Đức Phật

Vị tổ Thiền tông thắp sáng ngọn đuốc Đại Thừa

Thứ bảy, 28/04/2020 04:45

Tổ Phú Na Dạ Xa, cũng gọi Phú Na Dạ Xá, Phú Na Xa, Phú Na, Dạ Xa, sinh sau Đức Phật nhập Niết bàn 398 năm, ở nước Hoa Thị, dòng Cù Đàm, con của ông Phú Bảo Thân, mẹ là bà Thuận Kiều Trang. Ngài là con út trong gia đình có 8 anh chị.

Vị Tổ Thiền tông thành thai trong bụng mẹ 60 năm mới đủ duyên nhập thế

Hành trình xuất gia ngộ thiền

Thuở nhỏ tâm Ngài thường bình thản và ưa nói với cha mẹ và các anh chị: Nếu gặp được vị nào có tâm đặc biệt hơn người, là bậc đại sĩ sẽ đến đó học hỏi phong cách của vị đó, còn những người bình thường, thích dụ người khác để lấy tiền, vật chất người khác, tôi không thèm để ý đến.

Khi tổ Hiệp Tôn Giả đến nước Hoa Thị truyền pháp Thiền tông, Ngài nghe nên đến tham dự, Tổ thấy Ngài có những lời hỏi khác hẳn với người thường, ứng đối mẫn tiệp, Tổ độ cho xuất gia. Tổ hỏi Ngài: Ngươi có muốn xuất gia không? Ngài trình thưa: “Con rất muốn lắm”. Tổ Hiệp Tôn Giả nhận Ngài làm đồ đệ. Ngài hết sức cần mẫn nên việc tu học của Ngài hết sức tinh tấn.

Tổ Hiệp Tôn Giả thấy Ngài có khả năng nhận Tổ vị Thiền tông đời thứ Mười Một, nên Tổ bảo: Theo hệ thống truyền Thiền tông, vị nào được tiếp nhận Tổ vị, vị đó phải có kệ nói lên được sự đạt Thiền tông của mình, vậy ngươi có làm kệ được không? Ngài liền ứng khẩu trình với tổ Hiệp Tôn Giả bài kệ 76 câu như sau: Thiền tông của Phật truyền riêng/ Dòng chảy Nguồn thiền cho các Tổ thôi; Thiền Thanh không nói nên lời/ Chỉ nhận Thấy, Biết đây rồi quê xưa.

Thiền sư mở nguồn thiền tông Việt

Thiền Thanh không dụng sớm trưa/ Chỉ cần biết rõ Tánh xưa của mình; Ngày xưa Đức Phật dạy Dừng”/ Luân hồi nhiều kiếp là “Dừng” lại ngay. Truyền qua mười Tổ có tài/ Hôm nay Hoa Thị, con nay giác Thiền; Thiền Thanh Đức Phật dạy riêng/ Cho người biết được nguồn thiền Thích Ca. Hôm nay Thầy đến nước ta/ Con nguyền cố gắng phổ ra Nguồn thiền; Giúp cho thiên hạ hết phiền/ Để cho Nguồn thiền lưu mãi về sau.

Lòng con không biết tại sao? Con không muốn khóc, lệ sao cứ tràn; Tâm con thanh tịnh rõ ràng Thấy vô lượng kiếp, rõ ràng không sai. Thiền tông con biết không sai/ Không theo vật lý, rõ ngay Luân hồi; Thiền Thanh đơn giản vậy thôi/ Chỉ cần thanh tịnh Luân hồi lìa đi.

Con nay đã biết thiền thì/ Không quán không tưởng không chi dính mình; Thiền Thanh không phải lặng thinh/ Những việc trước mắt, mình đừng dính theo. Thiền Thanh đừng sợ giàu nghèo/ Cứ sống thanh tịnh không theo thứ gì; Ai muốn Giải thoát một khi/ Chỉ cần “Thôi, Dứt” tức thì hết luân. Thầy dạy con biết pháp “Dừng”/ Con đã thực hiện, “Dừng” rồi Thầy ôi! Lòng con nay đã thảnh thơi/ Chuyện trong sanh tử con thôi được rồi. Nhìn Thầy lệ con lại rơi/ Chảy ra nước lệ, ôi thôi con mừng; Mừng vì con đã được “Dừng”/ Luân hồi nhiều kiếp đã dừng với con.

