Thứ năm, 28/10/2013 02:24
Chùa Tăng Phúc tại làng Thượng Cát, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Ngày xưa, nơi đây là ấp Gia Trợ thuộc kinh Bắc là làng cổ của đồng bằng sông Hồng có lịch sử trên ngàn năm tuổi
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4
Tôi nhớ làm sao những buổi chiều
Lời kinh giải thoát vọng cao siêu
Đây ngôi chùa cổ ngày hai buổi
Cầu nguyện dân làng sống mến yêu
Thi sĩ Huyền Không đã vẽ lên trước mắt chúng ta bức tranh một ngôi chùa cổ, ngôi chùa luôn gắn bó, đồng hành cùng dân làng, ngôi chùa mỗi ngày hai buổi, sáng chiều, cầu nguyện cho dân lành sống an lạc, hạnh phúc. Đọc thơ của Mãn Giác (Huyền Không) gợi nhớ đến một ngày về Thượng Cát thăm ngôi chùa cổ Tăng Phúc (Hà Nội).
|
Tháp Tổ và cây hương Kính Thiên Đài tại chùa Tăng Phúc |
Chùa Tăng Phúc tại làng Thượng Cát, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Ngày xưa, nơi đây là ấp Gia Trợ thuộc kinh Bắc là làng cổ của đồng bằng sông Hồng có lịch sử trên ngàn năm tuổi, một vùng địa linh nhân kiệt, đất đai mầu mỡ nằm giữa hai con sông lớn, phía Tây Bắc là sông Thiên Đức (nay là sông Đuống), phía Tây Nam là sông Cái (nay là sông Hồng) và nằm trong khu tam giác đế đô: Tây Nam là kinh thành Thăng Long, Tây Bắc là Cổ Loa thành, nơi ba triều vua làm kinh đô là Thục An Dương Vương (258-202 TCN), Lý Nam Đế (570-602) và Ngô Quyền (933-944); phía Đông Bắc là đất Đế vương, làng Cổ Pháp (Đình Bảng) nơi phát tích vương triều Lý.
|
|
Về phong thủy, ấp Gia Trợ có địa hình rất đẹp với thế đất Quy Xà, trông như đàn rùa gồm một mẹ bảy con, đầu hướng về biển Đông, hai bên là hai con rắng lớn uốn mình theo triền đê sông. Chùa được khởi thủy xây dựng vào thời nhà Lý, đầu thế kỷ XII. Từ khi xây dựng đến nay, chùa được trùng tu tôn tạo nhiều lần, điều này nói nên sự thăng trầm của lịch sử dân tộc song cũng thể hiện sự phát triển không ngừng của Phật giáo và sự trưởng thành của làng Thượng Cát.
Hiện chùa còn giữ được hai hiện vật rất quý, đó là: Cây hương Kính Thiên Đài tạc từ đá cẩm thạch hình trụ, lục lăng, chạm khắc hoa văn tinh xảo, được dựng vào ngày 27 tháng 7 năm Tân Tỵ, niên đại Chính Hòa thứ 22 (1701) và quả chuông đồng nặng 300kg, cao 1,3 mét, đường kính 0,55 mét được đúc vào ngày mồng 1 tháng 12 năm Quý Sửu (1793), thời Hoàng đế Quang Trung, niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứ nhất...
|
Sư cô Đồng Hòa trụ trì chùa Tăng Phúc, Thượng Cát, Long Biên, Hà Nội |
Đến thăm chùa Tăng Phúc, Sư cô trụ trì hướng dẫn chúng tôi đi thăm tháp Tổ khai sơn và giới thiệu: chùa được khởi thủy xây dựng vào thời nhà Lý, đầu thế kỷ XII, cách đây gần nghìn năm, do Tổ Ma Ha Ca Diếp Ma Đằng Hào Thụy khai sơn.
Sư giải thich sở dĩ làng này mang tên Thượng Cát là chỉ về một vùng đất có nhiều tốt lành đồng thời cũng nói lên khát vọng và ước nguyện cuộc sống tươi đẹp của những con người chăm chỉ cần cù trong lao động luôn gắn bó và chan chứa tình yêu quê hương.
|
Chánh điện chùa cổ Tăng Phúc, Thượng Cát (Long Biên) Hà Nội |
Chùa làng mang tên Tăng Phúc, tên vừa thực và cũng là niềm mơ ước. Thực bởi những ai đến chùa được thấm nhuần giáo lý của Đức Phật, xả bỏ tham, sân, si, thân tâm được an lạc, hạnh phúc. Chùa không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của những người tín tâm với Phật giáo, nơi gieo trồng tâm Bồ Đề, gạt bỏ những phiền não, nhiễm ô, giúp cho mỗi người thăng hoa tâm linh chính tín và được hạnh phúc ngay trong hiện tại.
