữ viết, diễn xướng, lễ hội, lối sống…), cũng có thể là văn hóa vật thể (di tích lịch sử văn hóa, di vật, cổ vật, bảo mật quốc gia…). Di sản văn hóa tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Sự đa dạng, giàu có của di sản văn hóa Việt Nam không chỉ bởi dân tộc ta đã có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước, không chỉ bởi nước ta hội tụ sự đa sắc văn hóa của 54 tộc người… mà còn là bởi mỗi vùng miền, mỗi tộc người đều cố gắng bảo tồn mỗi sắc thái văn hóa, những truyền thống văn hóa lâu đời của riêng mình để góp chung vào kho tàng di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại. Di sản văn hóa của từng tộc người, của cả dân tộc cần được bảo tồn, cần được làm sống dậy tiềm năng to lớn của nó để góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đàm đà bản sắc dân tộc. Đây là công việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa, bởi nếu không có giải pháp bảo tồn, phát huy một cách thiết thực, có hiệu quả thì nhiều di sản văn hóa, cả vật thể và phi vật thể, sẽ nhanh chóng bị hủy hoại bởi thời gian, bởi môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, bởi mặt trái của toàn cầu hóa và thị trường hóa…
Trong nhiều năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ở những quy mô khác nhau. Hàng loạt di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng đã được công nhận, tu bổ, tôn tạo, rất nhiều di vật, cổ vật đã được bảo vệ… trước nguy cơ mai một thất truyền của đồng bào các dân tộc, trò chơi Lô tô, bài Chòi… của người Kinh; những phong tục, nếp sống, lối sống đẹp đã và đang hình thành trong cộng đồng làng, bản của đồng bào các dân tộc vùng cao và ở cả thành thị… đã được phục hồi và phát triển. Phong trào toàn dân bảo vệ và phát triển văn hóa đã tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi cho công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa cũng như nền văn hóa dân tộc. Những thành tựu này thật sự lớn và đã khẳng định tính đúng đắn trong đường lối phát triển văn hóa của Đảng ta cũng như sức mạnh của Nhà nước, của toàn dân trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa để xây dựng nền văn hóa mới.
Tuy nhiên, thực tiễn đời sống văn hóa cho thấy, trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc cũng nổi lên một số hiện tượng đáng quan tâm, gây bức xúc trong xã hội. Đó là tình trạng xâm hại, phá hoại di tích, lấy cắp cổ vật và đồ thờ tự trong đền, chùa … Hiện trạng này khiến cho môi trường văn hóa- xã hội nói chung, môi trường bảo tồn di sản văn hóa nói riêng kém lành mạnh, thiếu tính bền vững. Mặc dù toàn xã hội và ngành văn hóa thông tin đã có nhiều giải pháp ngăn chặn, can thiệp, song rõ ràng đây vẫn là những vấn đề thách thức đang đặt ra cho toàn xã hội trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…
3. NHỮNG ĐỀ XUẤT
Để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, vấn đề tìm giải pháp phù hợp, có hiệu quả là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Chúng tôi xin đề cập một số vấn đề chung có ý nghĩa giải pháp như sau:
1.3-Đẩy mạnh việc hợp tác, giao lưu văn hóa quốc tế để học hỏi tinh hoa văn hóa nhân loại, trên cơ sở kiên định đường lối phát triển văn hóa của Đảng, tiên tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc.
2.3-Đẩy mạnh việc hợp tác giao lưu quốc tế, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của các nước và nhân dân trên toàn thế giới đối với việc hợp tác, việc giao lưu văn hóa để học hỏi các tinh hoa văn hóa của nhân loại.
