Kiến thức
Vì sao có khi ta giúp người mà không được lợi ích?
Chủ nhật, 25/08/2022 08:03
Cái đúng ở đây là chỉ khi chúng ta giúp người tốt, giúp điều lành, mới được quả lành là hạnh phúc. Nên ta thấy, luật Nhân Quả rõ ràng là đúng, nhưng trong luật Nhân Quả có những điểm tinh tế, đòi hỏi chúng ta phải vận dụng khéo léo, tỉnh táo nếu không sẽ rơi vào sai lầm.
Là đặt trường hợp có tên ăn trộm tới nói với ta: “Cho tui mượn cái thang leo lên, cái tường cao quá, ta nói: “Ờ được, để tui lấy”, tức là chúng ta cho tên ăn trộm mượn cái thang để hành nghề, đây cũng là việc giúp người nhưng lại sai với đạo lý.
Kết quả là tên trộm sẽ mắc nợ ta, còn quả báo của ta trong việc giúp đỡ này là không tốt. Cho nên câu nói trên hoàn toàn chưa đúng trong mọi trường hợp.
Cái đúng ở đây là chỉ khi chúng ta giúp người tốt, giúp điều lành, mới được quả lành là hạnh phúc. Nên ta thấy, luật Nhân Quả rõ ràng là đúng, nhưng trong luật Nhân Quả có những điểm tinh tế, đòi hỏi chúng ta phải vận dụng khéo léo, tỉnh táo nếu không sẽ rơi vào sai lầm.
Hoặc như có người nghe nói đến bố thí Ba La Mật là đem cho hết, nên đã cho sạch sẽ, gặp ai cũng cho,... thì chưa chắc đã đúng với ý nghĩa của bố thí Ba La Mật.
Thành công hay thất bại dựa vào sự quyết định mang tính trí tuệ và từ bi
Vì sao? Chúng ta cùng xét ví dụ như sau để tìm ra câu trả lời: Vào ngày rằm tháng giêng, mọi người đi chùa hay gặp những người ăn xin nằm, ngồi la liệt trên đường, trong đó có người giả vờ băng bó rồi chấm thuốc đỏ lên, nói chung là đủ trò hết. Vì thực hành bố thí Ba La Mật nên ta cho hết, gặp ai cũng cho, đi vào cho, đi ra lại cho tiếp.
Trường hợp này, ta đã rất nhiệt tình làm phước nhưng vì không suy xét cẩn thận nên đã vô tình nuôi dưỡng, dung túng cho một điều tội lỗi. Những người phải đi ăn xin vì hoàn cảnh éo le, đáng thương thì tất nhiên là chúng ta nên giúp. Nhưng không phải người ăn xin nào cũng khổ thật sự, vì trong xã hội ngày nay tồn tại nhiều người lợi dụng lòng tốt của người khác để hành nghề ăn xin. Họ coi đó là một nghề và thu nhập của người làm nghề ăn xin rất cao, có khi hơn cả người khỏe mạnh lao động chân chính. Tiền xin được có khi họ dùng để đánh bài, nhậu nhẹt, cho vay và làm những điều tội lỗi, nên khi bố thí hay làm việc thiện chúng ta cũng cần phải xét lại tất cả.
Hoặc như việc phóng sinh cũng vậy. Bản chất của việc phóng sinh là từ bi, thiện lành, nhưng đến khi phóng sinh trở thành nhu cầu và bắt đầu phát sinh dịch vụ cung ứng thì việc làm này lại mang ý nghĩa khác. Giống như cuộc nói chuyện của một người đàn ông qua điện thoại với một người thường hay phóng sinh: “Rằm này bà có phóng sinh không? Bao nhiêu? Năm chục con à? Được, được. Để tôi đi bắt”.
Như vậy, việc tưởng như là làm phước không ngờ lại tiếp tay cho người tạo tội. Có thể thấy, nhân quả không thể hiểu một cách đơn giản, phải nhìn rất kỹ, phải hiểu rất sâu, vào từng ngõ ngách, trên mọi phương diện mới không mắc phải những nhận định chủ quan, sai lầm.
Ta không vội tin vào bất cứ điều gì mà phải xét lại hết tất cả, đó cũng là một phương pháp để chúng ta vượt ra ngoài mọi khuynh hướng, mọi thành kiến có sẵn mà đến gần được với đạo lý chân chính.