Hỏi - Đáp

Vì sao Đức Quán Âm tay cầm thùy dương liễu, tay cầm bình thanh tịnh đựng nước cam lồ

Thứ sáu, 29/07/2019 04:00

Quán Thế Âm có nghĩa là quan sát tiếng kêu than của chúng sinh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ. Vì thế bất cứ chúng sinh ở đâu đau khổ thì Ngài thị hiện đến để cứu độ. Quán Thế Âm Bồ tát là hiện thân của từ bi do đó Ngài có thể hóa thân để cứu giúp chúng sinh ở bất cứ hoàn cảnh nào. Có nhiều lần Ngài hóa thân làm người nữ để độ đời nên người ta thường gọi Ngài là Phật Bà. 

Quán Thế Âm hay còn gọi là Quán Âm, Quan Âm (để tránh tên tự của vua Lý Thế Dân đời Đường) có nghĩa là người quán chiếu thế giới, nghe hết mọi âm thanh, thường mang hình tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn (nghìn tay nghìn mắt), hoặc một người phụ nữ mặc y trắng, tay trái cầm bình ngọc Thanh tịnh chứa nước Cam lộ, tay phải cầm nhành dương liễu, ngồi hoặc đứng trên một đóa sen hồng, nhưng thực chất Ngài còn có 33 Ứng hóa thân, hồng danh khác nhau.

Quán Thế Âm được ca ngợi có tấm lòng từ bi, có sức mạnh huyền diệu cứu giúp họa nạn, phổ độ chúng sinh, bảo hộ phụ nữ.

Quán Thế Âm được ca ngợi có tấm lòng từ bi, có sức mạnh huyền diệu cứu giúp họa nạn, phổ độ chúng sinh, bảo hộ phụ nữ.

Những Ứng hóa thân đó của Ngài đều được xây dựng trên nền tảng Kinh sách và tư tưởng hóa độ lục đạo trong tín ngưỡng dân gian Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Trong đó thì Đại Bi, Đế Thích, Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Tỳ Sa Môn, Tỳ Kheo, Dạ Xoa, Ưu Bà Tắc, A Tu La, Thần Chấp Kim Cang... đều là hòa thân và hồng danh của Ngài.

Về hình tượng của Ngài thì chúng ta có thể thấy dựa theo lịch sử như: Quán Âm Hài Nhi là dựa theo cốt truyện Quán Âm Thị Kính, Quán Âm Nam Hải, Quán Âm Tử Trúc… Riêng về phái Mật tông thì có Quán Âm Mã Đầu, Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quán Âm Cửu Diện…

Quan Âm được ca ngợi có tấm lòng từ bi, có sức mạnh huyền diệu cứu giúp họa nạn, phổ độ chúng sinh, bảo hộ phụ nữ.

Dựa theo kinh Di Đà thì người sanh về cõi Cực Lạc tuy chưa chứng quả Thánh vẫn không có tướng nam, tướng nữ. Thêm nữa, kinh A Hàm còn nói người nữ có năm chướng không thể thành Phật… Thế mà, Quán Thế Âm Bồ Tát lại hiện thân người nữ. Ngài có dụng ý gì?

Dựa theo kinh Di Đà thì người sanh về cõi Cực Lạc tuy chưa chứng quả Thánh vẫn không có tướng nam, tướng nữ. Thêm nữa, kinh A Hàm còn nói người nữ có năm chướng không thể thành Phật… Thế mà, Quán Thế Âm Bồ Tát lại hiện thân người nữ. Ngài có dụng ý gì?

Nhưng có một pho tượng mà ai ai trong chúng ta cũng đều biết đến đó là Quán Âm thanh tịnh. Tượng Quán Thế Âm này là hình người nữ đứng trên hoa sen, tay mặt cầm cành dương liễu và tay trái cầm bình thanh tịnh, trong bình đựng nước cam lồ. Nhưng tại sao Bồ tát lại là người nữ? Dựa theo kinh Di Đà thì người sanh về cõi Cực Lạc tuy chưa chứng quả Thánh vẫn không có tướng nam, tướng nữ. Thêm nữa, kinh A Hàm còn nói người nữ có năm chướng không thể thành Phật… Thế mà, Quán Thế Âm Bồ Tát lại hiện thân người nữ. Ngài có dụng ý gì?

Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của đức Từ Bi mà trong thế gian nầy không có tình thương nào chân thành thâm thúy bao la hơn là tình mẹ thương con. Cho nên, đức Quán Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sinh. Người mẹ dầu bận công ăn việc làm gì mà một khi nghe tiếng con kêu khóc thì mẹ buông bỏ tất cả để chạy lại vỗ về cho con.

Đức Quán Thế Âm cũng thế, dù bận việc giáo hóa ở đâu, một khi nghe tiếng kêu thương của chúng sinh, Ngài liền hiện thân đến an ủi. Vì thế, chúng ta gọi Ngài là người mẹ hiền của tất cả chúng sanh. Người mẹ lúc nào cũng lắng nghe tiếng nức nở từ cõi lòng của đàn con dại đang đắm chìm trong bể khổ mênh mông, để đến xoa dịu, cứu thoát khiến mọi khổ não đều được tiêu tan.

Tay mặt Ngài cầm cành dương liễu là tượng trưng cho đức nhẫn nhục. Còn tay trái cầm bình thanh tịnh đựng nước cam lồ là tượng trưng cho tâm từ bi.

Ngài dùng cành dương liễu để rưới nước mát cam lồ cho chúng sinh. Vì sao lại dùng cành dương liễu để nói lên tính nhẫn nhục? Dương liễu là loại cây vừa dẻo vừa mềm, gặp gió mạnh thì uốn mình theo chiều gió, gió dừng là trở về vị trí cũ. Nếu cứng như cành cây lim, cây gõ thì gió không thể lung lay, một khi bị gió lớn là phải gãy. Còn yếu như cành liễu thì chỉ buông rũ theo chiều gió và cũng nhờ sức mềm dẻo nên khéo tùy duyên mà không mất vị trí. Nói một cách khác là tuy chìu theo cảnh mà không bị cảnh chi phối. 

Vì thế, cành dương liễu được tượng trưng cho đức nhẫn nhục. Nhẫn nhục ở đây không có nghĩa là ai làm sao cũng được hoặc ai bảo gì cũng nghe mà nhẫn nhục là khéo tùy thuận người để hướng dẫn họ theo đường lối hay lập trường của mình. Người nhẫn nhục mới trông qua như rất yếu hèn, nhưng kỳ thật họ có sức mạnh phi thường. Họ đã vượt ra ngoài giới hạn của con người phàm tục và họ đã chiến thắng được tình cảm cũng như chính bản năng của họ.

Thông thường thì người chửi ta giận, người đánh ta đỡ. Đó là bản năng tự vệ của tất cả mọi người. Bị chửi mà không giận, bị đánh mà không đở ấy mới là việc khó làm. Hằng ngày sống theo tình cảm, theo bản năng thì thấy những phản ứng tự nhiên như vậy thì chúng ta cho là phải lẽ và hợp lý. Nếu thấy người bị chửi mà không giận thì chúng ta đâm ra bực tức, khi dễ họ và cho họ là những kẻ yếu hèn nhút nhát. Đâu ngờ rằng với tâm nhẫn nhục họ đã vượt xa chúng ta, họ đã đứng trên đỉnh chúng ta mà ở dưới nầy chúng ta vẫn còn tự cao tự đại.

Ngài dùng cành dương liễu để rưới nước mát cam lồ cho chúng sinh.

Ngài dùng cành dương liễu để rưới nước mát cam lồ cho chúng sinh.

Nước cam lồ là thứ nước rất trong, mát và thơm ngọt, do hứng ngoài sương mà được. Chữ cam là ngọt còn chữ lồ là đọc ngược từ chữ lộ, tức là sương. Khi bị nóng bức khô khan, nếu được giọt nước cam lồ thấm vào cổ thì chúng ta sẽ nghe ngọt ngào mát rượi. Nước cam lồ tượng trưng cho lòng từ bi của Bồ tát.

Bài liên quan

Khi chúng sanh bị lửa phiền não thiêu đốt và thiết tha cầu cứu nơi Bồ tát thì Ngài sẽ mang nước từ bi đến dập tắt và đem lại cho người sự mát mẻ an lành. 