Lời dạy của Thầy con còn/ Còn là bổn phận con nên giúp người; Mong sao thiền học tốt tươi/ Tìm người duyên lớn tươi cười Thiền tông. Phật tánh phải nhận trong lòng/ Không tìm không kiếm bên sông bên hồ; Thiền tông cứ việc nhận vô/ Tất cả thanh tịnh, không vô ưu phiền. Được vậy là hết đảo điên/ Pháp môn thiền học, nhận liền tánh Nghe; Tánh Nghe tánh Thấy là bè/ Đưa người thanh tịnh về quê của mình. Nhận được mình phải giữ gìn/ Giúp cho thiên hạ ráng nhìn cho ra; Ngày xưa Đức Phật dạy ra/ Không theo vật lý không va Luân hồi.

Tượng tổ Phú Na Dạ Xá trong chùa Tây Phương

Tượng tổ Phú Na Dạ Xá trong chùa Tây Phương

Vị tổ Thiền tông đời thứ 3: Tôn giả Thương Na Hòa Tu

Thiền tông chỉ có vậy thôi/ Ai thực hiện được, hết đời trầm luân; Theo lời Phật dạy chỉ “Dừng”/ Dừng được tất cả Luân hồi dừng theo. Thiền tông Phật dạy chỉ theo/ Đi theo dòng chảy, không theo bình thường; Vì vậy, Đức Phật chủ trương/ Dòng chảy nguồn thiền, chỉ Tổ biết thôi. Thầy dạy con nay biết rồi/ Chỉ cần “Thôi, Dứt”, đứt liền trầm luân; Lòng con hôm nay rất mừng/ Vì đã hết rồi con đường tử sanh. Ai muốn vượt qua tử sanh/ Chỉ cần thanh tịnh, tử sanh mất liền; Thiền tông hết sức diệu huyền/ Chỉ cần thanh tịnh hết duyên cõi trần.

Nhờ Thầy con đã rõ phân/ Không tìm không kiếm không cần thứ chi; Tâm con thanh tịnh tức thì/ Luân hồi sanh tử cái chi cũng lìa. Tổ Hiếp Tôn Giả nghe xong 76 câu kệ của Ngài trình chỗ ngộ thiền, Tổ bảo: Nơi Huyền ký Đức Phật có dạy, vị nào giữ Tổ vị Thiền tông đều phải có kệ trình chỗ sở ngộ của mình. Hôm nay, tiêu chuẩn này Ngươi đã đạt được, vậy 12 hôm sau là đúng ngày rằm tháng 8, ta sẽ truyền “Bí mật Thiền tông” lại cho Ngươi, vậy Ngươi lo buổi lễ truyền Thiền tông này cho được đầy đủ.

Đúng 12 ngày sau là rằm tháng 8, buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” được hành lễ tại chánh điện Thiền tông chùa Thiền tông Bửu Sơn, dưới chân núi Thạch Hà tại nước Hoa Thị.

Chứng quả truyền y bát

Sau khi đắc pháp nơi Tổ Hiếp Tôn giả, Ngài một lòng tinh tấn, lấy sự giáo hóa làm trọng trách. Đạo đức Ngài vang khắp, số chúng qui ngưỡng đến ngàn vạn, những người được quả thánh tới năm trăm vị. Về sau, Ngài đến nước Ba La Nại, có một vị trưởng giả vào hội. Ngài hỏi đồ chúng: Các ngươi có biết người mới vào đây chăng? Xưa Phật huyền ký rằng: Sau khi ta diệt độ gần 600 năm, sẽ có một vị thánh nhơn ra đời hiệu Mã Minh, sanh trong nước Ba La Nại, nói pháp nơi thành Hoa Thị, bẻ dẹp các đạo khác, độ người vô lượng.

