Chùa Việt
Vì sao đông đảo phật tử đến Núi Dinh, Bà Rịa Vũng Tàu
Thứ bảy, 01/02/2016 01:18
Điều gì đã làm nên sự kì diệu kết nối tâm hồn của nhiều thế hệ người Việt Nam ở khắp mọi nơi, thôi thúc họ tìm về đây tắm mình trong không khí của buổi lễ?
Xuyên suốt nhiều năm trở lại đây, Thiền tôn Phật Quang – ngôi Chùa đơn sơ tại núi Dinh, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã trở thành địa điểm có sức thu hút lớn đối với đồng bào phật tử, nhân sĩ tri thức, các văn nghệ sĩ, sinh viên học sinh khắp các tỉnh thành ở mọi miền đất nước.
Cứ mỗi năm, khi đến các dịp lễ Tết, lễ Phật đản, Vu lan, lễ thành đạo… thì người người, nhà nhà lại nô nức, hân hoan câu hội về đây, có dịp lên đến trên 30.000 người - một số lượng khổng lồ so với các dịp lễ hội ở Việt Nam. Vậy tại sao nơi đây lại có một sức hút lớn đến như vậy? Điều gì đã làm nên sự kì diệu kết nối tâm hồn của nhiều thế hệ người Việt Nam ở khắp mọi nơi, thôi thúc họ tìm về đây tắm mình trong không khí của buổi lễ?
Thiền tôn Phật Quang nằm khép mình giữa núi rừng hùng vĩ và thơ mộng với dòng suối nhỏ nhỏ chảy vắt ngang, không khí trong lành, thoáng mát. Bất cứ ai lần đầu đến với Thiền tôn Phật Quang đều cảm thấy bất ngờ trước cách bài trí đơn sơ, giản dị của mọi thứ nơi đây. Không có những công trình kiến trúc cầu kì, trau chuốt, không có chánh điện hoành tráng và rộng lớn, không có nhiều tượng Phật bài trí khắp nơi trong khuôn viên Chùa… Chủ yếu diện tích đất được nhà chùa quy hoạch để làm sân hoạt động sinh hoạt và cũng là chỗ ngủ cho quý phật tử thập phương. Tuy đơn sơ nhưng tất cả đều được xây dựng, sắp xếp kiên cố, vững chải và chu đáo để mọi người yên tâm, thoải mái khi nghỉ ngơi, sinh hoạt.
Chánh điện của Thiền tôn Phật Quang thật giản dị với duy nhất tượng đức Phật Bổn Sư Thích Ca trên đài cao. Vầng hào quang tỏa sáng, đôi mắt khép nhẹ, Người ngồi bất động trong tư thế tọa Thiền nhưng có điều gì đó làm bất cứ ai khi vừa đặt chân vào ngôi chánh điện cũng nghe lòng mình lay động sâu xa. Bức tượng toát ra thần thái thật sống động. Ai bước vào không gian linh thiêng này cũng đều cảm nhận Đức Phật đang ngồi đó với lòng từ bi như ánh trăng thanh khiết, dịu dàng đang chiếu soi vào cuộc đời, vào tâm hồn mình.
Một điểm hiếm có tại ngôi chùa này là nghi thức tổ chức thuần Việt và có tính giáo dục cao. Không khó để nhận ra rằng chùa Phật Quang chính là nơi tiên phong trong việc đổi mới, thay đổi nghi lễ, cách thức tụng niệm trong đạo Phật để phù hợp, hòa nhập với thời đại nhưng không làm mất đi giá trị thiêng liêng của bài kinh.