3.3-Bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc hậu, nghiên cứu xây dựng và hình thành dần những hình thức vừa văn minh, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…
4.3-Bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, phát huy truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, hiếu thảo, thủy chung của dân tộc; thực hiện các hành vi ứng xử văn minh trong giao tiếp, ăn, ở, đi lại…, xóa bỏ hủ tục, phát triển các hình thức hoạt động văn hóa lành mạnh, phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư:
5.3-Lập và triển khai các chương trình quốc gia về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc, trong đó chú trọng đặc biệt đến các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, bảo vật, cổ vật, di tích… quốc gia. Tăng cường sưu tầm, tập hợp, bảo lưu, nghiên cứu giới thiệu các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở các địa phương trong nước, tạo nên lòng tự hào về di sản văn hóa, ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa trong mỗi người dân. Các dự án nhằm tạo dựng lại bản sắc văn hóa phong phú của người dân Việt Nam, khơi dậy lại dòng chảy mát lánh từ mạch nguồn, từ thành thị, đồng bằng cho đến núi rừng; hồn nhiên, dung dị mà không kém phần gia giáo, gia phong của con người Việt Nam hùng hậu sinh sống trên dãy đất hình chữ S.
6.3-Thực thi Luật Di sản văn hóa trong cuộc sống, tạo nên sức mạnh trong hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng trong sưu tầm, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, tạo sức mạnh nội sinh để đứng vững trước xu thế toàn cầu hóa…
Di sản văn hóa, bản sắc văn hóa chính là sức mạnh nội sinh tiềm tàng, thúc đẩy phát triển bền vững của một dân tộc. Bảo tồn di sản văn hóa, do vậy, không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là quyền lợi thiết thực của mỗi con người. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi vấn đề phát triển văn hóa đang gặp những thuận lợi nhưng cũng đang đứng trước những thách thức, may rủi không nhỏ, thì việc mỗi người, mỗi nhóm xã hội, mỗi cộng đồng, cả dân tộc… dồn sức cho việc bảo tồn di sản văn hóa phải được xem như một quyền lợi tất nhiên, tiên quyết. Nắm vững quy luật để tìm ra phương thức, hoạch định chiến lược để phát triển, hội nhập và giải quyết những vấn đề đang nổi cộm hiện nay, có hệ thống giải pháp, biện pháp cụ thể, hiệu quả… chính là những điều kiện cần và đủ để công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc có được bước phát triển mới, trên bước đường hội nhập quốc tế.
Ở Đông Nam Á có đến hàng trăm dân tộc khác nhau, vì thế phong tục, tập quán rất đa dạng. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lí, và cùng chịu ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước nên văn hóa, tín ngưỡng các nước Đông Nam Á dù rất đa dạng nhưng vẫn có nét chung…. Tóm lại, văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng…Mỗi chúng ta hãy giữ gìn văn hóa và di sản văn hóa quá khứ cho tương lai… Nhà thơ Rasul Gamzatov của Nga đã từng viết trong cuốn “Dagestan của tôi” một câu được đưa lên tầm thành ngữ: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ đáp trả anh bằng đại bác”.
Ở Đông Nam Á có đến hàng trăm dân tộc khác nhau, vì thế phong tục, tập quán rất đa dạng. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lí, và cùng chịu ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước nên văn hóa, tín ngưỡng các nước Đông Nam Á dù rất đa dạng nhưng vẫn có nét chung…. Tóm lại, văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng…Mỗi chúng ta hãy giữ gìn văn hóa và di sản văn hóa quá khứ cho tương lai… Nhà thơ Rasul Gamzatov của Nga đã từng viết trong cuốn “Dagestan của tôi” một câu được đưa lên tầm thành ngữ: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ đáp trả anh bằng đại bác”.
Câu nói như một triết lý luôn nhắc nhở mọi người hãy giữ gìn văn hóa và di sản văn hóa quá khứ cho tương lai…
Tác giả: Trí Bửu
Tham luận Hội thảo Quốc tế vùng ASEAN và Nam Á: Nơi giao hòa của văn hóa và Phật giáo ở Đông Nam Á tại Pháp viện Minh Đăng Quang, TP.Hồ Chí Minh do Viện Nghiên cứu Phật học - "Hiệp hội Nam và Đông Nam Á nghiên cứu về Văn hóa và Tôn giáo" phối hợp tổ chức từ ngày 09 đến 11/7/2017.
Tác giả: Trí Bửu
Tài liệu tham khảo:
1.- Luật di sản văn hóa 2001
2.- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
3.- Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa (Cao Anh- Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam)
4.- Bản sắc văn hóa ASEAN (Thanh Hòa)
5.- Dagestan của tôi (Rasul Gamzatov)