Rồi Tổ lại nói: “Trước đây khi ta nhập định có nhìn thấy nước trong biển lớn tràn cả về một góc. Trong chốc lát lại tràn chảy khắp mọi nơi. Này các ngươi, ấy là cảnh ứng trước với hôm nay đây. Người mới đến chính là biển lớn. Người ấy tên là Mã Minh, sẽ theo ta xuất gia và đem giáo pháp của Phật truyền độ cho khắp muôn người. Ấy là nước chảy tràn khắp nơi đó vậy”.

Đúng 12 ngày sau là rằm tháng 8, buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” được hành lễ tại chánh điện Thiền tông chùa Thiền tông Bửu Sơn, dưới chân núi Thạch Hà tại nước Hoa Thị. Ảnh minh họa.

Đúng 12 ngày sau là rằm tháng 8, buổi lễ truyền “Bí mật Thiền tông” được hành lễ tại chánh điện Thiền tông chùa Thiền tông Bửu Sơn, dưới chân núi Thạch Hà tại nước Hoa Thị. Ảnh minh họa.

Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của Thiền Tông Việt Nam

Mã Minh nghe Ngài nói trúng tên mình thì thầm khen, bước ra đảnh lễ Ngài và hỏi: Tôi muốn biết Phật, thế nào là Phật? Ngài đáp: Ông muốn biết Phật, chẳng biết ấy là phải. Đã chẳng biết Phật thì đâu biết là phải? Ông đã chẳng biết Phật, tại sao biết chẳng phải? Đây thật là nghĩa cưa. Đó là nghĩa cây. Ông nói nghĩa cưa là thế nào? Tôi cùng thầy phân ra bằng nhau. Nghĩa cây của thầy nói là sao? Ngươi bị ta xẻ.

Mã Minh liền ngộ được thắng nghĩa của Ngài, vui thích cầu xin xuất gia Ngài vì độ cho ông xuất gia và thọ giới cụ túc. Số chúng được Ngài độ, có đến hai trăm vị chứng quả A La Hán, ngoài ra còn vô số người phát tâm qui kính Tam bảo. Thấy cơ duyên giáo hóa sắp viên mãn, Ngài kêu Mã Minh lại dặn dò: Ngươi nên chuyển bánh xe pháp làm vị Tổ thứ 12. Xưa đại pháp nhãn tạng của Như Lai trao cho Tổ Ca Diếp lần lượt truyền trao, nay ta trao cho ngươi, ngươi phải truyền tiếp. Nghe ta nói kệ: Mê ngộ như ẩn hiển, Minh ám bất tương ly, Kim phó ẩn hiển pháp, Phi nhất diệc phi nhị. (Dịch nghĩa: Mê ngộ như ẩn hiện/ Tối sáng chẳng rời nhau/ Nay trao pháp ẩn hiện/ Chẳng một cũng chẳng hai). 

Ngài truyền pháp cho Mã Minh xong liền hiện thần biến rồi lặng lẽ viên tịch. Mã Minh và đồ chúng xây tháp trùm trên chân thân thờ Ngài. Mã Minh cũng có hiệu Công Thắng. Vì khi Ngài sanh ra, các con ngựa đều hý lên, nên cha mẹ đặt tên gọi là Mã Minh. Lại cũng có thuyết nói, mỗi khi Ngài thuyết pháp, các con ngựa trong chuồng gần đều lặng lẽ lắng nghe, khi thuyết xong chúng lại hý vang, nên gọi Ngài là Mã Minh. Lúc chưa xuất gia, Ngài là một biện sĩ lỗi lạc, danh tiếng đồn đãi vang cả quốc nội và quốc ngoại.

Sau khi được Tổ Phú Na Dạ Xa độ cho xuất gia và truyền tâm ấn, Ngài lại nổi tiếng là một nhà thuyết pháp tài tình. Bao nhiêu tà thuyết ngoại đạo đều bị Ngài bẻ dẹp. Chính Ngài là người thắp sáng ngọn đuốc Đại Thừa ở đầu thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết bàn. 

> Xem thêm video "Ăn chay đối với tuổi trẻ":

loading...