Ai đã từng hình dung rằng khi vào chùa ta chỉ bắt gặp các câu kinh tiếng kệ khó hiểu, cao siêu của những Bản Kinh Cổ, thì sẽ hoàn toàn bất ngờ và thay đổi quan điểm về việc tụng kinh, lễ Phật khi đặt chân đến các buổi lễ hội tại Thiền Tôn Phật Quang. Trong ngôi chánh điện, những bài kinh Bát Chánh Đạo, Vô Ngã Tướng… với các giáo lý vĩ đại mà đức Phật đã thuyết giảng hơn 2500 năm trước đã được tái hiện qua từng câu kinh được Việt hóa thật rõ ràng, chân thật với tất cả mọi người, từ các phật tử thuần thành cho đến những người lần đầu biết đến đạo Phật; từ cụ già cho đến thanh niên; từ những người trí thức, sinh viên học sinh cho đến những người lao động chân chất. Các bài kinh thuần Việt, thấm đượm đạo lý và mang tính giáo dục cao do Thượng tọa Thích Chân Quang – trụ trì Thiền tôn Phật Quang biên soạn đã nhanh chóng chạm đến trái tim của mỗi con người khi đến đây. Hầu như không ai trong buổi lễ hội, kể cả người có tâm hồn chai cứng nhất, khó có thể phủ nhận được sự xúc động sâu sắc trước đạo lý Phật dạy khi đã một lần được tham dự nghi thức tụng kinh, lễ Phật nơi đây.
Với số lượng người tham dự mỗi buổi lễ lên tới hàng chục ngàn người thì ắt hẳn việc giữ gìn trật tự sẽ gặp nhiều trở ngại. Thế nhưng thực tế đã hoàn toàn chứng minh điều ngược lại, xuyên suốt buổi lễ là hình ảnh nề nếp, kỉ cương, vui vẻ lành mạnh với một ý thức rất cao - điều rất hiếm thấy tại các buổi lễ hội ở nước ta. Trong những thời nghe Pháp, không gian cực kì yên lặng và trang nghiêm, không có một tiếng động nhỏ, bởi ngoài việc ý thức được rõ ràng tầm quan trọng của các bài Giáo Pháp quý giá, mọi người còn được hướng dẫn một cách tận tình từ những chi tiết nhỏ nhất như tắt chuông điện thoại để giữ gìn sự im lặng, thanh tịnh cho buổi lễ. Tình trạng mất trật tự vừa xuất hiện ở đâu thì sẽ được nhanh chóng được khắc phục bởi Đội Bảo Vệ và các tình nguyện viên một cách nhẹ nhàng, chu đáo.
Cũng như việc giữ gìn trật tự, nề nếp, vấn đề giữ gìn vệ sinh cũng làm cho người tham dự thật bất ngờ. Rất hiếm tìm thấy một cọng rác nhỏ bị vứt lung tung xuyên suốt buổi lễ hội dù nơi đây câu hội một số lượng người khổng lồ đến như vậy - một điều khó tin ở nước ta, khi mà ý thức về việc giữ gìn vệ sinh môi trường, về việc vứt rác bừa bãi nơi công cộng là vấn đề luôn làm đau đầu các nhà quản lý.
Không cần đến một biện pháp trừng phạt khắt khe để xây dựng nên một đất nước sạch sẽ hàng đầu thế giới như Singapore, tại Thiền Tôn Phật Quang, ý thức xuất phát từ đạo đức của mỗi cá nhân mới là điều được đề cao nhất. Đạo đức của một người đệ tử Phật luôn nhắc nhở họ rằng: Mảnh rác dù nhỏ lọt vào mắt mình thì điều đó trở thành trách nhiệm của bản thân. Chính những nền tảng đạo đức căn bản đó đã giúp nơi đây sạch sẽ, văn minh đến mức khó tin. Chính vì thế mà kể cả những người vừa chân ướt chân ráo đến Chùa, chưa hiểu về Phật pháp cũng nhanh chóng hòa vào quỹ đạo ý thức này. Đến cả những chiếc ly uống nước đều được các tình nguyện viên tráng qua một chậu nước sạch sau khi phục vụ cho từng người, để giữ gìn vệ sinh cho người uống lúc sau.
Hay một đặc điểm ở nơi đây làm phật tử, du khách thập phương cực kì yêu mến, hài lòng và thoải mái là những khu nhà vệ sinh tuy đơn giản, không cầu kì, không lót gạch men nhưng lại vô cùng sạch sẽ. Đó chính là một trong những yếu tố góp phần giữ chân mọi người xuyên suốt buổi lễ hội kéo dài liên tục mấy ngày đêm.