Hiện tại chúng ta đang sống trong nhà lửa tam giới và ngọn lửa phiền não của chúng ta đang bừng cháy liên tục. Nếu không có giọt nước từ bi của Bồ tát thì chắc chắn chúng ta đều phải chết thiêu trong lò phiền não. Nên nhớ rằng từ bi là tình thương không vụ lợi, không phân biệt thân sơ và chính là tình thương chân thật bình đẳng. Từ bi chẳng những cứu người trong cơn nguy khốn, mà còn đem lại cho chúng ta nguồn an lạc vô biên.

Bởi tính chất quý báu vô thượng của nước cam lồ, nên Bồ tát phải đựng nó trong cái bình thanh tịnh. Bình thanh tịnh là tượng trưng cho ba nghiệp trong sạch, đó là thân, khẩu, ý. Nếu chúng ta ôm ấp lòng từ bi muốn cứu độ chúng sanh, mà thân, miệng và ý chưa được trong sạch thì khó mà thực hiện được lòng từ bi đó.

Chẳng hạn như những vụ thiên tai bảo lụt trên thế giới. Nếu chúng sinh vì lòng từ bi thương người hoạn nạn đem tiền tài vật chất đến tặng họ. Nhưng nếu chúng sinh đó ý chưa trong sạchthì dễ dàng bị danh lợi làm hoen ố lòng từ bi. Cho nên, muốn thực hiện lòng từ bi, điều kiện quan trọng là thân, miệng và ý phải thanh tịnh.

Thêm nữa, muốn mang nước cam lồ ra tưới mát chúng sanh, Bồ tát phải dùng cành dương liễu làm phương tiện. Tại sao? Bởi vì chúng sanh trong đời nầy nghiệp chướng quá sâu dày, ít khi thấy lẽ phải. Họ chỉ sống theo bản ngã và sống vì dục vọng của họ nên khó ai làm cho họ hài lòng. Cho nên có người sẵn sàng giúp họ khi khốn đốn mà họ vẫn không biết ơn. Người sẵn lòng từ bi ra tế độ chúng sanh, nếu thiếu đức tánh nhẫn nhục thì sự tế độ đó khó được viên mãn.

Mỗi khi lễ tượng đức Quán Thế Âm, chúng ta luôn luôn ghi nhớ hai đức tính căn bản của Ngài là từ bi và nhẫn nhục, để đem nó áp dụng vào chính bản thân của chúng ta.

Mỗi khi lễ tượng đức Quán Thế Âm, chúng ta luôn luôn ghi nhớ hai đức tính căn bản của Ngài là từ bi và nhẫn nhục, để đem nó áp dụng vào chính bản thân của chúng ta.

Bởi thế, người học đạo từ bi trước hết phải tập đức nhẫn nhục và khi nhẫn nhục được thuần rồi thì mới bắt đầu thực hành từ bi. Chưa tập được đức nhẫn nhục mà đã vội thực hành từ bi, chẳng những không làm được hạnh từ bi, mà chúng ta dễ dàng phát sanh sân hận. Cho nên, phải có cành dương liễu rồi sau mới nhúng nước cam lồ rưới mát chúng sinh.

Bài liên quan

Lòng từ bi không nhất thiết chỉ có trong tâm của Bồ tát hay trong tâm những kẻ tu hành, mà nó còn ở trong lòng của tất cả chúng sanh. Cho nên, ai ai cũng có thể là bậc cứu khổ chúng sanh, nếu họ phát tâm từ bi. Nói một cách khác, từ bi không phải là gia bảo dành riêng cho các bậc tu hành, mà nó là của chung cho tất cả nhân loại. Dù ở hoàn cảnh nào, trường hợp nào, cũng có thể thực hiện từ bi được, nếu trong lòng chúng ta chứa sẵn từ bi.

Sau cùng, chúng ta thấy lòng từ bi thì cao cả khôn lường. Do đó mỗi khi lễ tượng đức Quán Thế Âm, chúng ta luôn luôn ghi nhớ hai đức tính căn bản của Ngài là từ bi và nhẫn nhục, để đem nó áp dụng vào chính bản thân của chúng ta. Được như thế thì sự lễ bái mới thật là hữu ích và cần thiết vô cùng.   

loading...