Kiến thức

Về câu kệ 'Tụng kinh công đức vô biên'

Chủ nhật, 29/11/2021 04:36

"Tụng kinh công đức vô biên” có không ít người cảm thấy khó hiểu. Vậy câu kệ này có ý nghĩa gì, liệu việc tụng kinh bái sám có thực sự đem lại công đức vô lượng vô biên hay không. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Tụng kinh công đức vô biên

Xin đem hồi hướng mọi miền gần xa

……………………………

Con cùng muôn loại thân sơ

Đều thành Phật đạo đến bờ an vui.

Bài kệ này mỗi ngày chúng tôi đều được nghe ít nhất là 2 lần. Đây là phần hồi hướng sau mỗi thời công phu sáng chiều. Thế nhưng dù cho có tụng đi tụng lại nhiều lần như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của bài kệ này. Nhất là câu đầu tiên của kệ “Tụng kinh công đức vô biên” cũng không ít người cảm thấy khó hiểu. Vậy câu kệ này có ý nghĩa gì, liệu việc tụng kinh bái sám có thực sự đem lại công đức vô lượng vô biên hay không. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Đọc tụng kinh Phật

Có người cho rằng tụng kinh thì không có công đức, chỉ có việc làm phước, bố thí cúng dường mới có công đức.

Có người cho rằng tụng kinh thì không có công đức, chỉ có việc làm phước, bố thí cúng dường mới có công đức.

Pháp tu "tụng Kinh" có nhiều điều thú vị

“Tụng kinh giả minh Phật tri lý”:

Đây là câu nói để giải thích ý nghĩa của việc tụng kinh. Tụng kinh hay đọc kinh mục đích để giúp cho những đệ tử Phật chúng ta được tiếp cận với giáo lý mà đấng Từ Phụ Thích Ca đã chỉ dạy. Đức Phật đã Niết Bàn cách đây hơn 26 thế kỷ, vì vậy chúng ta chỉ còn nhìn thấy hình bóng Ngài thông qua việc đọc tụng những kinh điển mà Ngài đã để lại. Tụng đọc kinh điển là bước đầu tiên của người hành giả học Phật. Người học Phật phải đi theo đúng lộ trình Tam Tuệ Học “Văn-Tư-Tu”. Bước đầu tiên “Văn tuệ” chính là học, đọc, tụng kinh điển và nghe pháp để hiểu được giáo lý đạo Phật. Bước thứ 2 “Tư tuệ” nghĩa là suy xét, quán sát những giáo lý mà mình đã học được, từ đó có thấy biết rõ về các pháp, pháp nào đúng, pháp nào chưa đúng. Những điều nào đúng đắn hợp với chân lý với lẽ phải thì mình tin theo. Bước thứ 3 “Tu tuệ” có nghĩa là những điều chúng ta đã tin chắc là đúng thì mình cần phải hành trì, phải tu tập theo thì mới đạt được an lạc hạnh phúc. Như vậy ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc tụng kinh bái sám, công phu hai thời trong chốn thiền môn. Đó chính là thềm thang cơ bản, là bước đi đầu tiên (Văn tuệ) của người học Phật.

Phương pháp và lợi ích của việc tụng đọc kinh điển:

Ngoài việc tụng đọc kinh sách bằng miệng, chúng ta còn phải dùng tâm để suy tư, quán chiếu những điều mình đang đọc, đang học. Nếu tâm khẩu tương ưng (miệng đọc, tâm nghĩ tưởng) thì việc đọc kinh mới có ích lợi. Ngược lại nếu miệng đọc kinh mà tâm buông lung phóng túng, mãi tư duy, suy nghĩ về chuyện khác, không chịu chú tâm vào bản kinh mình đang đọc thì không thể hiểu rõ ý nghĩa của lời kinh. Đã không hiểu rõ thì không thấy được đường lối mà thực hành. Từ đó mà an lạc hạnh phúc không thể nào đạt được.

Nếu chúng ta nhiếp tâm vào từng câu kệ, lời kinh, từng tiếng niệm Phật thì sẽ phát sinh ra sự định tỉnh, nhờ có định mà tâm hết tán loạn. Từ đó mà phát sinh ra trí tuệ, có trí tuệ thì có thể hóa giải được niềm đau nỗi khổ của bản thân.

Ngoài ra trong khi lễ Phật, tụng kinh chúng ta cũng nên trang trải tâm từ bi, mở rộng tâm hồn thương yêu những người xung quanh, thương yêu tất cả mọi loài chúng sinh, cả chúng sanh hữu hình lẫn vô hình. Đối với những chúng sinh vô hình, đặc biệt là những chúng sinh hiện đang còn chịu khổ cảnh trong ba đường ác đạo, chúng ta phải thể hiện tình thương yêu đối với họ và ngưỡng nguyện đem công đức tụng kinh, lễ Phật này hồi hướng cho họ sớm thoát khỏi khổ cảnh.