Xuyên suốt lễ hội, hình ảnh của hàng nghìn em sinh viên, học sinh từ khắp mọi miền đất nước đổ về ngôi Chùa giữa núi rừng xa xăm này để phục vụ công quả, phụ giúp buổi lễ luôn làm người ta ngạc nhiên, thích thú. Lần đầu tiên đặt chân đến Thiền Tôn Phật Quang vào dịp lễ, ai cũng phải choáng ngợp bởi số lượng người trẻ đông đúc đến như vậy. Khâu tổ chức rất công phu và có kế hoạch bài bản, chu đáo, các em được phân vào các Ban, mỗi Ban có nhóm trưởng điều hành các thành viên, nhìn chung rất chặt chẽ và linh hoạt.
Những em trong ban tri khách hướng dẫn khách đến tham dự một cách “ân cần, vui vẻ, luôn luôn tươi trẻ” và nhiệt tình. Các em ban trà nước thì phục vụ mọi lúc với đủ loại thức uống, từ nước lọc, trà đá đến chanh dây, cà phê… Không bao giờ tình trạng thiếu nước uống xảy ra, mọi người đến đây không những được thưởng thức thức uống ngon lành, trong sạch mà còn được tặng kèm những nụ cười thân ái, chan hòa. Ngoài ra, ăn uống thì đầy đủ một ngày ba bữa, không sót một buổi nào, các em Hành Đường năng động, nhịp nhàng bưng những hộp cơm, những khay thức ăn thơm ngon đến cho từng người, từng người một, đảm bảo không một ai trong khuôn viên chùa sót phần; tất cả đều phải được ăn no, ăn ngon, thoải mái như tại nhà.
Cường độ làm việc vất vả là thế, tập trung cao độ là thế, nhưng không vì vậy mà các em tình nguyện viên đánh mất những nụ cười và tình thương chân thật khi chuyền cho từng người xung quanh một ly nước, một hộp cơm, một cuốn Kinh, một chiếc chăn. Khi mọi người đã yên giấc trong đêm khuya yên tĩnh, các em vẫn lặng lẽ vác trên vai những bao mền đi khắp khuôn viên chùa để kiểm tra thật kĩ xung quanh còn có ai chưa được nhận mền hay không, có ai thiếu thốn, cần gì không… Đẹp làm sao khi hình ảnh các em nhẹ nhàng đi đắp chăn cho mọi người với lòng trân trọng trong từng cử chỉ.
Chúng tôi thấy rằng, những bài học đạo đức của đức Phật không còn là những câu giáo điều xa lạ với cuộc sống này mà đã được hợp lý hóa vào thực tế tại chùa Phật Quang, mà minh chứng rõ ràng nhất là các em tình nguyện viên nghiêm túc nhưng rất thân thiện và dễ thương nơi đây. Sự chăm sóc tận tình của các làm cho mọi người đều ấm lòng trong cái se lạnh của những ngày cuối năm.
Chương trình lễ hội tại Thiền tôn Phật Quang được tổ chức hết sức chuyên nghiệp với sân khấu rộng lớn, với âm thanh, ánh sáng và những thiết bị điện tử, máy quay phim, máy chiếu… vô cùng hiện đại đặt ở nhiều góc trong khuôn viên chùa để đảm bảo tất cả mọi người đều được lắng nghe và thấy rõ chương trình diễn ra dù đứng ở bất cứ đâu.
Bản tổng kết cuối năm của các đạo tràng và chúng thanh niên của chùa Phật Quang rất phong phú và lôi cuốn. Nào là báo cáo các hoạt động từ thiện, phật sự, tu tập có kèm hình ảnh được trình chiếu Powerpoint, rồi các mẫu chuyện ngắn cảm động...
