Kiến thức

Vun trồng cội rễ thiện lành

Chủ nhật, 22/10/2022 09:51

Nếu chúng ta coi việc tu tập như quá trình lớn lên của một cái cây, thì tín - niềm tin (saddha) như hạt giống, vì tín căn khởi đầu cho việc thúc đẩy sự tu tập tiến bộ và thêm nữa, tín căn sẽ vun bồi cho tự thân thiện pháp mỗi khi phát triển.

Audio

Bài pháp thoại do ngài trưởng lão Tỳ-kheo Bodhi giảng năm 1978. In lần đầu năm 1978, tái bản năm 1990 bởi Buddhist Pubication Society (BPS) - Kandy, Sri Lanka

Những bài pháp được thuyết bởi Đức Phật về sự hành trì tu tập đều thể hiện trên 2 khía cạnh: tự mình chuyển hóa và tự mình liễu tri, thông qua việc giải phóng triệt để khổ đau.

Tự mình chuyển hóa là để hết tâm trí vào việc gạn lọc những điên đảo vọng tưởng và thay vào đó các tâm tưởng thuần tịnh để tự lợi, lợi tha.

Tự mình liễu tri là sự vượt khỏi khái niệm ngữ ngôn, bằng cách minh sát sâu sắc về bản chất trống rỗng, không thực có của Danh - Sắc, cái mà chúng ta thường bồi đắp chúng trở thành "ta" và "của ta" (Hán: "ngã" và "ngã sở").

Khi cả hai khía cạnh trên đạt tới đỉnh cao, thì khổ đau được tách bạch hoàn toàn nhờ sự tuệ tri và liễu tri về căn nguyên của sự đau khổ - vô minh và ái dục. Chúng sẽ từ từ rơi rụng và không bao giờ trở lui lại nữa. 

Đó là vì những tâm sở bất thiện và tập khí xấu ác vốn được phát xuất từ những hạt giống đã bị chôn vùi sâu dưới tận cùng của tâm thức. Để dọn dẹp gốc rễ phiền não, đồng thời vun bồi sự giải thoát và giải thoát tri kiến, đức Phật đã nêu ra quá trình tu tập từng bước một (Hán: "tiệm tu"). Các pháp môn trong nhà Phật bao gồm sự thực tập theo trình tự và chứng ngộ theo trình tự. Nó không "hoát nhiên đại ngộ" tại một thời điểm như một sự may mắn. Ta có thể thấy, một cái cây hoặc bất kỳ một loài hữu tình nào, nó đâm chồi theo trình tự phải thế: gồm một chuỗi các giai đoạn mà trong đó, như điều tất yếu không thể thiếu, mỗi giai đoạn thừa kế giai đoạn trước và đồng thời nó cũng là tiền đề cho giai đoạn sau, tựa như một hệ quả hiển nhiên. Các giai đoạn chính yếu của quá trình tu tập này là: tu "giới" (sīla), tu "định" (samādhi) và tu "tuệ" (paññā).

Nếu chúng ta coi việc tu tập như quá trình lớn lên của một cái cây, thì tín - niềm tin (saddha) như hạt giống, vì tín căn khởi đầu cho việc thúc đẩy sự tu tập tiến bộ và thêm nữa, tín căn sẽ vun bồi cho tự thân thiện pháp mỗi khi phát triển.

Gốc rễ của sự thực tập là giới (sīla) - những nguyên tắc đạo đức. Đây là thềm thang cho định, từ đó phát triển trí tuệ và thành tựu thánh đạo. Ảnh minh hoạ.

Gốc rễ của sự thực tập là giới (sīla) - những nguyên tắc đạo đức. Đây là thềm thang cho định, từ đó phát triển trí tuệ và thành tựu thánh đạo. Ảnh minh hoạ.

Giới như là gốc rễ, vì giới sẽ chế tác nền tảng vững chãi cho sự tinh cần, cũng như rễ có chức năng tạo sự vững vàng cho cây.

Định như là thân cây, biểu trưng cho sức mạnh kiên cố, không gì có thể giao động được, cứ như thế mà tĩnh tại.

Và tuệ như là cành nhánh, mang đến những hoa thơm giác ngộ và trái ngọt giải thoát.

Sự vững chãi trong đời sống tâm linh giống như sức sống của một cái cây, phụ thuộc vào bộ rễ có khỏe mạnh hay không. Nếu chỉ là một cái cây với bộ rễ yếu ớt và nông cạn thì cây không thể vươn cao, dù có lớn lên cũng èo uột và cằn cỗi. Đời sống tâm linh mà không có nền tảng vững chãi thì tăng trưởng vô tội vạ, sẽ không ra được hoa trái cho sự tu tập.

Nhằm trau dồi đạo hạnh trên lộ trình giải thoát, ngay từ ban đầu phải nuôi dưỡng, vun xới cho gốc rễ tâm linh thật tốt, không thế thì hệ quả chỉ có thể là thất bại, ảo tưởng và thậm chí còn là sự nguy hiểm. Gốc rễ của sự thực tập là giới (sīla) - những nguyên tắc đạo đức. Đây là thềm thang cho định, từ đó phát triển trí tuệ và thành tựu thánh đạo.

loading...