Kiến thức

Viết cho mùa Vu Lan báo hiếu

Chủ nhật, 31/08/2020 09:14

Một mùa Vu Lan báo hiếu (với diễn biến phức tạp của Covid-19) trầm lắng, không lễ tự tứ, không bông hồng cài áo, không văn nghệ Vu Lan….khiến lòng chúng ta chùng xuống.

Tháng bảy mùa hiếu - Thầy Đào Khai Minh (Thích Ngộ Trí Viên)

Những cơn mưa nặng hạt, những cơn mưa bay bay, bầu trời xám đục, gió rít giật từng cơn khiến lòng chúng ta bồi hồi nhớ đến công đức sinh thành của ông bà cha mẹ… trong mùa báo hiếu Vu Lan, rằm tháng bảy.

Ông bà cha mẹ….tôi đã không còn nữa, và tôi tóc râu đã bạc. Các chú tiểu tôi nuôi mồ côi đã đành, tôi vẫn mồ côi như các cháu, vẫn thấy côi cút giữa biển khổ mênh mông nghìn trùng.

Nhìn vào tự thân đôi khi cũng thấy lòng trống lạnh, song nhìn đến các chú tiểu mình đang nuôi thì lòng ấm lại và thầm mong mình sống lâu lâu một chút để cho các cháu đỡ khổ. Nhìn xung quanh xã hội, cuộc đời niềm đau nỗi khổ đầy dẫy bao quanh.

Một mùa Vu Lan báo hiếu (với diễn biến phức tạp của Covid-19) trầm lắng, không lễ tự tứ, không bông hồng cài áo, không văn nghệ Vu Lan….khiến lòng chúng ta chùng xuống.

Một mùa Vu Lan báo hiếu (với diễn biến phức tạp của Covid-19) trầm lắng, không lễ tự tứ, không bông hồng cài áo, không văn nghệ Vu Lan….khiến lòng chúng ta chùng xuống.

Chúng tôi đang xây dựng ngôi chùa tạm Hương Quang, tọa lạc tại xã Hà Tam, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai (nằm dưới chân đèo Mang Yang). Chùa nằm trên một quả đồi nhỏ, thế đất rất khó chịu, triền bốn mặt, để tạo mặt bằng xây dựng chúng tôi đã cho thợ kè vùng trũng thấp, đưa đất từ trên cao xuống, ròng rã mấy tháng trời, vùng đất khí hậu khô khan, nóng như thiêu đốt, cuộc sống của bà con còn nhiều khó khăn. Những người thợ xây đã đến với chùa Hương Quang bằng cái tâm thiện lành, lao động xây dựng trong điều kiện thiếu thốn các vị đã mất sức rất nhiều, mỗi lần tôi từ chùa Bửu Minh, huyện Chư Păh xuống thăm, tôi thường vỗ vai các anh nói vui một câu: “Cố gắng lên! tất cả là vì vợ vì con”. Mà thật vậy chỉ có tình yêu gia đình vợ con, các anh mới kham nhẫn trong công việc, mới chịu nỗi cái nắng cháy da, cái nặng nhọc trong công việc, cái ăn uống kham khổ….Có nhiều người thợ khi nhận tiền lương chúng tôi trả, đã không để lại cho mình một vài trăm ngàn, tất cả số tiền làm công đều đưa về cho gia đình để lo cho các con ăn học. Mua sách vở tiền học thêm, ăn uống hằng ngày, ân nghĩa phải chẳng trong làng thôn… tiền tháng nào bay vèo tháng đó. Tháng tháng, năm năm cặm cuội với công việc, với sương gió cuộc đời tóc trên đầu bạc lúc nào không hay, da nhăn, mắt hằn vết chân chim lúc nào không biết.

Mùa Vu Lan: Cùng học cách báo hiếu cha mẹ đúng Pháp

Trong tốp thợ xây chùa Hương Quang có một người phụ nữ khoảng 50 tuổi, ban đầu tôi cứ ngỡ là phụ hồ, nhưng sau đó tôi mới biết được là thợ xây, qua trò chuyện được biết chị có hai người con, chồng chị người phía Bắc, năm xưa hai con chị còn nhỏ xíu anh nói với chị về Bắc vài hôm thăm gia đình rồi vô Hà Tam lại, nhưng lần đó chồng chị đã đi luôn không quay về với vợ với con, năm đó chị còn rất trẻ, khoảng 25 tuổi thôi, chị đã ở vậy đi phụ hồ nuôi hai con ăn học, từ phụ hồ rồi lên thợ. Hai con của chị hiện đã tốt nghiệp Đại học và đã có công ăn chuyện làm, còn chị vẫn tiếp tục nghề thợ xây, vẫn tiếp tục cô đơn nhọc nhằn khi hai con đã tạm ổn.

Tôi đã từng được nghe kể, được chứng kiến các ông cha bà mẹ nuôi con khổ đau, hạnh phúc như thế nào: Con chào đời nhắm mắt, nheo mắt, mở mắt, tập lẫy, tập trường, tập bò, tập đi, tập đứng, nói cười, dắt con đến trường học chữ cái đầu tiên, lo cho con học cấp một cấp hai cấp ba, rồi Đại học, xin việc làm, dựng vợ gã chồng, rồi nuôi cháu…Từng động tác, từng ngày trôi qua của con là niềm hạnh phúc vô bờ của cha mẹ.

Tháng tháng, năm năm cặm cuội với công việc, với sương gió cuộc đời tóc trên đầu bạc lúc nào không hay, da nhăn, mắt hằn vết chân chim lúc nào không biết.

Tháng tháng, năm năm cặm cuội với công việc, với sương gió cuộc đời tóc trên đầu bạc lúc nào không hay, da nhăn, mắt hằn vết chân chim lúc nào không biết.

Và tôi cũng đã từng được nghe, được chứng kiến các trường hợp con cái bỏ rơi cha mẹ lúc tuổi già, không phụng dưỡng chăm sóc….Có một nhà kia cha mẹ nuôi con trưởng thành no ấm, cha mẹ xây cho nhà cửa, nhà có hai chiếc xe Honda, nhưng chân mẹ không có dép đi chùa lấy hai bì ni lông bao chân lại cho bớt đau, lội bộ đến chùa…

Sinh ra trong cõi này, trong kiếp người, cứ như là định mệnh. Cứ phải xây dựng gia đình sinh con đẻ cái nuôi dưỡng trưởng thành, để rồi may phước thì chúng nó nhớ cho: “miếng bánh cục đường, lon sữa…”. Vô phước thì chúng nó quên, phán cho một câu nhói lòng: “Già rồi ngủ chi cho nhiều, ăn chi cho lắm! Lỡ hàm răng còn chắc chưa rụng nó phán cho: Răng không rụng ăn hết phần của con cháu”.

Lễ Vu Lan, mùa báo hiếu năm nay chùa không cài bông hồng, không tổ chức lễ Vu Lan lớn như những năm trước vì dịch bệnh Covid-19, trong một đêm mưa gió bời bời của tiết trời tháng bảy, tôi ghi lại vài dòng tâm tư ngổn ngang thương nhớ, xem đây là một bông hồng tôi cài cho anh, cho chị, cho em… trong ngày Vu Lan báo hiếu. Rất mong tất cả chúng ta luôn nhớ ân đức sinh thành.

Hướng dẫn cách tụng và tải kinh Vu Lan

loading...