Thượng Tọa Thích Huệ Vinh - trụ trì chùa Quan Thế Âm (Non Nước, Đà Nẵng) đã không giấu được niềm xúc động sau khi tham dự buổi đại lễ Phật thành đạo 2016: “Thầy rất tâm đắc việc Thượng tọa Thích Chân Quang đã dạy cho các đệ tử của mình nắm chắc những tâm hạnh căn bản: Lòng tôn kính Phật tuyệt đối; làm phước, tin sâu nhân quả, làm việc với tinh thần phụng sự và đặc biệt làm nhưng không chấp công, luôn luôn hướng về vô ngã. Mong ước của Thầy là sẽ học tập Thiền tôn Phật Quang từ cách làm việc, báo cáo của các đạo tràng cho đến phương thức tổ chức lễ hội”. (Thầy Huệ Vinh đã phát biểu trong buổi lễ tổng kết, tất niên của 19 đạo tràng tương tế tại Chùa Quan Thế Âm ngày 22/1/2016)
Thêm vào đó, nơi đây thật sự thu hút giới trẻ khi những tiết mục võ thuật Phật Quang Quyền điêu luyện, những bài tập khí công bổ ích được giới thiệu rộng rãi, phổ biến để nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất cho tất cả mọi người. Những tiết mục văn nghệ được dàn dựng công phu càng tạo thêm nét cuốn hút cho nơi đây – nơi mà âm nhạc đã thực sự chuyển tải đạo lý, nâng bước tâm hồn, làm cho con người gắn bó, gần gũi với nhau, lòng yêu Tổ Quốc, yêu nhân loại được vun bồi rồi trở nên dạt dào, tha thiết hơn.
Hoạt động trọng tâm làm nên giá trị cốt lõi của một lễ hội trong đạo Phật chính là thời thuyết pháp. Đón nhận thời pháp, ai nấy đều lắng lòng khi Thầy trụ trì Thiền tôn Phật Quang giảng những bài Pháp quý giá, thắp lên trong lòng họ các phẩm chất đạo đức đẹp đẽ, những ước mơ cao cả mà không một vật chất nào của thế gian có thể mang lại được. Đâu đó, những nụ cười ý vị, vài cái nhìn suy tư, ray rức hay vài giọt nước mắt ấm nóng của thính chúng đều là minh chứng cho sức lay động tâm hồn kì diệu của những dòng pháp âm Thầy đã truyền trao.
Vào đại lễ Phật thành đạo, hàng chục nghìn con người đến đây lại được tọa Thiền để hồi tưởng lại giây phút đức Phật thành đạo hơn 2500 năm trước.
Vào thời khắc này, không khó để bắt gặp những giọt nước mắt cứ tuôn rơi trong những con người đang ngồi đó lặng yên. Sự xúc động, kính ngưỡng đang trào dâng trong lòng họ có lẽ không một ngôn từ nào trên thế gian có thể diễn tả được.
Suy nghĩ về lễ hội như một nơi để vui chơi, để thỏa mãn sự tò mò, hiếu kì của con người hoàn toàn không xuất hiện tại nơi đây. Lễ hội tại chùa Phật Quang với các chương trình giao lưu, văn nghệ múa hát nhưng lại chứa đựng những thông điệp đạo đức, nhân văn mang tính giáo dục cao, những giá trị sống thấm đượm tình người. Đỉnh cao của buổi lễ, điều mà Thiền tôn Phật Quang luôn mong muốn chính là sự tu tập, sự lắng tâm trong thiền định - cái gốc cốt tủy của đạo Phật mà con người đã quên lãng hàng bao lâu nay. Và hôm nay, trong thế kỉ 21 - thế kỉ của tâm linh, khi những nhà khoa học, tri thức hiện đại khắp nơi trên thế giới đang tìm đến thiền định, tìm một phương pháp nhiếp tâm đúng đắn thì tại chùa Phật Quang, tất cả mọi người được đón đầu nền văn minh của nhân loại, đó là được nhiếp tâm trong thiền định, để mai này ta không bị tụt hậu so với thế giới.
Tuy đã trở lại cuộc sống đời thường, nhưng dư âm như mãi còn đó trong tâm hồn của những ai khi nhớ về Thiền Tôn Phật Quang. Tại sao nơi đây có thể mang lại cho họ một cảm xúc yên bình thanh thản đến thế? Đó là kết quả của sự tu hành chân chính, của lòng từ không biên giới mà quý tăng, ni, tình nguyện viên... nơi đây đem lại cho những vị khách xa xôi đã một lần ghé đến. Thiền Tôn Phật Quang – nơi mà lòng từ bi, sự thương yêu là chân thật, tình người luôn được đề cao, những nền tảng đạo đức luôn được coi trọng, nơi mà mọi cảm xúc đều từ trái tim chạm đến trái tim - thật sự là một môi trường tu dưỡng đạo đức, nhân cách vô cùng quý giá giữa cuộc sống đầy bấp bênh này cho tất cả mọi người, đặc biệt là cho giới trẻ Việt Nam.