Ngoài việc tụng đọc kinh sách bằng miệng, chúng ta còn phải dùng tâm để suy tư, quán chiếu những điều mình đang đọc, đang học.

Ngoài việc tụng đọc kinh sách bằng miệng, chúng ta còn phải dùng tâm để suy tư, quán chiếu những điều mình đang đọc, đang học.

Làm sao để định tâm khi tụng kinh, trì chú và niệm Phật?

Những quan niệm sai lầm khi tụng kinh:

Có người cho rằng tụng kinh thì không có công đức, chỉ có việc làm phước, bố thí cúng dường mới có công đức. Lại có người chấp chặt vào câu “Tụng kinh công đức vô biên” mà cho rằng việc tụng kinh sẽ đem lại cho họ công đức vô lượng còn những việc làm khác thì công đức rất ít, những người có suy nghĩ như vậy họ ngày đêm chú tâm vào công phu bái sám mà không chịu làm phước. Cả hai quan niệm này đều không đúng. Chúng ta phải thực tập theo phương pháp trung đạo, quân bình cả hai việc làm phước và tu tập. Bố thí cúng dường giúp ta vun bồi phước đức. Tu tập trì kinh, niệm Phật giúp ta phát sinh trí tuệ. Phước tuệ mà vẹn toàn thì bước đường tu học của ta mới thành tựu.

Phật giảng kinh mục đích muốn cho chúng ta học hỏi, tư duy và hành trì. Thế nhưng có người lại suy nghĩ tụng kinh là để trả bài cho Phật, tụng kinh là để cho Phật nghe và để Phật chứng minh công đức. đây là một quan niệm sai lầm, chúng ta cần phải thay đổi.

Có người tụng kinh chỉ chú ý chăm chăm vào từng câu từng chữ chứ không quan tâm vào nghiên cứu ý nghĩa của cả bài kinh. Trong hệ thống kinh điển đặc biệt là những kinh điển Đại Thừa của hệ thống Phật giáo phát triển, những kinh điển này chuyên lấy sự diễn ý. Có nghĩa là mượn hình ảnh minh họa, mượn một sự việc, hiện tượng hay ví dụ để nói lên đạo lý (kinh Pháp Hoa). Nếu chúng ta tụng đọc đại thừa mà chỉ xét nét từng câu từng chữ thì không thể hiểu rõ ý nghĩa của bài kinh. Từ đó dễ đi đến hiểu lầm và hành trì sai phương pháp sẽ rất có hại cho người học Phật chúng ta. Vì vậy khi học kinh, đặc biệt là những kinh thuộc hệ thống kinh Đại Thừa chúng ta phải suy xét thật kỷ lưỡng, không nên chấp vào từng câu từng từ mà phải hiểu cho đến tận cùng những nghĩa lý sâu xa ẩn bên trong mới có thể hành trì đúng phương pháp.

Phật giảng kinh mục đích muốn cho chúng ta học hỏi, tư duy và hành trì. Thế nhưng có người lại suy nghĩ tụng kinh là để trả bài cho Phật, tụng kinh là để cho Phật nghe và để Phật chứng minh công đức. đây là một quan niệm sai lầm, chúng ta cần phải thay đổi.

Phật giảng kinh mục đích muốn cho chúng ta học hỏi, tư duy và hành trì. Thế nhưng có người lại suy nghĩ tụng kinh là để trả bài cho Phật, tụng kinh là để cho Phật nghe và để Phật chứng minh công đức. đây là một quan niệm sai lầm, chúng ta cần phải thay đổi.

“Tụng kinh công đức vô biên”:

Qua đây ta thấy rằng câu kệ “Tụng kinh công đức vô biên” là hoàn toàn chính xác. Thế nhưng chúng ta cần phải hiểu rõ tụng kinh như thế nào thì mới có công đức. Tụng kinh để hiểu kinh mà hành trì đúng theo những lời Phật dạy trong kinh thì mới mong có được công đức vô lượng vô biên. Ngược lại tụng kinh mà hời hợt qua loa, tụng cho có, tụng để Phật nghe thì công đức không do đâu mà phát sinh ra được. Chúng tôi xin mượn một ví dụ mà đức Phật đã từng nói đến. Đó là sự so sánh giữa cái vá múc canh và cái lưỡi. Cái vá múc canh dù cho có nằm trong nồi canh bao lâu đi chăng nữa cũng không bao giờ nếm được vị canh. Ngược lại chỉ có cái lưỡi mới nếm được vị canh. Cũng vậy cái vá múc canh tượng trưng cho người chỉ đọc kinh điển xuông mà không chịu thực hành thì không bao giờ hưởng được pháp vị an lạc giải thoát. Còn cái lưỡi tượng trưng cho người vừa học kinh mà vừa bỏ công hành trì thì những người như vậy mới có thể nếm được hương vị giải thoát giác ngộ.

loading...