Kiến thức

Vui thích với sắc sẽ như thế nào?

Chủ nhật, 07/09/2021 03:19

Vui thích với sắc (於色喜樂, ư sắc hỉ lạc) là tên Kinh được ghi trong bài kệ tóm tắt[1]. Bài Kinh dạy người vô tri không giải thoát được đau khổ, bởi nhìn nhận ngũ uẩn là thường hằng, là cái riêng có của mình:

“Ai yêu thích sắc, thì cũng yêu thích khổ. Ai yêu thích khổ thì đối với khổ không được giải thoát.

“Cũng vậy, ai yêu thích thọ, tưởng, hành và thức, thì cũng yêu thích khổ. Ai yêu thích khổ thì đối với khổ không được giải thoát.

Vô tri đi liền với tà kiến. Không phải người vô tri thích khổ ( 苦愛喜, khổ ái hỉ)  mà người vô tri thấy khổ là lạc. Tâm ý người vô tri luôn hướng về ái dục. Ưa thích vẻ bên ngoài của sắc thân. Người vô tri, đôi khi chính mình tự che lấp sự thật.

Tư tưởng ỷ dâm dục

Tự phú vô sở kiến

思  想  猗  婬  欲

自  覆  無  所  見[2]

Vướng mắc vào sắc dục là căn nguyên của đau khổ.

Vướng mắc vào sắc dục là căn nguyên của đau khổ.

Vướng mắc vào sắc dục là căn nguyên của đau khổ. Chỉ có tuệ giác chân thực, tức là phải có chánh kiến, chánh tư duy mới có khả năng phân biệt đâu là khổ đâu là lạc. Chỉ có tuệ giác giúp thấy rõ được bản chất vô thường, khổ, không, vô ngã. Tuệ giác giúp người học Phật thấy được đối với sắc phải sinh nhàm chán (則生厭離, tắc sanh yếm ly), từ đó có khả năng ly dục, đoạn trừ khổ não. Phật dạy:

“Này các Tỳ-kheo, ai không yêu thích sắc, thì sẽ không thích khổ. Ai không yêu thích khổ, thì đối với khổ sẽ được giải thoát.

“Cũng vậy, ai không yêu thích thọ, tưởng, hành, thức thì sẽ không thích khổ. Ai không thích khổ, thì đối với khổ sẽ được giải thoát.”

Tuệ giác là ánh sáng, giúp người học Phật không lầm tưởng khổ là lạc, giúp cuộc sống an lạc hơn.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Dưới đây là bài Kinh Vô tri trong Tạp A Hàm Kinh:

KINH TẠP A-HÀM

KINH 7. HỶ LẠC SẮC

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Ai yêu thích sắc, thì cũng yêu thích khổ. Ai yêu thích khổ thì đối với khổ không được giải thoát.

“Cũng vậy, ai yêu thích thọ, tưởng, hành và thức, thì cũng yêu thích khổ. Ai yêu thích khổ thì đối với khổ không được giải thoát.

“Này các Tỳ-kheo, ai không yêu thích sắc, thì sẽ không thích khổ. Ai không yêu thích khổ, thì đối với khổ sẽ được giải thoát.

“Cũng vậy, ai không yêu thích thọ, tưởng, hành, thức thì sẽ không thích khổ. Ai không thích khổ, thì đối với khổ sẽ được giải thoát.”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Kệ tóm tắt:

Vô thường và khổ không,

Phi ngã, chánh tư duy,

Có bốn kinh vô tri,

Cùng hỷ lạc nơi sắc.

[1] https://legacy.suttacentral.net/lzh/sa7

[2] Kệ thứ 2, Phẩm thú 32, Phẩm Ái Dục, Kinh Pháp Cú

loading...