Hãy một lần thử đặt chân đến nơi đây và cảm nhận những món quà tinh thần quý giá mà mái chùa ban tặng; cảm nhận những ánh lửa từ tâm, trí tuệ khẽ cháy sáng trong tâm hồn được lan truyền bởi những con người thân thương, mộc mạc, giản dị nơi đây; cảm nhận sự an lạc đầm ấm luôn giăng tràn, phủ kín mọi ngõ ngách và trên tất cả, cảm nhận những giá trị tâm linh thiêng liêng mà đức Phật đã đem đến cho con người thông qua những bài giáo pháp giản dị, gần gũi và sâu sắc đã được ứng dụng thực tế trong cuộc sống hàng ngày nơi đây. Hãy đến, dùng trái tim cả trí tuệ để cảm nhận!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Tuệ Đăng
Cứ mỗi năm, khi đến các dịp lễ Tết, lễ Phật đản, Vu lan, lễ thành đạo… thì người người, nhà nhà lại nô nức, hân hoan câu hội về đây, có dịp lên đến trên 30.000 người - một số lượng khổng lồ so với các dịp lễ hội ở Việt Nam. Vậy tại sao nơi đây lại có một sức hút lớn đến như vậy? Điều gì đã làm nên sự kì diệu kết nối tâm hồn của nhiều thế hệ người Việt Nam ở khắp mọi nơi, thôi thúc họ tìm về đây tắm mình trong không khí của buổi lễ?
Một điểm hiếm có tại ngôi chùa này là nghi thức tổ chức thuần Việt và có tính giáo dục cao. Không khó để nhận ra rằng chùa Phật Quang chính là nơi tiên phong trong việc đổi mới, thay đổi nghi lễ, cách thức tụng niệm trong đạo Phật để phù hợp, hòa nhập với thời đại nhưng không làm mất đi giá trị thiêng liêng của bài kinh.
Cũng như việc giữ gìn trật tự, nề nếp, vấn đề giữ gìn vệ sinh cũng làm cho người tham dự thật bất ngờ. Rất hiếm tìm thấy một cọng rác nhỏ bị vứt lung tung xuyên suốt buổi lễ hội dù nơi đây câu hội một số lượng người khổng lồ đến như vậy - một điều khó tin ở nước ta, khi mà ý thức về việc giữ gìn vệ sinh môi trường, về việc vứt rác bừa bãi nơi công cộng là vấn đề luôn làm đau đầu các nhà quản lý.
Hay một đặc điểm ở nơi đây làm phật tử, du khách thập phương cực kì yêu mến, hài lòng và thoải mái là những khu nhà vệ sinh tuy đơn giản, không cầu kì, không lót gạch men nhưng lại vô cùng sạch sẽ. Đó chính là một trong những yếu tố góp phần giữ chân mọi người xuyên suốt buổi lễ hội kéo dài liên tục mấy ngày đêm.
Xuyên suốt lễ hội, hình ảnh của hàng nghìn em sinh viên, học sinh từ khắp mọi miền đất nước đổ về ngôi Chùa giữa núi rừng xa xăm này để phục vụ công quả, phụ giúp buổi lễ luôn làm người ta ngạc nhiên, thích thú. Lần đầu tiên đặt chân đến Thiền Tôn Phật Quang vào dịp lễ, ai cũng phải choáng ngợp bởi số lượng người trẻ đông đúc đến như vậy. Khâu tổ chức rất công phu và có kế hoạch bài bản, chu đáo, các em được phân vào các Ban, mỗi Ban có nhóm trưởng điều hành các thành viên, nhìn chung rất chặt chẽ và linh hoạt.