Đó chính là cội nguồn nhưng cũng là giá trị thật sự của cuộc sống mà con người luôn hướng tới. Vì có khát khao mơ ước mà con người mới thành tâm hướng tới cái chí thiện, hướng tới giá trị chân thật của hạnh phúc, lấy ngôi chùa là nơi để thành tâm quy ngưỡng. Để rồi trong hoàn cảnh nào, khi thuận lợi hay lúc khó khăn, hình ảnh mái chùa quê, tư tưởng triết lý Phật giáo luôn là sự động viên thôi thúc mỗi người vượt qua chướng duyên, khắc phục khó khăn, đoàn kết cùng nhau phấn đấu để đạt được an lạc, hạnh phúc ngày một viên mãn. Thật đúng là “Thiên Tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ. Xuân mãng càng khôn Phúc mãng môn”.
|
Đại húng bửu điện tại chùa cổ Tăng Phúc Hà Nội |
Theo trí nhớ của những người cao tuổi trong làng, chùa Tăng Phúc ngày xưa quy mô to lớn lắm, nhất nhì thủ đô. Tiếc thay, vạn vật vô thường đều theo quy luật thành, trụ, hoại, không, do chiến tranh tàn phá nên chùa chỉ còn là đống gạch vụ. Lần trong đống tro tàn, gạch vụn đổ nát ấy, phật tử tìm lại được quả chuông đồng và cây hương Kính Thiên Đài.
Hiện nay còn được lưu giữ ở chùa là hai bảo vật: Cây hương Kính Thiên Đài tạc từ đá Cẩm Thạch, hình trụ, lục lăng, chạm khắc hoa văn tinh vi, được dựng vào ngày 27 tháng 7 năm Tân Tỵ, niên đại Chính Hòa thứ 22 (1701) Sư cô cho dựng lại bên Tháp Tổ. Quả chuông đồng, nặng 300kg, cao 1.3 mét, đường kính 0.55 mét được đúc vài ngày mồng 1 tháng 12 năm Quý Sửu (1793) thời Hoàng đế Quang Trung niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứ Nhất.
|
Điện Mẫu tại chùa cổ Tăng Phúc, Thượng Cát (Long Biên) Hà Nội |
Sau chiến tranh các cụ cao tuổi trong làng xin đất vườn chùa làm nơi trồng cây để giữ lại nền ngôi chùa. Năm 1989 Phật tử hương thôn cùng nhau phát tâm dựng lại ngôi Tam bảo nhỏ để thờ Phật. Bởi vì: “Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống muôn đời của Tổ tông”.
|
Đại lễ Vu lan Báo hiếu tại chùa Tăng Phúc (Long Biên) Hà Nội |
Sau hơn 60 năm chùa không có trụ trì. Năm 1996, trong lúc đang học khóa III Học viện Phật giáo Hà Nội, nhân duyên đã đến, Phật tử chùa Tăng Phúc thỉnh Sư cô Đồng Hòa về trụ trì, Sư nhận nhiệm vụ về đây trong bối cảnh làng quê có nhiều đổi mới.
Khi về trụ trì Sư cô còn rất trẻ, tuổi mới ngoài hai nươi. Nhưng với tâm nguyện “thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạc tế tam hữu”, Sư quyết tâm vừa học, vừa tu, vừa xây chùa.
Sau gần mười năm đại trùng tu chùa Tăng Phúc, Sư cô như con ong cần mẫn hút nhụy hoa để nhã ra những giọt mật ngọt ngào thơm ngát. Tăng Phúc trở thành ngôi phạm vũ huy hoàng, trang nghiêm tú lệ, một trong những ngôi chùa đẹp của thủ đô Hà Nội. Cũng là lúc Sư cô đã tốt nghiệp hạng ưu, Cao cấp Phật học, tốt nghiệp Cử nhân ngoại ngũ Tiếng Anh một phần thưởng xứng đáng cho Sư vừa học, vừa tu và Sư hiện đang theo học Cao học Quản lý khoa học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
|
Trang nghiêm Đại lễ Phật Đản tại chùa cổ Tăng Phúc Hà Nội |
Ngôi chùa cổ Tăng Phúc đại trùng tu viên thành là một duyên lành, vừa khẳng định tâm nguyện của Sư Cô Đồng Hòa, của bà con Phật tử, vừa thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương. Thật đúng là “Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa. Thiền môn hưng thịnh do đàn việt hộ trì”.
|
Chư tôn giám phẩm chứng minh niệm Phật cầu gia bị |
Ngày 16/10/2011, Đại lễ khánh thành chùa Tăng Phúc (phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội) đã được tổ chức trong không khí trọng thể, hân hoan của phật tử và người dân địa phương.
|
Đại hùng bửu điện chùa cổ Tăng Phúc - Vạn Đức Viên Chương |
Thăm chùa Tăng Phúc hôm nay ngôi chùa hiện đại nhưng trông rất cổ kính. Chùa xây hai tàng, tầng một là nơi thờ Tổ và giảng đường có diện tích 400 mét vuông, làm nơi giảng kinh, thuyết pháp, sinh hoạt cho thanh thiếu niên, Phật tử đủ chỗ cho khoảng 500 người. Tầng hai là Đại hùng bửu điện và bàn thờ Mẫu, tôn trí Phật tượng trang nghiêm, lộng lẩy. Hai bên là nhà khách, nhà ăn. Trong khuôn viên chùa có tháp Tổ, hòn non bộ với tượng đài Quán Âm tự tại, trước sân chùa là cổng tam quan sừng sững nguy nga.