Những em trong ban tri khách hướng dẫn khách đến tham dự một cách “ân cần, vui vẻ, luôn luôn tươi trẻ” và nhiệt tình. Các em ban trà nước thì phục vụ mọi lúc với đủ loại thức uống, từ nước lọc, trà đá đến chanh dây, cà phê… Không bao giờ tình trạng thiếu nước uống xảy ra, mọi người đến đây không những được thưởng thức thức uống ngon lành, trong sạch mà còn được tặng kèm những nụ cười thân ái, chan hòa. Ngoài ra, ăn uống thì đầy đủ một ngày ba bữa, không sót một buổi nào, các em Hành Đường năng động, nhịp nhàng bưng những hộp cơm, những khay thức ăn thơm ngon đến cho từng người, từng người một, đảm bảo không một ai trong khuôn viên chùa sót phần; tất cả đều phải được ăn no, ăn ngon, thoải mái như tại nhà.
Cường độ làm việc vất vả là thế, tập trung cao độ là thế, nhưng không vì vậy mà các em tình nguyện viên đánh mất những nụ cười và tình thương chân thật khi chuyền cho từng người xung quanh một ly nước, một hộp cơm, một cuốn Kinh, một chiếc chăn. Khi mọi người đã yên giấc trong đêm khuya yên tĩnh, các em vẫn lặng lẽ vác trên vai những bao mền đi khắp khuôn viên chùa để kiểm tra thật kĩ xung quanh còn có ai chưa được nhận mền hay không, có ai thiếu thốn, cần gì không… Đẹp làm sao khi hình ảnh các em nhẹ nhàng đi đắp chăn cho mọi người với lòng trân trọng trong từng cử chỉ.
Chương trình lễ hội tại Thiền tôn Phật Quang được tổ chức hết sức chuyên nghiệp với sân khấu rộng lớn, với âm thanh, ánh sáng và những thiết bị điện tử, máy quay phim, máy chiếu… vô cùng hiện đại đặt ở nhiều góc trong khuôn viên chùa để đảm bảo tất cả mọi người đều được lắng nghe và thấy rõ chương trình diễn ra dù đứng ở bất cứ đâu.
Bản tổng kết cuối năm của các đạo tràng và chúng thanh niên của chùa Phật Quang rất phong phú và lôi cuốn. Nào là báo cáo các hoạt động từ thiện, phật sự, tu tập có kèm hình ảnh được trình chiếu Powerpoint, rồi các mẫu chuyện ngắn cảm động...
Thượng Tọa Thích Huệ Vinh - trụ trì chùa Quan Thế Âm (Non Nước, Đà Nẵng) đã không giấu được niềm xúc động sau khi tham dự buổi đại lễ Phật thành đạo 2016: “Thầy rất tâm đắc việc Thượng tọa Thích Chân Quang đã dạy cho các đệ tử của mình nắm chắc những tâm hạnh căn bản: Lòng tôn kính Phật tuyệt đối; làm phước, tin sâu nhân quả, làm việc với tinh thần phụng sự và đặc biệt làm nhưng không chấp công, luôn luôn hướng về vô ngã. Mong ước của Thầy là sẽ học tập Thiền tôn Phật Quang từ cách làm việc, báo cáo của các đạo tràng cho đến phương thức tổ chức lễ hội”. (Thầy Huệ Vinh đã phát biểu trong buổi lễ tổng kết, tất niên của 19 đạo tràng tương tế tại Chùa Quan Thế Âm ngày 22/1/2016)
Thêm vào đó, nơi đây thật sự thu hút giới trẻ khi những tiết mục võ thuật Phật Quang Quyền điêu luyện, những bài tập khí công bổ ích được giới thiệu rộng rãi, phổ biến để nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất cho tất cả mọi người. Những tiết mục văn nghệ được dàn dựng công phu càng tạo thêm nét cuốn hút cho nơi đây – nơi mà âm nhạc đã thực sự chuyển tải đạo lý, nâng bước tâm hồn, làm cho con người gắn bó, gần gũi với nhau, lòng yêu Tổ Quốc, yêu nhân loại được vun bồi rồi trở nên dạt dào, tha thiết hơn.