Gần đây, Sư cô đã xây cất thêm lớp học sơ cấp Phật học và đã tổ chức khai giảng chương trình lớp giáo lý Phật pháp cơ bản cho cư sĩ Phật tử Thủ đô Hà Nội vào ngày 12.5.2013. Nhìn trên bảng đen của lớp học bài Sơ đẳng Phật học khóa 8 còn ghi: Đệ bát khóa Sám hối. “Phạm ngữ sám ma, Hoa ngôn hối quá…”
|
Chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS chứng minh lễ Khánh thành |
Chùa Tăng Phúc ngày nay không chỉ là nơi thờ Phật tôn nghiêm của làng Thượng Cát, là nơi ni chúng, Phật tử tu học, mà còn là địa chỉ gặp gỡ giao lưu của những người con quê hương và tín đồ thập phương tín tâm với Phật giáo, đúng như câu đối của các bậc hào lão chúc mừng nhân ngày lễ Khánh tạ lạc thành 16.10.2011 “Xây chùa Tăng Phúc, Tăng Phúc lạc. Dựng làng Thượng Cát, Thượng Cát An”. Cũng tại buổi lễ khánh thành Giáo sư Đặng Vũ Khiêu, Anh hùng Lao động đã phát biểu: chùa Tăng Phúc làng Thượng Cát không chỉ xây dựng đẹp mà còn có nhiều hoạt động từ thiện, văn hóa tiêu biểu thu hút nhiều người tham gia, hướng con người tới sự cao đẹp Chân, Thiện, Mỹ. Giáo sư đã đọc tặng chùa Tăng Phúc và đại chúng bài thơ:
|
Giáo sư Vũ Khiêu, Anh hùng lao động phát biểu và đọc thơ tặng chùa |
“Vạn nẻo quy lai vạn nẻo tình
Một chùa Tăng Phúc tốt anh linh
Tăng long hòa hiếu cho nhân loại
Tăng cuộc thanh bình khắp chúng sinh
Tổ quốc tăng thêm dòng trí tuệ
Con người tăng nửa óc thông minh
Hay chăm cầu phúc cho toàn cục
Đừng có cầu riêng phúc của mình…
*
Đừng có cầu riêng phúc của mình
Người mà ích kỷ Phật Thần khinh
Tham lam hám lợi cầu vô ích
Cứu khổ từ tâm phúc mới thành
Tăng Phúc trước tiên là chí thiện
Phúc tăng chỉ bởi sống chân thành
Những ai cầu phúc cho người khác
Thì ở riêng mình vạn phúc sinh.
|
Cổng tam quan chùa cổ Tăng Phúc (Long Biên) Hà Nội |
|
Trang nghiêm niệm Phật cầu gia bị |
|
Chư Tôn đức chứng minh Lễ Khai giảng lớp giáo lý cơ bản cho cư sĩ |
|
Sư cô trụ trì điều hành buổi lễ |
|
Cung thỉnh chư tôn giám phẩm quang lâm chứng minh buổi lễ |
|
Chư tôn giáo phẩm chứng minh niêm hương |
|
Sư cô trụ trì đọc diễn văn khai mạc buổi lễ khánh thành |
|
HT.Thích Trí Tâm, HT Thích Thanh Sam...tại buổi lễ Khánh thành |
|
Phật tử trang nghiêm chúc mừng Lễ Khánh thành |
|
Sư Cô Đồng Hòa trụ trì tại buổi lễ Khánh thành chùa Tăng Phúc |
|
Chư tôn giám phẩm Chứng minh lễ Khánh thành chùa Tăng Phúc |
|
Phật tử sẵn sang cho lễ cắt băng khánh thành chùa Tăng Phúc |
|
Đức Phó Pháp chủ Thích Thanh Sam cắt băng khánh thành |
|
Lễ niêm hương bạch Phật trong ngày lễ Khánh thành chùa |
|
Nhị vị Hòa thượng Chứng minh lễ Khánh thành chùa Tăng Phúc |
|
Sẵn sàng cung thỉnh chư tôn giáo phẩm và quan khách |
|
Phật tử Hà Nội tham dự lễ Khai giảng lớp giáo lý cơ bản |
Trí Bửu V
iết xong tại Hà thành, đêm cuối Thu 2013 Trí Bửu