Hoạt động trọng tâm làm nên giá trị cốt lõi của một lễ hội trong đạo Phật chính là thời thuyết pháp. Đón nhận thời pháp, ai nấy đều lắng lòng khi Thầy trụ trì Thiền tôn Phật Quang giảng những bài Pháp quý giá, thắp lên trong lòng họ các phẩm chất đạo đức đẹp đẽ, những ước mơ cao cả mà không một vật chất nào của thế gian có thể mang lại được. Đâu đó, những nụ cười ý vị, vài cái nhìn suy tư, ray rức hay vài giọt nước mắt ấm nóng của thính chúng đều là minh chứng cho sức lay động tâm hồn kì diệu của những dòng pháp âm Thầy đã truyền trao.
Vào đại lễ Phật thành đạo, hàng chục nghìn con người đến đây lại được tọa Thiền để hồi tưởng lại giây phút đức Phật thành đạo hơn 2500 năm trước.
“Cúi đầu đảnh lễ trăng mơ
Soi nghiêng rừng vắng lững lờ sương khuya
Bóng người ẩn sĩ say sưa
Chìm trong thiền định nghìn xưa nguyện thề”
Vào thời khắc này, không khó để bắt gặp những giọt nước mắt cứ tuôn rơi trong những con người đang ngồi đó lặng yên. Sự xúc động, kính ngưỡng đang trào dâng trong lòng họ có lẽ không một ngôn từ nào trên thế gian có thể diễn tả được.
Suy nghĩ về lễ hội như một nơi để vui chơi, để thỏa mãn sự tò mò, hiếu kì của con người hoàn toàn không xuất hiện tại nơi đây. Lễ hội tại chùa Phật Quang với các chương trình giao lưu, văn nghệ múa hát nhưng lại chứa đựng những thông điệp đạo đức, nhân văn mang tính giáo dục cao, những giá trị sống thấm đượm tình người. Đỉnh cao của buổi lễ, điều mà Thiền tôn Phật Quang luôn mong muốn chính là sự tu tập, sự lắng tâm trong thiền định - cái gốc cốt tủy của đạo Phật mà con người đã quên lãng hàng bao lâu nay. Và hôm nay, trong thế kỉ 21 - thế kỉ của tâm linh, khi những nhà khoa học, tri thức hiện đại khắp nơi trên thế giới đang tìm đến thiền định, tìm một phương pháp nhiếp tâm đúng đắn thì tại chùa Phật Quang, tất cả mọi người được đón đầu nền văn minh của nhân loại, đó là được nhiếp tâm trong thiền định, để mai này ta không bị tụt hậu so với thế giới.
Tuy đã trở lại cuộc sống đời thường, nhưng dư âm như mãi còn đó trong tâm hồn của những ai khi nhớ về Thiền Tôn Phật Quang. Tại sao nơi đây có thể mang lại cho họ một cảm xúc yên bình thanh thản đến thế? Đó là kết quả của sự tu hành chân chính, của lòng từ không biên giới mà quý tăng, ni, tình nguyện viên... nơi đây đem lại cho những vị khách xa xôi đã một lần ghé đến. Thiền Tôn Phật Quang – nơi mà lòng từ bi, sự thương yêu là chân thật, tình người luôn được đề cao, những nền tảng đạo đức luôn được coi trọng, nơi mà mọi cảm xúc đều từ trái tim chạm đến trái tim - thật sự là một môi trường tu dưỡng đạo đức, nhân cách vô cùng quý giá giữa cuộc sống đầy bấp bênh này cho tất cả mọi người, đặc biệt là cho giới trẻ Việt Nam.
Hãy một lần thử đặt chân đến nơi đây và cảm nhận những món quà tinh thần quý giá mà mái chùa ban tặng; cảm nhận những ánh lửa từ tâm, trí tuệ khẽ cháy sáng trong tâm hồn được lan truyền bởi những con người thân thương, mộc mạc, giản dị nơi đây; cảm nhận sự an lạc đầm ấm luôn giăng tràn, phủ kín mọi ngõ ngách và trên tất cả, cảm nhận những giá trị tâm linh thiêng liêng mà đức Phật đã đem đến cho con người thông qua những bài giáo pháp giản dị, gần gũi và sâu sắc đã được ứng dụng thực tế trong cuộc sống hàng ngày nơi đây. Hãy đến, dùng trái tim cả trí tuệ để cảm nhận!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Tuệ Đăng